Thứ ba 17/09/2024 06:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

"Thung lũng Silicon TPHCM" nhiều năm bỏ hoang, thành bãi chăn bò

14:34 | 22/02/2023

Sau 7 năm khởi công, dự án Công viên Sài Gòn Silicon vẫn chậm tiến độ, trở thành nơi chăn thả bò. Do đó, TPHCM sẽ thu hồi giấy phép đầu tư dự án trong năm nay.

Do nhiều hạng mục chậm tiến độ, ngày 14/2 vừa qua, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, thông tin, địa phương sẽ thực hiện thu hồi giấy phép đầu tư đối với dự án công viên Sài Gòn Silicon (Saigon Silicon City).

Dự án được xem là "thung lũng Silicon" của TPHCM, khởi công năm 2015, do Công ty cổ phần công viên Sài Gòn Silicon làm chủ đầu tư. Với diện tích 52ha, tổng vốn đầu tư dự án khoảng 860 tỷ đồng, nằm tại Khu Công nghệ cao TPHCM.

Dự án Saigon Silicon City được cấp giấy chứng nhận chủ đầu tư vào ngày 27/4/2014 và động thổ ngày 10/11/2015. Saigon Silicon City cũng được thành phố San Francisco cấp giấy chứng nhận trực thuộc mô hình Silicon Valley (Mỹ).

Mục đích của việc xây dựng dự án là nhằm thu hút các doanh nghiệp là người Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ công nghệ cao.

Sau nhiều năm, dự án chậm xây dựng các hạng mục công trình đầu tư. Kể từ năm 2019 đến nay, dự án Sài Gòn Silicon City gần như dừng lại, tại công trường không có công nhân thi công. Diện tích đất rất lớn của dự án được bàn giao từ năm 2016 vẫn bỏ trống dẫn đến hoang phí.

Ghi nhận trưa 16/2, hai bên đường D1 là hạng mục tòa nhà trung tâm quản lý điều hành dự án đang dang dở, ngưng thi công từ lâu. Một trong 4 tòa nhà quản lý điều hành mới xong phần thô.

Theo thiết kế, tòa nhà điều hành gồm 4 tòa nhà cao 5 tầng đối xứng nhau, với tổng mức đầu tư 480 tỷ đồng, rộng 40.000m2. Đây sẽ là trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ cao của thành phố.

Một tòa nhà điều hành khác mới xây xong phần móng và tầng 1, các thanh sắt trơ trọi nhô lên. Xung quanh tòa nhà có vài căn nhà dựng tạm, cỏ mọc um tùm.

Trong tầng 1 tòa nhà điều hành đang thi công dang dở, vật liệu xây dựng vẫn chất ngổn ngang.

Trong quá trình thực hiện, nhiều hạng mục công trình của dự án bị chậm tiến độ. Suốt thời gian dài, phần lớn diện tích đất của dự án bị hoang hóa, làm nơi chăn thả gia súc. Do đó, lãnh đạo UBND TPHCM đề nghị các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm các vấn đề của dự án để thu hồi đất trong năm 2023.

Đàn bò của người dân đang ung dung ăn cỏ trong khu đất dự án công viên Sài Gòn Silicon trị giá hàng trăm tỷ.

Bảng thông tin dự án nêu rõ chủ đầu tư là Công ty cổ phần công viên Sài Gòn Silicon, nhà thầu chính là Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình và phối cảnh công trình, nay đã rách nát và bạc màu.

Khu đất dự án hiện bị cỏ dại vây kín, những ống cống xếp chồng lẫn trong các bụi cỏ.

Dự án Saigon Silicon City là 1 trong 4 dự án chậm triển khai bên trong Khu Công nghệ cao TPHCM. Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao, cho biết, 3 dự án khác đã được thu hồi. Riêng dự án Saigon Silicon City phải báo cáo công tác về đầu tư theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi.

Theo Hải Long - Phương Nhi/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

    (Xây dựng) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân. Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

  • Cuốn theo dòng lũ

    (Xây dựng) – Đô thị Việt Nam với điển hình nhiều tỉnh, thành tọa lạc dọc theo các con sông lớn hoặc ven bờ biển và mối quan hệ của cư dân với những khu vực này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các khu vực ven sông và bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và nước dâng, đặc biệt khi hệ thống đê điều không còn đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ.

  • Quảng Nam: 17 đội thi tham gia tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khai mạc cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

  • Hà Nội “hồi sinh” những cây xanh bị ngã đổ sau mưa bão như thế nào?

    (Xây dựng) – Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội bị gãy đổ trong những ngày qua, dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi là bài học đắt giá cho các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác cắt tỉa cây xanh nhằm chuẩn bị cho mùa mưa bão cũng như việc chăm sóc, nuôi trồng cây xanh ra sao để phù hợp với điều kiện phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội.

  • Lào Cai: Hơn 10.000 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi

    (Xây dựng) - Hoàn lưu cơn bão số 3 đã để lại cho Lào Cai những thiệt hại nặng nề, với số người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Đồng thời, làm thiết hại đến các cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, trường học và trạm y tế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load