Thứ ba 17/09/2024 06:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm công tác phòng, chống bão số 3

16:07 | 16/09/2024

(Xây dựng) – Ngày 16/9, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm công tác thực hiện phòng, chống, khắc phục ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn huyện.

Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm công tác phòng, chống bão số 3
Lãnh đạo huyện Lập Thạch chủ trì hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Quang Nghiệp, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Lập Thạch cho biết: Để tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống bão, Huyện ủy đã tổ chức hội nghị triển khai công tác tập trung ứng phó khẩn cấp cơn bão số 3 ngay trong buổi chiều 5/9.

Đồng thời, huyện cũng ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện công tác ứng phó với cơn bão số 3; UBND huyện đã tổ chức hội nghị trực tuyến với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn để quán triệt công tác phòng, chống ứng phó với cơn bão số 3; UBND huyện thành lập 5 đoàn kiểm tra.

Huyện cũng ban hành 66 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ứng phó với cơn bão số 3; chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị thuộc UBND huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực để chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo đảm bảo kịp thời, hiệu quả với tổng số 25 văn bản.

Bên cạnh đó, huyện Lập Thạch cũng xây dựng chương trình phát thanh đặc biệt tuyên truyền về diễn biến cơn bão số 3; tăng thời lượng phát sóng, phát bổ sung vào nhiều khung giờ, tổng số tin, bài thực hiện từ ngày 4/9 đến hết ngày 15/9 là 45 tin, bài với 472 lượt đăng tin, phát sóng.

Cổng thông tin điện tử huyện đã thường xuyên cập nhật thông tin nhanh nhất, chính xác và kịp thời phản ánh công tác chỉ đạo, triển khai ứng phó với bão số 3 trên địa bàn huyện với tổng số trên 45 tin, bài, văn bản chỉ đạo, triển khai. Ngoài hình thức tuyên truyền trên, các cấp các ngành đã thực hiện tuyên truyền trên mạng xã hội; thành lập các nhóm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong phòng, chống bão khi xảy ra.

Ngoài ra, huyện Lập Thạch còn kiểm tra, rà soát và mua sắm, bổ sung vật tư, trang thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn của huyện gồm: Bao tải 30.500 cái, rọ sắt 220 cái, phao tròn cứu sinh 360 cái, áo phao 330 cái, bạt chắn sóng 2.500m2; cấp phát áo mưa, đèn pin, ủng, mũ cối cho ban chỉ đạo và cán bộ thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu khi tình huống xảy ra.

Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm công tác phòng, chống bão số 3
Toàn cảnh hội nghị.

Đồng chí Hoàng Long Biên, Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch nêu rõ: Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão, trên địa bàn huyện đã có 2 người chết; thiệt hại về cơ sở vật chất ước khoảng nhiều tỷ đồng, trong đó có một số ngôi nhà vị tốc mái, một số diện tích lúa bị ngập úng,… Huyện đã chỉ đạo các ngành, các cấp khẩn trương khắc phục sự cố thiên tai để sớm ổn định đời sống sinh hoạt và sản xuất.

Tại hội nghị các đại biểu đã tập trung thảo luận, tham gia ý kiến về công tác lãnh, chỉ đạo và khắc phục hậu quả sau bão tại đơn vị, địa phương mình.

Kết luận hội nghị, đồng chí Lê Quang Nghiệp, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Lập Thạch đánh giá cao tinh thân trách nhiệm của các thành viên trong Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện và các cấp các ngành của huyện.

Trên tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, huyện Lập Thạch đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong đó các lực lượng quân đội, công an của tỉnh, của huyện, quân sự huyện và Lữ đoàn 204 – Binh chủng pháo binh, dân quân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ, các ban, ngành, đoàn thể đóng vai trò nòng cốt trong công tác ứng cứu, cứu trợ. Đặc biệt là công tác huy động lực lượng tham gia hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bão, lũ sớm khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống của nhân dân.

Đồng chí Lê Quang Nghiệp đề nghị trong thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn và các cấp, các ngành kiểm tra, rà soát lại các trọng điểm xung yếu, nguy cơ sạt lở và các điểm mới phát sinh; thực hiện cắm biển cảnh báo nguy cơ sạt lở và các điểm mới phát sinh.

Huyện Lập Thạch tiếp tục kiểm tra hệ thống các công trình giao thông thủy lợi sau bão và có kế hoạch duy tu, sửa chữa kịp thời; chỉ đạo, hướng dẫn người dân khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất, nhanh chóng ổn định đời sống; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo của ngành y tế. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc tự khắc phục khó khăn khi xảy ra bão, lũ lụt, tránh sự ỉ lại vào cấp uỷ, chính quyền và các lực lượng trợ giúp…

Bích Huệ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

    (Xây dựng) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân. Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

  • Cuốn theo dòng lũ

    (Xây dựng) – Đô thị Việt Nam với điển hình nhiều tỉnh, thành tọa lạc dọc theo các con sông lớn hoặc ven bờ biển và mối quan hệ của cư dân với những khu vực này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các khu vực ven sông và bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và nước dâng, đặc biệt khi hệ thống đê điều không còn đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ.

  • Quảng Nam: 17 đội thi tham gia tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khai mạc cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

  • Hà Nội “hồi sinh” những cây xanh bị ngã đổ sau mưa bão như thế nào?

    (Xây dựng) – Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội bị gãy đổ trong những ngày qua, dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi là bài học đắt giá cho các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác cắt tỉa cây xanh nhằm chuẩn bị cho mùa mưa bão cũng như việc chăm sóc, nuôi trồng cây xanh ra sao để phù hợp với điều kiện phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội.

  • Lào Cai: Hơn 10.000 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi

    (Xây dựng) - Hoàn lưu cơn bão số 3 đã để lại cho Lào Cai những thiệt hại nặng nề, với số người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Đồng thời, làm thiết hại đến các cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, trường học và trạm y tế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load