Thứ sáu 27/09/2024 05:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Có bàn tay Thái Hưng, Gang thép Thái Nguyên sẽ hồi sinh?

08:56 | 01/07/2017

(Xây dựng) - Với sự có mặt chính thức của đại diện Công ty CP Thương mại Thái Hưng trong vai trò là Chủ tịch HĐQT, nhiều người tin rằng Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) sẽ hồi sinh.


Kỳ vọng Gang thép Thái Nguyên sẽ hồi sinh với đội ngũ lãnh đạo mới.

Như Báo điện tử Xây dựng đã thông tin: Sau Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 29/6, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại Thái Hưng đã trở thành tân Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.

Cùng với tân Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn, 2 nhân sự quan trọng khác là ông Ngô Đình Khôi, Trưởng ban Nhân sự Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP; Nguyễn Minh Hạnh, Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần (CTCP) Gang thép Thái Nguyên - Nhà máy Luyện thép Lưu Xá cũng được bầu để thay thế HĐQT trước đó là những người đại diện phần vốn của SCIC tại TISCO là ông Nguyễn Quốc Huy, ông Vũ Hoàng Long và ông Nguyễn Tiến Dũng.

Sa lầy

Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên được phê duyệt từ năm 2005, đến năm 2007 đã được tổ chức khởi công rầm rộ với mong muốn nâng cao năng lực sản xuất phôi thép và thép cán từ nguyên liệu trong nước lên 1.000.000 tấn/năm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, đưa Công ty trở thành một trong những nhà sản xuất thép có quy mô, công nghệ và thiết bị tiên tiến trong khu vực và thế giới; đảm bảo cho Công ty phát triển nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


Sau hàng chục năm, đại công trường Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của CTCP Gang thép Thái Nguyên vẫn ngổn ngang.

Theo kế hoạch thì đến năm 2011 (tức là sau khoảng 4 năm thi công), Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên sẽ hoàn thành, được nghiệm thu và chạy thử nghiệm. Thế nhưng, đến nay sau hàng chục năm kể từ ngày khởi công và hơn 4,5 nghìn tỷ đồng đã được giải ngân cùng tổng mức đầu tư đã được đề xuất điều chỉnh lên con số kỷ lục là hơn 8,1 nghìn tỷ đồng, Dự án vẫn chưa biết đến ngày hoàn thành khiến Công ty CP Gang thép Thái Nguyên rơi vào thế sa lầy của nợ nần với các khoản vay nghìn tỷ để đầu tư Dự án mở rộng nhà máy giai đoạn 2 hiện đang dở dang và nhiều khoản phải thu khó đòi.

Đang trong “thế kẹt” giữa việc tiếp tục hay buông bỏ dự án khi số tiền giải ngân đã quá lớn, sự xuất hiện của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) năm 2015, trở thành cái “phao” cho Gang thép Thái Nguyên bấu víu.

Tại thời điểm này, TISCO đã phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho SCIC với tổng vốn huy động là 1.000 tỷ đồng với mục đích duy nhất là thanh toán các hạng mục đầu tư của dự án Cải thiện mở rộng Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn 2.

Tuy nhiên, do trong năm 2016 không phát sinh việc thanh toán cho dự án Cải tạo mở rộng giai đoạn 2, số vốn trên vẫn chưa được sử dụng nên khoản tiền này đã được gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai với lãi suất tiền gửi 5,3-5,5%/năm.

Đầu năm 2017, SCIC chính thức có công văn đề nghị Công ty CP Gang thép Thái Nguyên bổ sung nội dung về việc thông qua phương án rút toàn bộ 1.000 tỷ đồng phần vốn của tổng công ty này khỏi TISCO vào chương trình đại hội đồng cổ đông thường niên 2017.

Trong một diễn biến khác: Dự án Cải tạo và mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên - giai đoạn 2 đang là 1 trong 12 dự án nằm trong diện đầu tư hiệu quả kém phải xử lý thuộc ngành công thương. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các ngành đang tích cực tìm giải pháp xử lý các tồn tại, yếu kém, không hiệu quả của dự án, doanh nghiệp theo nguyên tắc khẩn trương, triệt để, tổn thất ít nhất thất thoát tài sản Nhà nước và không để đổ vỡ ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp khác.

Vào cuộc

Ngay sau khi SCIC rút vốn, ngày 28/4, Công ty CP Thương mại Thái Hưng - một doanh nghiệp tư nhân hoạt động chính là sản xuất phôi thép, cốp pha thép, chế biến lâm sản, kết cấu, xây dựng; kinh doanh thép xây dựng, phôi thép, phế liệu kim loại, sách văn hóa phẩm, kinh doanh lâm sản; dịch vụ vận tải, khách sạn, nhà hàng... ở Thái Nguyên có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng - đã mua thỏa thuận 17.817.900 cổ phiếu TISCO với giá bình quân 11.216 đồng/cổ phiếu và mua thêm 290.000 cổ phiếu qua sàn, nâng lượng sở hữu của doanh nghiệp này tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên lên 32,3 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 17,55%.

Trước đó, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên có các cổ đông lớn là Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP (VNSteel) nắm 42,11%; SCIC nắm 35,21%; Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng nắm 11,3%; Công ty CP Thương mại Thái Hưng nắm 5%.

Trước khi trở thành cổ đông lớn của Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thương mại Thái Hưng đã chào mua và sở hữu gần 51% vốn cổ phần của Công ty CP Thép Việt Ý (VIS).

Sau Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 29/6, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại Thái Hưng đã trở thành tân Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Với sự có mặt chính thức của đại diện Công ty CP Thương mại Thái Hưng trong vai trò là Chủ tịch HĐQT, nhiều người tin rằng Công ty CP Gang thép Thái Nguyên sẽ hồi sinh.


Ảnh minh họa.

Hồi sinh

Trong cuộc trao đổi với PV Báo Xây dựng ngày 30/6, tân Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên Nguyễn Văn Tuấn khẳng định sẽ góp sức hồi sinh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.

Lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Tuấn hoàn toàn có cơ sở bởi trước khi nhúng tay vào Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thương mại Thái Hưng do ông làm Chủ tịch HĐQT đã có kinh nghiệm trong việc vực dậy nhiều doanh nghiệp thép như: Công ty CP Thép Việt Ý, hay Công ty CP Luyện cán thép Gia Sàng (TISCO nắm gần 40% vốn).

Hiện Thái Hưng có doanh thu hàng năm đạt khoảng từ 15.000 đến 18.000 tỷ đồng. Tổng khối lượng phôi và phế liệu kim loại mà Công ty cung cấp mỗi năm chiếm hơn 10% thị phần phôi, phế trong cả nước; đồng thời có quan hệ trực tiếp với hơn 20 quốc gia cùng hơn 43 đối tác trên thế giới...

Không những thế, Thái Hưng cũng là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các nhà máy thép TIS, VIS, Công ty TNHH NatSteelVina (NSV, liên doanh giữa Tập đoàn NatSteel - Singapore và Tổng Công ty thép Việt Nam, nhà máy tại Thái Nguyên), Công ty sản xuất Thép Úc SSE (Hải Phòng), Công ty thép VSC-POSCO (VPS, Thép Việt –Hàn, là liên doanh giữa Tổng Công ty thép Việt Nam với Tập đoàn POSCO của Hàn Quốc, tại Hải Phòng)…

Quan điểm làm hồi sinh Gang thép Thái Nguyên của tân Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn là từng bước nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất và kinh doanh sẵn có; đảm bảo đời sống, việc làm cho đội ngũ cán bộ, công nhân.

Trong giai đoạn tiếp theo, sau khi có chỉ đạo của Chính phủ và các ngành chức năng, công ty sẽ bắt tay vào việc hoàn thiện Dự án Cải tạo và mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên - giai đoạn 2; phối hợp với các nhà khoa học và các ngành đưa sản phẩm thép TISCO vào các công trình, dự án lớn trong và ngoài nước.

Với kinh nghiệm và tiềm lực sẵn có của Thái Hưng, sự đồng lòng nhất trí của các cổ đông, sự nỗ lực của cán bộ, công nhân… tin tưởng Gang thép Thái Nguyên sẽ hồi sinh và tiếp tục trở thành niềm tự hào của người dân Thái Nguyên.

Nguyễn Thành Vân

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thừa Thiên - Huế: Thanh tra phát hiện nhiều vi phạm tại các mỏ đá làm vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Kết luận Thanh tra, về việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản. Qua đó, phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản đối với 8 doanh nghiệp.

    15:33 | 23/09/2024
  • Quảng Nam: Xin khai thác gần 70.000m3 đất dư thừa khi thực hiện dự án xây dựng nhà ở Khu dân cư Trung tâm thị trấn Tân An

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã có phiếu chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, nghiên cứu, tham mưu giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định với tờ trình của UBND huyện Hiệp Đức về việc khai thác khoáng sản đất san lấp dư thừa trong phạm vi ranh giới, diện tích của dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu dân cư Trung tâm thị trấn Tân An.

    11:37 | 23/09/2024
  • Nguồn cung vật liệu khan hiếm sau bão, giá cả vẫn giữ ổn định

    (Xây dựng) - Sau khi bão số 3 đi qua, tiếp đến là tình trạng ngập lụt, nhiều khu vực bị thiệt hại nặng nề về nhà cửa, dẫn đến nhu cầu về các loại vật liệu sửa chữa tăng đột biến. Tuy nguồn cung khan hiếm, nhưng nhiều đại lý vẫn duy trì mức giá không thay đổi, giúp thị trường giữ được sự bình ổn.

    10:17 | 22/09/2024
  • Quảng Nam: Thống nhất tổ chức đấu giá 2 mỏ đất san lấp rộng hơn 12,5ha

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch đấu giá, giá khởi điểm đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo nhiệm vụ được ủy quyền và phối hợp với các ngành liên quan theo dõi, hướng dẫn UBND các huyện: Núi Thành, Hiệp Đức tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật với 2 mỏ đất tại địa phương này.

    15:43 | 21/09/2024
  • Quảng Nam: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình đã có công văn giao các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương; Thanh tra tỉnh; Công an tỉnh; Cục Thuế tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

    10:22 | 21/09/2024
  • Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam): Đấu giá mỏ cát rộng hơn 6ha

    (Xây dựng) – Mỏ cát với diện tích 6,04ha tại điểm mỏ ĐB2B, xã Điện Thọ sẽ được UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) phối hợp với Công ty đấu giá Hợp danh Hòa Thuận tổ chức vào ngày 18/10.

    10:19 | 21/09/2024
  • Bến Tre: Tiến trình và giải pháp tháo gỡ khó khăn khai thác một số mỏ cát

    (Xây dựng) - Mới đây, tại Phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình và dự án quan trọng quốc gia, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Cảnh đã có những phát biểu quan trọng liên quan đến tiến trình khai thác các mỏ cát trên địa bàn tỉnh và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.

    09:26 | 21/09/2024
  • An Giang: Khảo sát tình hình quản lý, khai thác cát trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) - Ngày 19/9, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy dẫn đầu đã tiến hành khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý và khai thác khoáng sản cát sông trên địa bàn tỉnh An Giang.

    09:17 | 21/09/2024
  • Bài 3: Vẫn cần thêm các giải pháp đồng bộ

    (Xây dựng) – Mặc dù thị trường vật liệu xanh đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại không ít rào cản, thách thức, đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

    19:04 | 20/09/2024
  • Bài 2: Lấy công nghệ xanh làm trục cốt lõi, sản xuất xanh làm kim chỉ nam

    (Xây dựng) - Với slogan “Tiên phong công nghệ xanh”, 14 năm qua, Tổng Công ty Viglacera - CTCP đang dần hiện thực hóa khát khao chuyển đổi xanh ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam. Các nhà máy sản xuất bê tông khí chưng áp, kính xây dựng, sứ vệ sinh, sen vòi, đá nung kết… của Viglacera đều có một điểm chung trong trục cốt lõi là ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất, tạo nên “dây chuyền xanh” khép kín, từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến quy trình sản xuất…

    16:07 | 20/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load