-
(Xây dựng) - Ngày 30/1 (tức Mùng 9 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), UBND huyện Tuy An phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên tổ chức Ngày hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng tranh cúp PTP để chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2023) và mừng Xuân Quý Mão 2023.
-
(Xây dựng) – Trong hai ngày 28 và 29/1 (mùng 7 và 8 Tết), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình Vui xuân Quý Mão 2023 - Sắc thái văn hóa Bắc Ninh. Theo đó, chương trình sẽ mang tới cho du khách Thủ đô những trải nghiệm thú vị về di sản văn hóa vùng Kinh Bắc.
-
(Xây dựng) – Sau 2 năm không tổ chức do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm 2023, Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, Hà Nội) tiếp tục được tổ chức theo nghi thức truyền thống địa phương gồm phần Lễ và phần Hội, diễn ra vào các ngày 27, 28, 29/01/2023 (tức các ngày mùng 6, mùng 7, mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão).
-
(Xây dựng) - Khu chung cư ấy bỗng nhiên xuất hiện một con mèo hoang mà lại đang có bầu. Không ai biết nó từ đâu tới, nhưng chắc chắn nó là một con mèo đẹp. Lông trắng tinh pha những mảng đen xám, có thêm một vệt lông đen vòng dưới đôi mắt to và một cái đuôi dài không dị tật. Tóm lại là một con mèo đẹp, có bầu xuất hiện và chẳng có mấy ai quan tâm. Con mèo trông mệt mỏi, ngơ ngác và luôn lảng tránh mọi người. Nhưng nó có vẻ không sợ ai vì thường xuyên xuất hiện lúc chập tối, khi mọi người hay mang rác ra bỏ vào thùng sau bữa ăn. Hay buổi khuya khi các hàng quán bắt đầu đóng cửa. Cũng dễ hiểu thôi, nó phải sống và còn chuẩn bị nuôi con nữa. Vài bữa sau đó, cầu thang khu phố có nghe tiếng mèo con và không ai biết chúng kêu từ đâu.
-
(Xây dựng) - Trước cổng nhà mỗi người dân Tênh Phông quê tôi đều trồng một cây lềnh si. Cuối tháng Chạp, thời tiết càng rét, hoa lềnh si càng chen chúc nở dày, ban đầu đỏ rực, sau một đêm thì ngả màu đỏ thẫm như vết thương chưa kịp liền sẹo, giữa nền trời âm u mây mù và mặt đất sam sam băng giá. Ấy là lúc sau một chuyến thiên di khắc nghiệt, đàn chim voan nắng khấp khởi trở về, đậu trên chót vót cành cao, thiết tha gọi tết...
-
(Xây dựng) - Ngày tôi buồn bã nhất cuộc đời gọi điện thoại ra Hà Nội than thở, chị gái thân thiết từ thuở 18 bảo "từ từ rồi tính em". Tôi muốn thay đổi nên cái "từ từ" nó đốt tâm can tôi lúc âm ỉ, lúc rực cháy khiến cho "phao cứu sinh" của tôi cũng sốt ruột đành ra tay nhờ vả bạn bè. Không lâu sau đó tôi từ giã quê hương vào sống ở Biên Hoà.
-
(Xây dựng) - “Đám cưới chuột” là tên mà người đời vẫn gọi bức tranh một cách nôm na; còn tên chữ của nó (và cũng là ý nghĩa xã hội của nó) thì như 4 chữ ở góc trái phía trên tranh là “Lão - thử - thủ- thân” (chuột già phòng thân) cơ. Đây là bức tranh dân gian nổi tiếng của làng tranh Đông Hồ. Do dốt đặc về hội họa, nên tôi chẳng dám lạm bàn về tính nghệ thuật của bức tranh, mà chỉ xin ghi lại một vài ý nghĩ tâm đắc về ý nghĩa xã hội của nó.
-
(Xây dựng) - Muộn đông, cao nguyên bồng bềnh mây trắng ngút rừng xanh. Cuối chiều mây la đà mềm như bàn tay thiếu nữ lướt chạm bờ môi chàng trai nhung nhớ. Xuân dịu dàng trở dạ, mây mù giăng kín lối. Đường lên cao nguyên ngày xuân muôn sắc màu váy áo, thong dong vó ngựa lối sống ngàn xưa, dìu dặt tiếng khèn ngày hội, rêu phong miền cao cổ tích...
-
(Xây dựng) - Từ ngày cất tiếng khóc chào đời, đến lúc bước chân đi qua đỉnh dốc cuộc đời, em đã đủ thấm đẫm trong mình nồng nàn sương núi. Những con dốc cõng tuổi thơ em đi qua tháng ngày thông reo vi vu nhập nhòa mây khói của đất trời cao nguyên, khiến em không nỡ lòng từ bỏ để đến chốn phồn hoa. Ấy là em đang nói đến một phố nhỏ thân thương, nơi đã cưu mang em từ bấy đến giờ. Phố đã cho em những cảm xúc trong veo, quyện hòa đến nỗi, khi gặp một phố khác mang dáng dấp quê hương, em cũng ngỡ ngàng bởi cái tình quyến luyến, thân thương.
-
(Xây dựng) - Tết bắt đầu từ ngày mùng một, tháng Giêng, theo lịch cổ truyền mà ta quen gọi là âm lịch - thật ra phải gọi là âm - dương hợp lịch, vì “tháng” được tính theo trăng (từ “mùng một lá trai, mùng hai lá lúa - đến ba mươi không trăng); còn “24 tiết” trong năm được định theo mặt trời. Ấy là không kể lịch còn được điều chỉnh theo các vì sao, “nhật - nguyệt - tinh” đều được tham chiếu để làm lịch. Do đó, âm lịch không phải là lịch thuần âm hay thuần dương.
-
(Xây dựng) – Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt xuất hiện từ lâu, là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của biết bao thế hệ. Tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Năm 2016, di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày nay, tín ngưỡng này vẫn được nhân dân các nơi trên cả nước lưu truyền và thờ phụng từ đời này qua đời khác.
Tin bài cuối cùng
- Nam Định: Hội chợ Viềng đón hàng nghìn người du xuân đầu năm mới
- Triệu Sơn (Thanh Hóa): Đảm bảo an toàn cho du khách tại quần thể di tích Am Tiên
- Bình Định: Kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2023)
- Mê Linh (Hà Nội): Rộn ràng chào đón Lễ hội đền Hai Bà Trưng
- Vui xuân Quý Mão 2023 - Sắc thái văn hóa Bắc Ninh