Thứ bảy 20/04/2024 10:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quảng Bình: Trang trại lao đao vì chính quyền chậm ra quyết định thu hồi đất, áp giá đền bù chưa phù hợp

15:30 | 12/12/2019

(Xây dựng) - Từng là cơ sở nuôi cá chình xuất khẩu và chăn nuôi thực phẩm sạch đầu tiên ở Quảng Bình, tuy nhiên, rủi ro trong làm ăn cũng như bị thu hồi đất sản xuất, áp giá đền bù chưa thỏa đáng khiến trang trại Phú Hưng không khỏi lao đao.

quang binh trang trai lao dao vi chinh quyen cham ra quyet dinh thu hoi dat ap gia den bu chua phu hop
Khu vực công trình đi qua phần đất của người dân tại xã Nghĩa Ninh.

Bồi thường chậm, dân bất lợi

Năm 2014, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Phú Hưng (xin gọi là Công ty Phú Hưng) được thành lập, cùng với các hộ gia đình ông Đào Hữu Khuyến, ông Đặng Văn Trường hợp tác đầu tư cơ sở nuôi cá chình xuất khẩu và chăn nuôi thực phẩm sạch, trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh ngày 20/8/2014, lấy tên gọi là trang trại Phú Hưng. Vị trí khu đất được lựa chọn làm cơ sở nuôi tại thôn 8, xã Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới.

Trang trại đã được UBND thành phố Đồng Hới cấp giấy chứng nhận trang trại tổng hợp, được Chi cục Thuỷ sản Quảng Bình cấp Giấy chứng nhận trang trại đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ương nuôi 04 loại cá chình.

Hơn 20 tỷ đồng được Công ty Phú Hưng bỏ ra để đầu tư hồ nuôi nuôi lứa cá đầu tiên. Tuy vậy, đến tháng 10/2016, chỉ còn 2 tháng nữa sẽ thu hoạch, xuất lô cá chình này sang thị trường Nhật Bản, thì trận ngập lụt kinh hoàng đã cuốn bay tất cả. Sau thất bát này, các thành viên động viên nhau hùn vốn lần nữa để gỡ gạc…

Ngày 13/02/2018, nhận được Thông báo số 45/TB-UBND của UBND thành phố Đồng Hới về chủ trương giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Hệ thống đường từ cầu Nhật Lệ II đến đường Hồ Chí Minh nhánh đông, kiểm tra hiện trạng và tiến hành kiểm kê để bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ thi công; trang trại đã dừng phát triển sản xuất, chỉ duy trì hiện trạng tại thời điểm để phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng công trình.

Ông Võ Văn Đức - Giám đốc Công ty Phú Hưng cho biết: “Mặc dù công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm nhưng phía trang trại luôn hợp tác kịp thời, thiện chí để giải quyết công việc theo yêu cầu của các cơ quan, đơn vị liên quan, tạo điều kiện cho các đơn vị thi công vào thi công trước trên phần khuôn viên trang trại. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vấn đề xảy ra là chưa có sự thỏa thuận đồng tình giữa hai bên về mức bồi thường hỗ trợ”.

quang binh trang trai lao dao vi chinh quyen cham ra quyet dinh thu hoi dat ap gia den bu chua phu hop
Nhiều hạng mục chưa được đưa vào bồi thường, chậm ra quyết định thu hồi đất khiến việc sản xuất bị động.

Cụ thể, trước đó, phía các thành viên trang trại đã gửi nhiều văn bản đề xuất, kiến nghị góp ý việc áp dụng chính sách bồi thường hỗ trợ của Nhà nước chưa phù hợp. Nhưng, ngày 16/8/2019, UBND thành phố Đồng Hới ra Quyết định số 4222/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do giải phóng mặt bằng xây dựng công trình hệ thống đường từ cầu Nhật Lệ II đến đường Hồ Chí Minh nhánh đông tại xã Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới. Trong Quyết định có nêu “Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ 4.799.950.723 đồng”.

Về phía người nhận bồi thường, cho rằng: Mức kinh phí bồi thường, hỗ trợ là chưa hợp lý. Đơn vị thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng của UBND thành phố Đồng Hới cùng cơ quan liên quan chưa tiếp thu, xem xét đối chiếu, giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh, đề xuất của người bị thiệt hại.

Bởi, khu trang trại nuôi trồng được thiết kế, quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất đồng bộ, liên hoàn theo quy trình kỹ thuật nuôi khép kín. Trang trại cũng đầu tư nhận chuyển giao kỹ thuật nuôi ương cá chình; kỹ thuật chế biến thức ăn, quy trình nuôi, xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ, hợp tác với một số chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu để liên kết sản xuất và nhận chuyển giao kỹ thuật ứng dụng sản xuất. Như vậy, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và hoạt động của trang trại là không hề nhỏ. Nhưng tiến độ tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng lại quá chậm dẫn tới gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, ngoài ra còn mất cơ hội kinh doanh, thị trường và uy tín với các đối tác.

Kiến nghị khâu vận dụng chính sách

Trong quyết định bồi thường chưa áp giá đầy đủ, chính xác chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước cho doanh nghiệp và nhà đầu tư: Chưa phân định ranh giới về bản chất giữa bồi thường và hỗ trợ; Không phân loại hình thái tài sản bị thiệt hại và đối tượng bồi thường, hỗ trợ để vận dụng phù hợp chính sách bồi thường cho từng đối tượng, chồng chéo chính sách và đối tượng như đất, chi phí đầu tư vào đất, tài sản trên đất… Chưa tính đủ khối lượng tài sản bị thiệt hại được bồi thường theo quy định, khi công trình đi qua phá vỡ kết cấu, dây chuyền công năng sản xuất, cơ sở phải ngừng sản xuất thì được bồi thường toàn bộ, nhưng vẫn còn một số hạng mục chưa được đưa vào phương án bồi thường như các ao lắng, ao xử lý nước đầu vào, kho dự trữ và chế biến thức ăn, chi phí đo đạc, quy hoạch, thiết kế trang trại.

Hơn nữa, về đơn giá, theo quy định của pháp luật việc bồi thường theo đơn giá xây dựng tại thời điểm bồi thường, những tài sản bị thiệt hại chưa có đơn giá phải xây dựng đơn giá, nhưng khi xây dựng phương án chỉ tính đơn giá vật liệu là chưa thỏa đáng. Tại ao hồ trang trại nuôi cá chình nhưng áp giá cá thông thường 6.300 đồng/m2 là chưa phù hợp.

quang binh trang trai lao dao vi chinh quyen cham ra quyet dinh thu hoi dat ap gia den bu chua phu hop
Người dân chủ động tháo dỡ chuồng trại, nhà xưởng, hỗ trợ đơn vị thi công trước khi được bồi thường.

Các thành viên trang trại Phú Hưng cho hay: Chúng tôi đã chủ động phá dỡ các hạng mục công trình trên phần đất của mình, tạo điều kiện cho đơn vị thi công làm trước trên khu đất chưa được đền bù để đảm bảo tiến độ. Tuy vậy, UBND thành phố Đồng Hới hơn 03 tháng nay vẫn chưa xử lý, trả lời kiến nghị của chúng tôi, chưa có Quyết định thu hồi phần đất còn lại, cũng như điều chỉnh Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do giải phóng mặt bằng xây dựng công trình hệ thống đường từ cầu Nhật Lệ II đến đường Hồ Chí Minh nhánh đông tại xã Nghĩa Ninh. Việc duy trì trang trại hàng tháng chi phí rất lớn, cứ đi kiến nghị suốt như này cũng quá mệt mỏi.

Ông Nguyễn Đức Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới thông tin: Khâu giải phóng mặt bằng tại xã Nghĩa Ninh đúng là đang vướng mắc một chút, liên quan đến thỏa thuận đền bù với trang trại Phú Hưng. Đây là công trình trọng điểm, người dân cũng đã hợp tác cho phép thi công trước trong khuôn viên chưa bồi thường; chính quyền sẽ tiếp tục đối thoại để bàn bạc với các hộ dân về việc này.

Đề nghị UBND thành phố Đồng Hới rà soát kỹ vụ việc, phúc đáp dư luận kịp thời. Chủ đầu tư dự án này là Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình cần quan tâm, theo sát, có hướng tháo gỡ phù hợp.

Uy Vũ - Uyên Uyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Lý do bất ngờ khiến khu dịch vụ thương mại hơn 70 tỷ đồng xây xong rồi bỏ không

    (Xây dựng) - Dự án Khu dịch vụ thương mại – siêu thị kết hợp chợ hạng III tại phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa được đầu tư khang trang với số tiền lên tới hơn 70 tỷ đồng. Sau 4 năm hoàn thành đầu tư xây dựng, đến nay dự án vẫn chưa thể hoạt động do chủ đầu tư xây dựng sai thiết kế.

  • Nông Cống (Thanh Hóa): Cần thu hồi hết diện tích đất lúa xen kẹt, không thể canh tác của người dân

    (Xây dựng) – Theo trình bày và kiến nghị của người dân thôn Ban Thọ (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) về việc thu hồi, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án Cụm công nghiệp Vạn Thắng – Yên Thọ và dự án đường giao thông, UBND huyện Nông Cống đã không thu hồi hết diện tích đất nông nghiệp như số liệu đã niêm yết công khai trước đó, đẩy người dân vào thế khó vì diện tích còn lại nhỏ lẻ, xen kẹt giữa mặt bằng hai dự án, không thể tưới tiêu, canh tác được.

  • Bình Định: Đất xây dựng mồ mả biến thành đất nông nghiệp?

    (Xây dựng) – Dù hơn chục ngôi mộ vẫn còn hiện hữu trên đất, thế nhưng khi Dự án Vlap đi qua, những ngôi mộ này “bỗng dưng” biến mất không dấu tích trên bản đồ. Trên bản đồ Vlap chỉ thể hiện còn lại là đất nông nghiệp... Đây là vấn đề đang diễn ra tại xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ (Bình Định). Các cấp chính quyền tại địa phương cần lưu tâm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

  • Thanh Oai (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kêu cứu của hộ gia đình bà Lê Thị Nhặt

    (Xây dựng) - Gia đình bà Lê Thị Nhặt, vợ liệt sỹ Phạm Tiến Lợi (đã mất) làm đơn gửi các cơ quan chức năng kiến nghị trả lại phần đất mà UBND xã Phương Trung (huyện Thanh Oai, Hà Nội) mượn, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

  • Lệ Thủy (Quảng Bình): Mỏ cải tạo đất “quên” phục hồi môi trường vì gặp đá?

    (Xây dựng) - Sau khi hết hạn, một mỏ cải tạo đất tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) không thực hiện hoàn trả mặt bằng, trồng cây phục hồi môi trường theo phương án đã được cấp phép trước đó.

  • Bình Định: Người dân “khốn khổ” vì dự án

    (Xây dựng) – Bụi bặm, nhếch nhác, hàng quán ế ẩm, hàng trăm ngôi nhà bị nứt nẻ do lu lèn, nền đường quá cao so với nhà dân... Đó là thực trạng mà người dân ở thôn Tả Giang 1, Tả Giang 2, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn đang phải gánh chịu khi dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên đoạn qua địa bàn huyện Tây Sơn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load