Thứ ba 17/09/2024 06:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thừa Thiên – Huế: Lên phương án “làm đẹp” cây xanh đô thị trước mùa mưa bão

14:40 | 16/09/2024

(Xây dựng) - Mùa mưa bão đang đến gần, với mật độ cây xanh dày đặc, trong đó có nhiều cây cổ thụ, cây lâu năm… có nguy cơ ngã, đổ bất cứ lúc nào. Do vậy, UBND thành phố Huế (Thừa Thiên – Huế) đã chỉ đạo Trung tâm công viên cây xanh Huế thống kê hiện trạng cây xanh và lên phương án cắt tỉa, hạ độ cao… nhằm bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị trong mùa mưa bão.

Thừa Thiên – Huế: Lên phương án “làm đẹp” cây xanh đô thị trước mùa mưa bão
Rút kinh nghiệm từ những mùa mưa bão trước, việc cắt tỉa cây xanh đô thị năm nay được gấp rút triển khai từ sớm, đảm bảo hoàn thành trước khi mùa mưa bão đến.

Ông Lê Như Chinh, Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho biết: Hiện đơn vị đang quản lý gần 64.000 cây xanh, với hơn 60 loài cây, như bằng lăng, phượng vàng, phượng đỏ, muối, long não… Rút kinh nghiệm từ những mùa mưa bão các năm trước, năm nay UBND thành phố Huế giao Trung tâm Công viên cây xanh Huế khảo sát, thống kê hiện trạng cây xanh tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố để lên phương án cắt tỉa, hạ độ cao… Đồng thời, thống kê những cây già cỗi, hư mục, gốc rễ nguy hiểm dễ ngã đổ đề xuất UBND thành phố Huế phê duyệt phương án chặt hạ nhằm bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị, cũng như đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện tham gia giao thông.

Bắt đầu từ tháng 7/2024, dựa trên số liệu điều tra khảo sát hệ thống cây xanh ở các tuyến đường, trong đó ưu tiên những tuyến đường trung tâm thành phố, Trung tâm đã huy động nhân lực và phương tiện tiến hành cắt tỉa cây, hạ độ cao, tạo thông thoáng, tạo độ nhẹ cho cây đảm bảo an toàn và tránh gãy đổ, kết hợp việc chăm sóc, bảo vệ cây. Việc cắt tỉa cây xanh đô thị được gấp rút triển khai từ sớm, đảm bảo hoàn thành khi mùa mưa bão đến nhằm hạn chế thiệt hại.

Ngoài cắt tỉa, hạ độ cao nhằm bảo vệ hệ thống cây xanh trong mùa mưa bão, Trung tâm Công viên cây xanh Huế thường xuyên bổ sung, chỉnh trang hệ thống cây xanh tại các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố và các công viên, điểm xanh trên địa bàn. Trong đó, công tác quy hoạch cây xanh tại 189 tuyến đường đã và đang triển khai theo tiêu chí 1 tuyến đường dài 2km trồng không quá 2 chủng loại cây, như: Đường Lê Lợi gắn với cây long não, phượng vàng; đường Đống Đa trồng me tây; đường Nguyễn Huệ trồng phượng đỏ, phượng vàng; đường Lý Thường Kiệt tăng cường cây muối (nhội); đường Hai Bà Trưng trồng bàng Đài Loan… Trong đó, các loại cây chủ đạo được trồng trên các tuyến phố là bằng lăng, phượng.

Thừa Thiên – Huế: Lên phương án “làm đẹp” cây xanh đô thị trước mùa mưa bão
Trung tâm Công viên cây xanh Huế đang quản lý khoảng 64.000 cây xanh các loại, trong đó có hàng trăm cây cổ thụ có giá trị.

Ông Lê Như Chinh, Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho biết: Đơn vị luôn sưu tầm, chọn lọc, nhân giống những chủng loại cây phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tại địa phương để đề xuất trồng mới, trồng thay thế các chủng loại không phù hợp trên các đường phố, công viên, điểm xanh, khu định cư mới nhằm làm phong phú đa dạng, phát triển bền vững hệ thống cây xanh trên địa bàn. Ngoài ra, tăng cường công tác quản lý và phát triển cây xanh đường phố theo đúng quy hoạch, gắn bảng tên và số cây xanh đường phố, cây xanh trong công viên. Đồng thời, thay thế, trồng mới, trồng dặm cây xanh không đúng chủng loại, cây tạp, cây sâu bệnh, già cỗi trên các tuyến đường toàn thành phố.

Cách lựa chọn cây xanh thành phố cũng đưa ra nhiều tiêu chí phù hợp với quy hoạch. Chủng loại cây phải thích hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu địa phương nhằm làm đa dạng, phong phú chủng loại cây trồng, như cây trồng phù hợp với cảnh quan đô thị… Cây được chọn có hoa, tán đẹp, độ phân cành cao, thường xanh quanh năm, ít rụng lá. Cây không thuộc dạng thân giòn, dễ gãy, hệ rễ không thuộc dạng ăn ngang trên mặt đất, không phá vỡ công trình hiện có…

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

    (Xây dựng) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân. Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

  • Cuốn theo dòng lũ

    (Xây dựng) – Đô thị Việt Nam với điển hình nhiều tỉnh, thành tọa lạc dọc theo các con sông lớn hoặc ven bờ biển và mối quan hệ của cư dân với những khu vực này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các khu vực ven sông và bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và nước dâng, đặc biệt khi hệ thống đê điều không còn đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ.

  • Quảng Nam: 17 đội thi tham gia tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khai mạc cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

  • Hà Nội “hồi sinh” những cây xanh bị ngã đổ sau mưa bão như thế nào?

    (Xây dựng) – Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội bị gãy đổ trong những ngày qua, dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi là bài học đắt giá cho các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác cắt tỉa cây xanh nhằm chuẩn bị cho mùa mưa bão cũng như việc chăm sóc, nuôi trồng cây xanh ra sao để phù hợp với điều kiện phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội.

  • Lào Cai: Hơn 10.000 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi

    (Xây dựng) - Hoàn lưu cơn bão số 3 đã để lại cho Lào Cai những thiệt hại nặng nề, với số người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Đồng thời, làm thiết hại đến các cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, trường học và trạm y tế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load