Thứ ba 19/03/2024 15:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Tĩnh: Doanh nghiệp ngành Xây dựng nỗ lực bắt nhịp và phục hồi trong dịch Covid-19

11:08 | 30/11/2021

(Xây dựng) – Bước vào trạng thái bình thường mới để phục hồi và phát triển kinh tế, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nhưng các doanh nghiệp ngành Xây dựng Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo tiến độ công việc.

ha tinh doanh nghiep nganh xay dung no luc bat nhip va phuc hoi trong dich covid 19
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Hà Tĩnh nỗ lực thích ứng và đảm bảo tiến độ thi công công trình.

Dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Hà Tĩnh. Cùng với khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng đang lao đao do dịch bệnh: Gặp khó khăn trong tập hợp lao động do giãn cách hạn chế sự lây lan của dịch bệnh; việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, phòng dịch tại các công trường ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình, kéo dài thời gian thi công hoặc thi công cầm chừng; cùng với đó, giá thép tăng đột biến; tình hình nợ công kéo dài ở các đơn vị tư vấn, xây lắp; ảnh hưởng chính sách chuyển đổi từ công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng tuynen truyền thống sang công nghệ không nung sử dụng máy móc công nghệ thay lao động thủ công ở các đơn vị sản xuất vật liệu... một số doanh nghiệp thiếu việc làm, thiếu vốn đầu tư, tồn dư sản phẩm lớn phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất..

Ngay sau khi có Nghị quyết 128 của Chính phủ và Văn bản của UBND tỉnh Hà Tĩnh về quy định tạm thời các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả” các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ở Hà Tĩnh song song cùng công tác phòng, chống dịch, đã nỗ lực thích ứng và đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất.

“Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp thì chúng tôi không thể chủ động hoàn toàn, nhưng với việc quy định các mức độ dịch, chúng tôi vẫn có thể đối chiếu tình hình dịch tễ tại địa phương để có kế hoạch hoạt động. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động xây dựng, chúng tôi đã chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch”, ông Phạm Văn Thành - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần XL5 chia sẻ.

Ông Tống Hữu Minh - Giám đốc công ty TNHH Hoàng Minh cho biết: “Dịch bệnh bùng phát trở lại nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng không ít. Tuy nhiên, Công ty sẽ tiếp tục chiến lược kinh doanh của mình là tái cơ cấu tổ chức sản xuất phù hợp với mô hình doanh nghiệp thông minh, hiện đại; tiết kiệm tối đa nhân công; quản lý tốt thất thoát nguyên vật liệu đầu vào… cùng với nghị quyết mới, diễn biến của dịch đều có thể hoạt động sản xuất được, chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phòng dịch nên chúng tôi cũng phần nào yên tâm hơn, đảm bảo tiến độ thi công của công trình”.

ha tinh doanh nghiep nganh xay dung no luc bat nhip va phuc hoi trong dich covid 19
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Tĩnh đã kịp thời động viên, chia sẻ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, công nhân lao động và các hoạt động xã hội trong bối cảnh dịch bệnh.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Phan Thị Mai Hoa - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Tĩnh chia sẻ: “Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, đồng hành cùng doanh nghiệp, người lao động, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Tĩnh đã kịp thời động viên, chia sẻ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, công nhân lao động và các hoạt động xã hội trong bối cảnh dịch bệnh. Cùng với đó, Công đoàn ngành đã phát động thi đua trong toàn ngành.

Các công đoàn cơ sở đã chủ động phối hợp với chuyên môn đồng cấp, căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị trong trạng thái mới cụ thể: Hoá thành các chỉ tiêu, từng đợt thi đua và tổ chức triển khai phát động thi đua đến đoàn viên, công nhân lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, trọng tâm là các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”... Qua các phong trào thi đua đã động viên đoàn viên, công nhân lao động trong ngành tích cực thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập trung ổn định, khắc phục các khó khăn do dịch bệnh”.

Ông Lê Đức Thắng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh Nghiệp tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ và Văn bản của UBND tỉnh Hà Tĩnh về quy định tạm thời các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả”, UBND tỉnh đã quan tâm trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp xây dựng đã khắc phục khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Song song với các giải pháp hỗ trợ của các cấp chính quyền, Sở Xây dựng Hà Tĩnh cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo tiến độ công việc như:

Một là, cộng đồng doanh nghiệp ngành Xây dựng Hà Tĩnh đã nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm và thu nhập cho người lao động; phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng vượt qua thách thức; thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với đất nước.

Hai là, Sở Xây dựng Hà Tĩnh chủ trương kiến nghị với cấp có thẩm quyền rà soát văn bản, lập danh mục và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, kết hợp lồng ghép công tác hỗ trợ pháp lý với thực hiện nhiệm vụ công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, rõ ràng, đầy đủ, thuận lợi cho doanh nghiệp áp dụng.

Ba là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thường xuyên cập nhật thông tin, văn bản chỉ đạo điều hành liên quan trên Trang thông tin điện tử các sở, ngành; Thực hiện kịp thời việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung nhằm công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan theo các nội dung, hình thức đã các cơ quan có thẩm quyền quy định và bằng các hình thức thiết thực và thích hợp khác.

Bốn là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về xây dựng trên địa bàn tỉnh để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Tĩnh có 31 công đoàn cơ sở với tổng số 1.240 Công nhân viên chức lao động, có 1.120 đoàn viên công đoàn, trong đó đoàn viên nữ có 417 người. Đoàn viên công đoàn ngành xây dựng chủ yếu trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước với 28 công đoàn cơ sở, 1.021 đoàn viên, chiếm 91% tổng số đoàn viên toàn ngành; khu vực hành chính sự nghiệp có 03 đơn vị với 99 đoàn viên, chiếm 9%. Thu nhập bình quân của các đơn vị trực thuộc ngành xây dựng đạt 4,9 triệu đồng/người/tháng; điều kiện làm việc của người lao động trong các đơn vị được trang bị cơ bản đảm bảo yêu cầu.

Hà Tĩnh: Doanh nghiệp ngành Xây dựng nỗ lực bắt nhịp và phục hồi trong trạng thái mới tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Phương Uyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tăng cường tuyên truyền bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới

    (Xây dựng) - Thực hiện Hướng dẫn số 88/HD-CĐXD ngày 19/02/2024 của Công đoàn Xây dựng Việt Nam triển khai Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn về đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng hướng dẫn Công đoàn cơ sở triển khai tích cực trong bảo đảm TTATGT; kiên trì xây dựng văn hoá chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông của CBCCVCLĐ; góp phần giảm tai nạn giao thông một cách bền vững và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông.

  • Gia Lai: Phát hiện hàng chục m3 cát trái phép tại huyện Chư Pưh

    (Xây dựng) - Tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra tại suối Ia Ko thuộc địa bàn thôn Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai. Tuy nhiên chính quyền địa phương không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, để hoạt động khai thác “lậu” diễn ra trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên khoáng sản.

  • Thanh Hóa: Khắc phục tồn tại, vi phạm về trật tự xây dựng, sử dụng đất đối với công trình trên địa bàn

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 3489/UBND-KSTTHCNC về việc chỉ đạo khắc phục tồn tại, vi phạm về trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy (PCCC), quản lý sử dụng điện, quản lý, sử dụng đất đối với công trình, cơ sở trên địa bàn tỉnh.

  • Bụi thi công sân bay Long Thành vượt quy chuẩn cho phép

    (Xây dựng) - Kết quả quan trắc từ đầu mùa khô 2023 (tháng 11) đến nay cho thấy, ô nhiễm bụi khu vực thi công Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) vượt quy chuẩn quy định từ 1,24-2,98 lần. Bụi bẩn đã ảnh hưởng rất lớn đến các khu dân cư lân cận và giao thông đi lại của người dân.

  • Vĩnh Phúc: Siết chặt công tác quản lý trật tự xây dựng

    (Xây dựng) – Thời gian qua, các Sở, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác quản lý, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, xử lý dứt điểm các vi phạm, không để phát sinh mới theo tinh thần Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD).

  • Vĩnh Phúc: Hơn 1.000 tỷ đồng cho vay đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

    (Xây dựng) - Thực hiện cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) có hơn 53.700 khách hàng đang vay vốn với tổng dư nợ cho vay của chương trình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load