Thứ sáu 09/06/2023 04:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Sở Xây dựng Sơn La: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng bị ảnh hưởng dịch Covid-19

20:14 | 29/05/2021

(Xây dựng) - Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng. Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Sở Xây dựng Sơn La đã tham mưu cho UBND tỉnh nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện để các doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh.

so xay dung son la thao go kho khan cho cac doanh nghiep xay dung bi anh huong dich covid 19
Sở Xây dựng Sơn La đề xuất nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng tháo gỡ khó khăn.

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Sơn La hiện có khoảng 600 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xây dựng, trong đó có 189 doanh nghiệp mới thành lập. Từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng cơ bản duy trì ổn định, có tăng không đáng kể, sản lượng đá xây dựng các loại đạt 434.275m³, xi măng Porland đen 242.411 tấn. Đa số doanh nghiệp ngành Xây dựng gặp khó khăn do quy định đơn giá vật liệu xây dựng của UBND tỉnh thấp hơn giá thực tế ngoài thị trường, thiệt hại cho doanh nghiệp khi thanh toán các dự án đầu tư công; một số dự án đầu tư công đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng chậm được chủ đầu tư giải ngân thanh toán. Bên cạnh đó, thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid-19 tạm dừng thi công một số dự án, một số doanh nghiệp phải cắt giảm lao động.

Tổng giám đốc một công ty đầu tư và xây dựng tại Sơn La cho rằng, ngoài câu chuyện giá vật liệu tăng, những yếu tố đầu vào khác cũng rất đáng lo ngại. "Hiện tại, giá xây dựng các công trình lớn đã tính theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ cần giá thế giới nhích lên là Việt Nam phải điều chỉnh nhưng nhà nước quy định phải chốt giá từ trước, vô tình tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng khi tham gia đấu thầu các công trình. Đáng nói là quy trình, thủ tục kéo dài càng làm khó cho hoạt động đấu thầu, gia tăng chi phí. Ví dụ, từ khâu duyệt dự toán đến đấu thầu và triển khai thực tế cũng mất một năm. Trong thời gian đó, chi phí nhân công bình quân đã tăng ít nhất 15%. Chưa kể, một số cơ chế hiện tại chưa hỗ trợ cho ngành xây dựng hoạt động thuận lợi, vì vậy nhiều doanh nghiệp khó trụ vững", đại diện doanh nghiệp này nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một số nhà thầu chia sẻ: Tiến độ của các công trình bị ảnh hưởng dịch bệnh phải dừng thi công thời gian qua nhưng nhà thầu vẫn bị chủ đầu tư phạt chậm tiến độ. Điều này khiến cho nhiều nhà thầu gặp khó khăn.

Cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

Trước những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 lên ngành Xây dựng, ông Trần Khắc Sơn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Sơn La cho biết: Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Sở đã triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp, cụ thể:

Một là, công bố kịp thời giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng, phù hợp giá cả thực tế của thị trường nơi xây dựng công trình để làm cơ sở cho chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện việc điều chỉnh giá hợp đồng.

Hai là, đề xuất tách riêng các hạng mục công việc có sử dụng thép để áp dụng một công thức nhằm phản ánh sát hơn biến động giá của vật liệu xây dựng, qua đó có chia sẻ hài hòa rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp để bảo đảm tiến độ, chất lượng thi công xây dựng.

Ba là, Sở Xây dựng Sơn La đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, địa phương, cơ quan liên quan. Tích cực nắm bắt, trao đổi, tiếp cận thông tin và kịp thời có các biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Sở; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật trong lĩnh vực xây dựng nhằm cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, không tạo ra “giấy phép con” làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, sinh hoạt của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo số liệu thống kê trong năm 2021, Sở Xây dựng Nghệ An đã xét và cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho 379 cá nhân; cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho 469 tổ chức. Về kinh phí thẩm định: thực hiện chủ trương của Nhà nước, Sở đã thực hiện cắt giảm 50% phí và lệ phí các dịch vụ công tại Sở Xây dựng cho các tổ chức cá nhân như cắt giảm được 850 triệu đồng phí thẩm định thiết kế bản vẽ thi công vốn khác; cắt giảm 225 triệu đồng phí thẩm định thiết kế cơ sở…

Bài: Sở Xây dựng Sơn La tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hội Cấp thoát nước Việt Nam đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành Nước

    (Xây dựng) - Ngày 08/6, tại thành phố Hạ Long (Quang Ninh), Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự và phát biểu tại buổi lễ.

  • Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:  Hoàn thành lời hứa với hơn 20 triệu dân

    (Xây dựng) – Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khánh thành giữa năm 2022, là công trình có ý nghĩa quan trọng, hoàn thành trọn vẹn lời hứa với hơn 20 triệu người dân ĐBSCL.

  • Loạt cao tốc kết nối TP.HCM - miền Tây: Xích lại gần hơn với trung tâm kinh tế lớn

    (Xây dựng) – 1.234 km đường cao tốc từ TP.HCM đi các tỉnh phía Đông, phía Tây và các đường cao tốc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hiện có 3 tuyến đã đưa vào khai thác, 3 tuyến sắp hoàn thành và nhiều tuyến khác đang triển khai; giúp các tỉnh khu vực phía Nam xích lại gần hơn với trung tâm kinh tế lớn TP.HCM.

  • Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng: Tháo gỡ “điểm nghẽn”

    (Xây dựng) – Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, chiếm 18% GDP toàn quốc, với hơn 19,6 triệu người. Toàn vùng có 1 đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương là TP Cần Thơ, 1 đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là TP Mỹ Tho (Tiền Giang), 7 đô thị loại II và 6 đô thị loại III.

  • An Giang: Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng

    (Xây dựng) – Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đặt ra: “Đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch” là một trong ba khâu đột phá. Triển khai nghị quyết, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch giao thông đường bộ và đường thủy đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng hiện đại, đồng bộ với mạng lưới giao thông cấp vùng và khu vực.

  • Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Xây dựng

    (Xây dựng) – Là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước nhưng chất lượng nguồn nhân lực tại khu vực ĐBSCL còn thấp, gây khó khăn cho thu hút đầu tư của các địa phương trong vùng. Trường Đại học Xây dựng Miền Tây đã đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học trong ngành Xây dựng tại khu vực và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load