Thứ sáu 26/04/2024 13:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Dấu hiệu hồi sinh tại Dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2

13:02 | 05/06/2023

(Xây dựng) - Sau hàng chục năm “đắp chiếu”, với sự quyết tâm của Chính phủ, sự nỗ lực của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và địa phương, Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2) đã có dấu hiệu hồi sinh.

Dấu hiệu hồi sinh tại Dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2
Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và tỉnh Thái Nguyên khảo sát thực tế Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.

Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2) là dự án đầu tư trọng điểm, do Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) làm chủ đầu tư và Tập đoàn Khoa học công nghiệp Luyện kim Trung Quốc (MCC) làm tổng thầu.

Công trình được khởi công ngày 29/9/2007 có tổng mức đầu tư ban đầu 3.843 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành sau 30 tháng. Tuy nhiên, quá hạn rất lâu, dự án vẫn chưa thể hoàn thiện. Sau khi được điều chỉnh vốn lên hơn 8.100 tỷ đồng và gia hạn đến hết năm 2014, các gói thầu vẫn tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay, kèm theo đó là các hạng mục đều chưa hoàn thành.

Trong suốt giai đoạn 2012 đến năm 2016, TISCO và MCC tiến hành 12 cuộc đàm phán, nhưng không giải quyết được các vướng mắc hợp đồng EPC.

Trực tiếp đến khảo sát hiện trường dự án cuối tháng 7/2022, Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự "xót ruột" và "sốt ruột" khi chứng kiến nhiều hạng mục của dự án đang bỏ hoang, nhiều vật tư, thiết bị hư hỏng, gỉ sét, nằm phủ bạt ngoài trời nhiều năm nay; đã chỉ đạo xử lý dứt điểm những vướng mắc của dự án này.

Ngay sau khi tiếp nhận vai trò thường trực, Ban Chỉ đạo xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công thương và đặc biệt là sau chuyến khảo sát, làm việc tại dự án TISCO 2 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quyết liệt chỉ đạo SCIC, VNS và TISCO trao đổi với MCC tổ chức đàm phán để thống nhất phương án giải quyết dứt điểm các tranh chấp, vướng mắc của hợp đồng EPC.

Sau nhiều lần bất thành, phía Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và nhà thầu từ Trung Quốc đã ngồi lại đàm phán với nhau và đã có báo kết quả đánh giá và đề xuất sơ bộ đối với phương án xử lý tiếp theo đối với dự án đã “đắp chiếu” hơn 15 năm.

Theo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC): Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2) được coi là một trong những dự án khó xử lý nhất trong số 12 dự án, doanh nghiệp vướng mắc của ngành Công thương. Tính đến nay, công tác xử lý các tồn tại, vướng mắc của dự án đã có nhiều tiến triển.

Cụ thể: Từ ngày 14-24/10/2022, Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) đã cử đoàn công tác đến làm việc trực tiếp tại Việt Nam để khảo sát, đánh giá, trao đổi với các cấp có thẩm quyền và doanh nghiệp liên quan của Việt Nam về Dự án TISCO 2. Chuyến công tác đã giải quyết các tồn tại của Dự án TISCO 2 khi lần đầu tiên hai bên đã cùng khảo sát, tiếp cận trên thực tế đối với các máy móc, thiết bị đã tập kết tại hiện trường.

Song song đó, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc của Đoàn công tác CMSC từ ngày 13 đến19/3/2023, các bên liên quan của Dự án TISCO 2 đã tiến hành rất nhiều phiên đàm phán. Đây là lần đầu tiên hai bên tổ chức được cuộc gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc trực tiếp giữa lãnh đạo cao nhất của Chủ đầu tư và Tổng thầu sau 7 năm.

Kết thúc đàm phán, hai bên đã ký kết biên bản làm việc, trong đó đưa ra các nguyên tắc xử lý cơ bản; đề xuất của MCC về phương hướng giải quyết và đặc biệt là kế hoạch kiểm tra, đánh giá thiết bị với các mốc thời gian biểu cụ thể…, làm cơ sở để triển khai các bước đi tiếp theo.

Đây là bước tiến quan trọng sau 7 năm đàm phán trước đó giữa Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và MCC mà không ký kết được bất kỳ văn bản nào.

Dấu hiệu hồi sinh tại Dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2
Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên hàng nghìn tỷ đồng bỏ hoang, thiết bị hoen gỉ nhiều năm nay vẫn gánh lãi vay.

Ngày 18/4/2023, kiểm tra thực tế dự án, làm việc với các cơ quan chức năng, ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết: Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các cơ quan chức năng quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra phương án khả thi nhất để khôi phục dự án. Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc cũng đang tích cực phối hợp để sớm cùng nhau giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với dự án.

Bà Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên khẳng định: Tỉnh Thái Nguyên luôn đồng hành để dự án sớm được khôi phục, góp phần giữ vững vị thế của thương hiệu thép TISCO và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.

Đại diện Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên cho hay: Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tác động từ tác động sự suy giảm của nền kinh tế thế giới, đại dịch Covid-19, Dự án giai đoạn 2 chưa tái khởi động… Tuy nhiên, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, chủ động thực hiện nhiệm vụ; đẩy mạnh giải pháp về công nghệ, cải tạo các dây chuyền sản xuất; mạnh dạn sản xuất một số sản phẩm thép mới; quan tâm công tác môi trường, linh hoạt điều hành giá, sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Cụ thể: Từ năm 2020 đến quý I/2023, công ty đã thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp đạt 36.864 tỷ đồng; tổng sản lượng thép cán sản xuất trên 2.528 nghìn tấn; tổng sản lượng thép cán tiêu thụ trên 2.498 nghìn tấn; tổng sản lượng phôi thép sản xuất gần 1.152 nghìn tấn; tổng sản lượng gang sản xuất trên 612 nghìn tấn; tổng sản lượng cốc luyện kim sản xuất gần 416 nghìn tấn; doanh thu trên 52 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 158 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước 1.232 tỷ đồng; tạo việc làm cho 3.683 lao động, lương bình quân 10,8 triệu đồng/người/tháng.

Thái Nguyên Nhân

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

    22:26 | 25/04/2024
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    20:35 | 25/04/2024
  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    20:30 | 25/04/2024
  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

    20:26 | 25/04/2024
  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

    20:11 | 25/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

    18:21 | 25/04/2024
  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    18:01 | 25/04/2024
  • Vĩnh Phúc chú trọng công tác quy hoạch thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, du lịch

    (Xây dựng) - Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trao quyết định thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp về chiến lược phát triển ngành công nghiệp, phát triển dịch vụ của tỉnh. Đây là cơ hội để Vĩnh Phúc tiếp tục trở thành “địa chỉ đỏ” của các nhà đầu tư, chuyên gia, lao động có tay nghề hàng đầu trong nước, khu vực và quốc tế.

    17:57 | 25/04/2024
  • Thanh Hóa: Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao tại thị xã Nghi Sơn

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1641/QĐ-UBND về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao Đại Dương tại xã Tân Trường và xã Tùng Lâm, thị xã Nghi Sơn.

    15:58 | 25/04/2024
  • Bắc Giang: Đảm bảo việc chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực xây dựng tại các cụm công nghiệp

    (Xây dựng) – Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành văn bản yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

    14:40 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load