Thứ ba 03/10/2023 17:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Điểm danh những dự án “ung nhọt” cần được “giải phẫu”:

Bài 38: Dự án thuỷ điện hơn 3.300 tỷ xây dựng dang dở, nhiều năm do thiếu vốn

15:43 | 17/08/2022

(Xây dựng) - Dự án Nhà máy thủy điện Hồi Xuân (Thanh Hóa) được khởi công từ năm 2010, tổng mức đầu tư trên 3.300 tỷ đồng đang “đắp chiếu” nhiều năm do thiếu vốn. Nhiều công trình dân sinh nằm trong khu tái định cư của dự án chưa được thực hiện đúng cam kết khiến cuộc sống của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn.

bai 38 du an thuy dien hon 3300 ty xay dung dang do nhieu nam do thieu von
Dự án thuỷ điện hơn 3.300 tỷ xây dựng dang dở, nhiều năm do thiếu vốn.

Những ngày này, công trường Nhà máy thủy điện Hồi Xuân, nằm trên lưu vực sông Mã đoạn qua xã Phú Xuân, huyện Quan Hoá không có hoạt động xây dựng. Dãy nhà điều hành, nhà ở dành cho kỹ sư, công nhân hầu hết đóng cửa. Chủ đầu tư và nhà thầu chỉ bố trí số ít nhân viên trông coi bảo vệ tài sản.

Theo tìm hiểu, dự án này được khởi công vào tháng 3/2010. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi công dang dở, hiện dự án đang phải “đắp chiếu” do thiếu vốn. Tại đây, nhiều công trình dân sinh chủ đầu tư đã cam kết với chính quyền địa phương vẫn chưa thực hiện, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân địa phương.

Ông Q. V. S, người dân bản Sa Lắng, xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa bức xúc: “Trước khi di dời lên khu tái định cư, người dân được chủ đầu tư cam kết sẽ kè ta luy dương chống sạt lở từ vách núi, ta luy âm để không sạt xuống sông Mã, kèm theo đó là những tiện ích đi kèm của khu tái định cư. Nhưng rồi, thủy điện không thi công nữa, những công trình họ đã hứa hẹn cũng chìm lấp theo thời gian. Về việc thi công một dự án lớn như vậy do năng lực, nguồn vốn của chủ đầu tư có hạn khiến người dân chúng tôi vô cùng bức xúc, nếu chủ đầu tư đủ năng lực về làm dự án thì dân chúng tôi đã không sống trong cảnh này”.

Bà L.T. H, bản Sa Lắng cũng cho biết: “Sống ở khu tái định cư lúc nào chúng tôi cũng nơm nớp lo sợ đá đất sạt lở vào nhà. Nhà ngay dưới chân núi, cứ mỗi khi có mưa dông thì đất, đá lại sạt theo nhau trôi xuống, vùi lấp vườn tược. Để tránh hiểm họa, gia đình tôi đã phải làm nhà ra phía bên ngoài sinh sống đấy, chứ có dám ở trong khu tái định cư đâu”.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cho biết: “Việc Dự án Nhà máy thủy điện Hồi Xuân thi công chậm, dừng thi công, huyện Quan Hoá đã báo cáo trong các lần tiếp xúc cử tri của HĐND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội. Sau đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng nhiều lần về kiểm tra và có đề xuất đến các bộ, ngành sớm tìm hướng giải quyết, để chủ đầu tư khẩn trương triển khai hoàn thiện dự án, ổn định đời sống cho bà con bị ảnh hưởng từ dự án”.

Được biết, Dự án Nhà máy thủy điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư hơn 3.320 tỷ đồng, công suất 102 MW bao gồm ba tổ máy với sản lượng điện trung bình hàng năm hơn 432 triệu Kwh.

Theo kế hoạch, khoảng tháng 10/2012, Nhà máy thủy điện Hồi Xuân sẽ chặn dòng lần một, cuối năm 2013 chặn dòng lần hai, đến giữa năm 2014 thì tích nước hồ chứa và phát điện tổ máy số một vào tháng 9 cùng năm. Tuy nhiên, theo Sở Công Thương Thanh Hóa, từ khi khởi công đến tháng 6/2014, tiến độ triển khai dự án rất chậm, do chủ đầu tư cũ là Tổng Công ty Cổ phần xây dựng điện Việt Nam không thu xếp được nguồn tài chính.

Năm 2014, dự án chuyển giao cho Công ty Dịch vụ thương mại sản xuất và xây dựng Đông Mê Kông và được Chính phủ bảo lãnh khoản vay thương mại 125 triệu USD. Qua đó, dự án thi công trở lại vào năm 2016.

bai 38 du an thuy dien hon 3300 ty xay dung dang do nhieu nam do thieu von
bai 38 du an thuy dien hon 3300 ty xay dung dang do nhieu nam do thieu von
bai 38 du an thuy dien hon 3300 ty xay dung dang do nhieu nam do thieu von
Một số hình ảnh ghi nhận tại dự án.

Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa thông tin, giai đoạn 2016 đến 2018, dự án thủy điện Hồi Xuân thi công đạt khoảng 90% khối lượng xây lắp các công trình chính, diện tích đất thu hồi giải phóng mặt bằng 88%; tổng giá trị thực hiện toàn dự án khoảng 4.200 tỷ đồng. Để dự án đi vào vận hành, chủ đầu tư cần hoàn thành các phần việc như: Bồi thường giải phóng mặt bằng, thi công một số hạng mục và công trình dân sinh, đấu nối vào lưới điện quốc gia...Tuy nhiên, vì tiếp tục thiếu vốn, dự án lại dừng thi công từ 2019 đến nay.

Báo cáo của Sở Công Thương Thanh Hóa từng nêu rõ: “Dự án chậm tiến độ, thi công dở dang đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân vùng dự án. Tạo điểm nóng, gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài và thiệt hại kinh tế, lãng phí tài nguyên...”. Vùng lòng hồ Dự án thuỷ điện Hồi Xuân có hơn 655ha đất bị ảnh hưởng, thuộc hai huyện Mai Châu (Hòa Bình) và huyện Quan Hoá (Thanh Hoá). Gần 1.900 hộ dân ở hai địa phương này bị tác động, trong đó khoảng 500 hộ phải tái định cư đến nơi ở mới.

Đến nay, hàng trăm hộ dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù hoặc chưa có khu tái định cư, khiến cuộc sống bấp bênh, tạm bợ. Ngoài ra các chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị tác động bởi dự án chưa được thực hiện triệt để.

Tiến Anh 

Theo

Cùng chuyên mục
  • Trảng Bom (Đồng Nai): Nhà xưởng xây dựng trái phép đang tồn tại và hoạt động?

    (Xây dựng) – Vụ việc nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất ở và đất trồng cây lâu năm tại xã Bình Minh (Trảng Bom, Đồng Nai) vẫn khiến dư luận xôn xao nhiều tháng nay và nghi vấn có sự “chống lưng” vì dù đã bị lên tiếng, nhưng công trình trái phép này vẫn ngang nhiên tồn tại và hoạt động.

  • Các cơ quan chức năng phản hồi vụ việc gia đình liệt sỹ 25 năm đi đòi lại đất để làm nơi thờ cúng

    (Xây dựng) - Vào dịp cả nước kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023), Báo điện tử Xây dựng đã có bài viết “Thanh Oai (Hà Nội): Gia đình liệt sỹ “nhọc nhằn” 25 năm đi đòi lại đất để làm nơi thờ cúng” nhận được nhiều quan tâm từ dư luận, bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với hoàn cảnh gia đình hai liệt sỹ Phạm Tiến Lợi và Phạm Tiến Thọ tại xã Phương Trung. Sau khi bài viết được đăng tải, các cơ quan chức năng của Trung ương và Thành phố Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết vụ việc này.

  • Bài 2: Bến cảng “vô chủ” bỏ hoang 20 năm

    (Xây dựng) - Cùng trên vùng hải đảo Đông Bắc bộ, nơi hoạt động kinh tế du lịch sầm uất, đảo Cô Tô cầu cảng sập xệ, lớp bê tông bong tróc trơ những thanh sắt hoen rỉ, nom như bến chợ để ngư dân thu mua cá lạp xạp làm mắm; thì ở đảo Ngọc Vừng lại có một bến cảng quy mô lớn, đầu tư hàng trăm tỷ đồng “vô chủ” bỏ hoang đã gần 20 năm nay.

  • Phú Xuyên (Hà Nội): Tại sao chưa xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực Cống Khẩu?

    (Xây dựng) - Mặc dù, vi phạm trên đất nông nghiệp tại khu vực Cống Khẩu, tiểu khu Thao Chính, thị trấn Phú Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) diễn ra nhiều năm qua. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, UBND thị trấn Phú Xuyên và UBND huyện Phú Xuyên vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm khiến dư luận vô cùng bức xúc.

  • Báo điện tử Xây dựng phản hồi ý kiến của người dân phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

    (Xây dựng) - Báo điện tử Xây dựng ngày 9/3/2023 đăng bài: “Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Dân kêu cứu vì bị cưỡng chế, thu hồi đất để mở rộng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” của tác giả Huy Trung.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chính quyền chậm xử lý vi phạm xây dựng trên đường Đinh Thị Thi?

    (Xây dựng) – Liên quan đến hàng loạt công trình không phép, sai phép, sai công năng biến tướng thành hàng quán đang tồn tại trên đường Đinh Thị Thi, phường Hiệp Bình Phước (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), UBND thành phố Thủ Đức cho biết đã giao cho Phòng Quản lý đô thị kiểm tra, báo cáo. Đến nay, không rõ công tác kiểm tra triển khai ra sao, thế nhưng đã hơn một tháng trôi qua các công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại, hoạt động kinh doanh rầm rộ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load