Thứ ba 07/01/2025 12:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

16:55 | 05/01/2025

(Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh phát biểu chào mừng Hội thảo.

Ngày 5/1, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hoá phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định” với sự tham dự của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các võ sư trong và ngoài nước.

Võ cổ truyền Bình Định ra đời, phát triển trên vùng đất Bình Định và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Với người Bình Định, thực hành, luyện tập võ không chỉ nhằm tự vệ và rèn luyện sức khoẻ mà còn là phương cách trau dồi, truyền dạy tâm tính, đạo đức, giá trị, và triết lý, đạo lý sống của các cá nhân, cộng đồng. Trong đời sống xã hội đương đại, võ cổ truyền Bình Định được duy trì và phát triển ngày càng sâu rộng với sự đa dạng của các loại hình, môn phái, không gian truyền dạy cũng như sự gắn kết của võ cổ truyền với các loại hình văn hoá, nghệ thuật khác.

Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại Hội thảo.

Trong những năm qua, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các ngành liên quan tổ chức khảo sát, sưu tầm các bài quyền, binh khí, chân dung các cố võ sư, võ sư tiêu biểu tại các võ đường trong và ngoài tỉnh; tổ chức thành công 08 kỳ Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam, kỳ liên hoan đầu tiên được tổ chức vào năm 2006, đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, quảng bá, giới thiệu võ cổ truyền đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước.

Với những nỗ lực, cố gắng đó, năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ghi danh võ cổ truyền Bình Định vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 12 năm sau, năm 2024, võ cổ truyền Bình Định đã chính thức làm hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định
Võ cổ truyền Bình Định được duy trì và ngày càng phát triển sâu rộng.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh cho biết: Để giảm thiểu nguy cơ di sản bị mai một, đảm bảo sức sống của di sản cho hiện tại, tương lai và cho sự phát triển bền vững của võ cổ truyền Bình Định, Hội thảo hôm nay là cơ sở rất quan trọng để tỉnh Bình Định hoàn thiện hồ sơ khoa học “Võ cổ truyền Bình Định” đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Tuấn Thanh, Hội thảo còn là diễn đàn học thuật quan trọng để các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước cùng làm rõ những vấn đề khoa học về Võ cổ truyền và những vấn đề khoa học khác liên quan đến võ cổ truyền từ góc độ di sản văn hóa phi vật thể. Với mục tiêu cao nhất là hướng tới công tác bảo vệ và phát huy giá trị của di sản võ cổ truyền nói chung và võ cổ truyền Bình Định nói riêng từ góc độ di sản văn hóa phi vật thể; hướng đến việc huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng thực hành di sản, giảm thiểu nguy cơ di sản bị mai một.

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho biết: Võ cổ truyền Bình Định, với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy. Việc xây dựng hồ sơ võ đệ trình UNESCO ghi danh là một nhiệm vụ quốc gia, không chỉ hướng tới mục đích bảo vệ di sản cho thế hệ hiện tại và tương lai, mà còn là cơ hội để giới thiệu tinh hoa văn hóa Việt Nam với thế giới, khẳng định vị thế của Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung trên bản đồ di sản văn hóa toàn cầu.

Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định
Hội thảo thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các võ sư trong và ngoài nước.

“Việc xây dựng hồ sơ ghi danh võ cổ truyền Bình Định vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ mang lại niềm tự hào lớn lao, đồng thời đặt lên vai chúng ta trách nhiệm bảo vệ và phát huy di sản một cách bền vững. Với vai trò là cơ quan quản lý văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, cộng đồng chủ thể, và các chuyên gia trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này”, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho hay.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã có 52 bài tham luận tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính: Võ cổ truyền Bình Định từ góc nhìn di sản văn hoá phi vật thể; Võ cổ truyền Bình Định - bản sắc địa phương, biến đổi và hội nhập; Bảo vệ và phát huy di sản võ cổ truyền Bình Định trong bối cảnh đương đại và Bài học từ các quốc gia về bảo vệ và phát huy di sản võ… nhằm làm rõ những vấn đề khoa học về võ cổ truyền và những vấn đề khoa học khác liên quan đến võ cổ truyền từ góc độ di sản văn hóa phi vật thể.

Thu Loan

Theo

Xem thêm
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

    08:14 | 03/01/2025
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

    20:57 | 01/01/2025
  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

    15:16 | 01/01/2025
  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

    09:37 | 01/01/2025
  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

    09:31 | 01/01/2025
  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

    18:15 | 30/12/2024
  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

    10:57 | 29/12/2024
  • Phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

    Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương, diện mạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ngày càng khang trang. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với khu di tích được bảo tồn, phát huy hiệu quả.

    08:04 | 29/12/2024
  • Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    11:40 | 28/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load