Thứ ba 10/12/2024 15:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thi công xây dựng tại các công trình trọng điểm phía Nam do dịch Covid-19

11:16 | 30/11/2021

(Xây dựng) – Tình hình diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn nhiều phức tạp, nhưng tại các công trình trọng điểm phía Nam, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và các đơn vị liên quan đã chủ động nhiều phương án tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thi công, vừa đảm bảo tiến độ công trình tại các dự án trọng điểm, vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả.

thao go kho khan trong hoat dong thi cong xay dung tai cac cong trinh trong diem phia nam do dich covid 19
Đoàn công tác của Bộ Xây dựng đi kiểm tra trên các công trình trọng điểm quốc gia như các tuyến cao tốc đang thi công.

Tại các công trình trọng điểm phía Nam, chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị liên quan đã chủ động triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thi công xây dựng trên công trường, vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa duy trì tiến độ công trình, cụ thể như:

Thứ nhất, tại công trường xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 - một trong số ít các công trình giao thông trọng điểm được thi công suốt trong thời điểm dịch diễn ra, đại diện phía chủ đầu tư cho biết, công trình vẫn gấp rút thi công để hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra. Tuy là gấp rút thi công nhưng các đơn vị vẫn phải đảm bảo công tác an toàn và phòng, chống dịch bệnh trên công trường, đảm bảo đúng công tác 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế cũng như mọi công tác khác trên công trường của ngành Xây dựng.

Với đặc thù thi công kết cấu dầm thép, trụ tháp... cần có nhiều nhân lực, chủ đầu tư kiến nghị các cấp, ban, ngành của thành phố tạo điều kiện thuận lợi để nhà thầu linh hoạt xây dựng phương án thi công trong điều kiện tuân thủ đầy đủ quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trước tác động tiêu cực của dịch bệnh và lệnh giãn cách xã hội, nhưng chủ đầu tư đã chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị thi công, đơn vị tư vấn điều chỉnh cách thức quản lý tổ chức thi công và quản lý chất lượng phù hợp với tình hình dịch bệnh. Cụ thể, việc di chuyển, ăn ở cho nhân viên, công nhân được chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn, giám sát, thi công đặc biệt chú ý và khắc phục triệt để. Để làm được điều đó, phía chủ đầu tư cho rằng tất cả các bên đã phải cố gắng gấp 3-5 lần những ngày bình thường, vì theo lý giải, chỉ cần sơ xuất mà có nhân viên hay công nhân trên công trường bị F0 thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền.

Theo ông Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Công tác phía Nam (Bộ Xây dựng), Bộ đã có văn bản hướng dẫn việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên công trường xây dựng, trong đó có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của chủ đầu tư, của nhà thầu, người lao động… và điều kiện an toàn để thi công xây dựng.

Ngoài ra, cũng cần bố trí đủ nhu cầu về nước uống, nước sinh hoạt, khu vực ăn uống, khu vực rửa tay, vệ sinh đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch. Trang bị đủ các trang thiết bị y tế cần thiết để hỗ trợ phòng, chống dịch theo quy định, hướng dẫn của ngành Y tế như: Đo nhiệt độ, khẩu trang y tế, xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay và bảo đảm các biện pháp theo 5K.

Thứ hai, tại khu vực miền Tây Nam bộ gồm dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, dự án cầu Mỹ Thuận 2 và dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng nhận thấy các đơn vị liên quan đã có các bước phòng, chống dịch trên công trường khá tốt.

Theo báo cáo của Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận – đơn vị hiện đang đầu tư dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, dự án có điểm đầu nối với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và điểm cuối nối vào cầu Mỹ Thuận 2 để kết nối với cao tốc Mỹ Thuận – Trung Lương, có tổng mức đầu tư 12.600 tỷ đồng, với chiều dài 51,5km. Dự án đã hoàn thành 39/39 cây cầu với chiều dài 6,5km; phần đường dài 45km đã hoàn thành khoảng trên 81%.

Dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 4.826,23 tỷ đồng, dự án có chiều dài tuyến 22,97km, đi qua 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, có quy mô 06 làn xe (giai đoạn 1 là 04 làn xe), dự kiến hoàn thành năm 2022 và đưa vào sử dụng năm 2023.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện các dự án này đều có một số khó khăn chung cần tháo gỡ, như sự biến động về giá cũng như khan hiếm nguồn vật liệu dẫn đến giá cả tăng mạnh, nhất là giá thép… do đó đã khiến các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn.

Trước tình hình trên, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi các cơ quan liên quan và các địa phương đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các Sở Xây dựng thường xuyên theo dõi, kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.

Các cơ quan liên quan đánh giá tác động của Covid-19 và biến động giá vật liệu xây dựng chủ yếu là thép xây dựng, từ đó, đề xuất các giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực từ tăng giá thép để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu thi công xây dựng.

Thứ ba, tại 3 công trình giao thông trọng điểm khác của thành phố, gồm: Công trình xây dựng cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới; công trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 (trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức) và công trình xây dựng hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), 82 kỹ sư, giám sát, công nhân đang miệt mài thi công xây dựng dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Để bảo đảm thi công an toàn, các nhà thầu duy trì tiến độ thi công theo phương án “3 tại chỗ”, toàn bộ lực lượng nhân sự thi công ăn, ở, làm việc tại công trường, tuân thủ chặt chẽ thông điệp "5K", duy trì giãn cách trong quá trình thi công, thường xuyên xét nghiệm Covid-19 định kỳ.

Đối với 3 công trình giao thông trọng điểm này của thành phố, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh Lương Minh Phúc cho biết, việc thực hiện phương án “3 tại chỗ” để duy trì thi công gặp một số khó khăn, đặc biệt là công tác hậu cần, công tác cung cấp vật tư, nguyên liệu, cấu kiện đúc sẵn...“Trong thời gian tới, Ban sẽ nỗ lực duy trì thi công các dự án trên; phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan trong việc xây dựng các phương án phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp tại công trường”, ông Lương Minh Phúc cho hay.

Đánh giá chung tại các công trường sau chuyến thị sát, Đoàn công tác cho biết, mọi công tác thi công, vận chuyển vật liệu được chủ đầu tư và các đơn vị thi công làm rất tốt mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp. Bên cạnh đó, các công tác khác như tư vấn, giám sát cũng đã cùng với chủ đầu tư có mặt trên các điểm nóng thi công yêu cầu tiến độ.

thao go kho khan trong hoat dong thi cong xay dung tai cac cong trinh trong diem phia nam do dich covid 19
Đánh giá chung tại các công trường sau chuyến thị sát, Đoàn công tác cho biết mọi công tác thi công, vận chuyển vật liệu được chủ đầu tư và các đơn vị thi công làm rất tốt mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp.

Nhận định về công tác triển khai dự án của các chủ đầu tư cũng như các nhà thầu, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, chủ đầu tư đã làm rất tốt, đảm bảo an toàn trên toàn tuyến, vì đây là các dự án trọng điểm nên Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan của 02 dự án cần đảm bảo tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình để đưa dự án vào sử dụng đúng theo tiến độ đã đề ra.

“Phòng, chống dịch là nhiệm vụ then chốt hiện nay để cả công trường được an toàn, an toàn để chúng ta đạt được tiến độ đã đề ra, tuy nhiên các anh cũng phải đặc biệt chú ý đến vấn đề thi công, phải đảm bảo được chất lượng cho công trình vì đây là công trình trọng điểm”, Thứ trưởng lưu ý thêm và cho biết những kiến nghị của các đơn vị, Bộ Xây dựng cũng sẽ có ý kiến với các đơn vị liên quan nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất.

Bài: Tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thi công xây dựng tại các công trình trọng điểm phía Nam do dịch Covid-19, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Phương Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quốc Oai (Hà Nội): Sức bật từ phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

    (Xây dựng) - Với sự bền bỉ, quyết tâm cùng những cách làm hay, linh động và hiệu quả, huyện Quốc Oai đã tạo nên sức bật trong xây dựng nông thôn mới, đưa phong trào phát triển sâu rộng, nhận được sự vào cuộc, đồng thuận, ủng hộ tích cực từ chính quyền các cấp đến bà con nhân dân các địa phương.

  • Hà Nội: Huyện Mê Linh tăng tốc về đích nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mê Linh (Hà Nội) trong thời gian qua đã làm thay đổi toàn diện bức tranh thôn quê, hình thành những miền quê đáng sống. Diện mạo thôn quê nhờ đó khởi sắc về mọi mặt, đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng được tăng lên.

  • Quảng Ninh có tân Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) - Ông Phạm Đức Ấn, 54 tuổi, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Agribank được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021-2026, tại Kỳ họp lần thứ 24 HĐND tỉnh Quảng Ninh, ngày 10/12.

  • Quảng Ngãi chủ động ứng phó mưa lớn

    (Xây dựng) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi vừa có Công điện đề nghị các sở, ngành, địa phương chủ động ứng phó mưa lớn gây nguy cơ sạt lở đồi, núi, lũ quét tại khu vực miền núi, ngập úng vùng trũng, thấp của tỉnh.

  • Gửi đi một ước nguyện, nhận lại phép nhiệm màu

    (Xây dựng) - Mùa lễ hội Giáng sinh đã trở thành hoạt động thường niên tại Tập đoàn Mường Thanh và thông điệp mùa Giáng sinh năm nay là "Gửi đi một ước nguyện, nhận lại phép nhiệm màu". Một thông điệp thật đặc biệt sâu lắng và ý nghĩa sẽ là nội dung chính trong mùa giáng sinh năm nay.

  • Dải phân cách bằng bê tông cố thép đúc sẵn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

    (Xây dựng) - Thời gian vừa qua, nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra khi các phương tiện tông vào dải phân cách bê tông cốt thép lắp ghép đúc sẵn gây thiệt hại nghiêm trọng. Đặc biệt, dải phân cách sau khi va chạm lao qua làn đường ngược chiều, có nguy cơ gây tai nạn liên hoàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load