Chủ nhật 06/10/2024 21:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Sửa đổi một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

09:28 | 05/07/2024

(Xây dựng) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 07/2024/TT-NNPTNT sửa đổi Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thông tư được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, xã, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sửa đổi một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã làm bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi và đạt được những kết quả khá tích cực.

Theo đó, tại Điều 3 Thông tư 07/2024 sửa đổi, bổ sung Kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới: Việc lập, phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới thực hiện theo quy định tại Chương II, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Bổ sung điểm i, điểm k vào khoản 1, Điều 4: Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Xây dựng và phổ biến các tài liệu, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật phục vụ hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi, thực hiện tiêu chí thủy lợi.

Bổ sung khoản 6 vào Điều 7: Tổ chức giám sát, đánh giá chất lượng nước sạch nông thôn; áp dụng Bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành trong xét, công nhận nông thôn mới các cấp; tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ và sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung.

Sửa đổi, bổ sung Điều 8: Phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn. 1. Rà soát, xây dựng phương án tổ chức thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt, lồng ghép trong quy hoạch chung xây dựng xã và triển khai thực hiện các công trình thoát nước, xử lý nước thải sinh hoạt theo phương án đã được xây dựng; 2. Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến về xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình và cấp thôn phù hợp điều kiện vùng miền; 3. Xây dựng thí điểm mô hình xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng công nghệ sinh thái, chi phí thấp, thiết kế đơn giản; Xây dựng và nhân rộng các mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn quy mô hộ gia đình và cấp thôn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo dễ xây dựng, sử dụng, vận hành và phù hợp với đặc thù của từng địa phương; 4. Tuyên truyền vận động người dân cải tạo hệ thống thoát nước và áp dụng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế, hạn chế nước thải chưa được xử lý phát sinh ra môi trường.

Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu Điều 16: Thực hiện theo các nội dung được quy định tại Quyết định số 992/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Trong đó, tập trung thực hiện các nội dung sau. Tại khoản 5, sửa đổi, bổ sung thành: Xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững.

Xây dựng thí điểm một số mô hình phát triển du lịch nông thôn theo các loại hình: Du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch làng nghề, du lịch làng thông minh, du lịch không phát thải. Ưu tiên các mô hình có sản phẩm du lịch đặc sắc cho từng vùng miền và có hiệu quả kinh tế; hướng tới việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi tác nhân trong chuỗi giá trị du lịch (nhà quản lý, doanh nghiệp lữ hành, cộng đồng và du khách…) trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường; sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ; có áp dụng các giải pháp về chuyển đổi số; huy động sự tham gia của phụ nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người yếu thế để nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân; Triển khai một số mô hình thí điểm thuộc Chương trình về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định của pháp luật hiện hành.

Về nâng cao chất lượng môi trường, tại điều 17 được sửa đổi, bổ sung thành: (1). Thực hiện các quy định về thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải; thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau sử dụng; quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tại các văn bản đã ban hành, gồm: Nghị định số 08/2022/NĐ-CO ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Quyết định số 1121/QĐ-TTg ngày 25/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 về hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác; Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 về quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn liên quan; (2). Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải hữu cơ, chất thải nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải nhựa theo nguyên lý tuần hoàn; giảm thiểu phát thải chất thải nhựa; (3). Xây dựng mô hình về tuần hoàn, tái sử dụng, xử lý chất thải nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải nhựa ở nông thôn.

Đối với tiểu mục duy tu, bảo dưỡng, vận hành các công trình sau đầu tư, bố sung thêm Điều 29a: 1. Công trình được duy tu, bảo dưỡng là công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng; 2. Quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.

Ngoài ra, Thông tư 07/2024/TT-BNNPTNT cũng đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các Điều 5, 6, 10, 12, 19, 20, 21, 22, 23, 26, 27. Đối với các nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện trước thời điểm Thông tư 07/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và các quy định của pháp luật có liên quan. Các văn bản được trích dẫn cụ thể trong Thông tư 07/2024/TT-BNNPTNT sẽ được áp dụng theo văn bản mới ban hành khi văn bản điều chỉnh mới có hiệu lực thi hành.

Ngọc Bích

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Linh (Quảng Trị): Huy động hơn 2.110 tỷ để xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Sau gần 14 năm (2011-2024) triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã huy động trên 2.110 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

  • Nghệ An: Thẩm tra huyện Nam Đàn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 3/10, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị thẩm tra huyện Nam Đàn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024.

  • Thanh Hóa: Công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3942/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 cho các xã trên địa bàn tỉnh.

  • Tân Phước (Tiền Giang): Xã Hưng Thạnh nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, xã Hưng Thạnh (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) đã tạo dựng được nhiều thành tựu đáng kể trên con đường xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau khi xuất sắc đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020, xã đã không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, đặt quyết tâm cao độ trong việc trở thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2024.

  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

    (Xây dựng) - Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

  • Tây Sơn (Bình Định): Phát triển nông thôn mới một cách bền vững

    (Xây dựng) – “Huyện Tây Sơn, Bình Định từ một vùng đất nghèo, có địa hình phức tạp, không được thuận lợi nhưng đã xây dựng được 14/14 xã đạt 100% xã nông thôn mới. Đây là một thắng lợi bước đầu nhưng hết sức to lớn, đánh dấu một kỳ tích của huyện”, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh tại buổi lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load