Thứ bảy 20/04/2024 19:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Điểm danh những dự án “ung nhọt” cần được “giải phẫu”:

Bài 34: Cận cảnh nhiều công trình bỏ hoang sau khi sáp nhập tại Thanh Hóa

22:20 | 27/07/2022

(Xây dựng) - Công sở, trạm y tế, sân vận động, nhà văn hóa thôn và trường học bị bỏ hoang, có dấu hiệu xuống cấp là thực trạng khi hàng chục công trình dôi dư sau khi sáp nhập một số đơn vị hành chính và trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

bai 34 can canh nhieu cong trinh bo hoang sau khi sap nhap tai thanh hoa
Công sở, nhà hội trường xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc có mức đầu tư hàng tỷ đồng nhưng sử dụng chưa được bao lâu sau khi sáp nhập đã bị bỏ hoang, chỉ được sử dụng làm nơi cách ly tập trung khi dịch Covid-19 bùng phát.

Thực hiện Nghị quyết 37/NQ-TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và Chỉ thị 12-CT/TU ngày 25/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, Thanh Hóa đã giảm 76 xã, 1.578 thôn, tổ dân phố. Việc sắp xếp này, không chỉ giúp cho tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả mà còn tiết kiệm chi ngân sách.

Ngoài ra, theo báo cáo của Sở Tài chính, tỉnh Thanh Hóa có 101 trường Trung học phổ thông, thời điểm sau sáp nhập còn 88 trường, giảm 13 trường, hiện có 8 trường thuộc diện dôi dư.

Sau nhiều năm không sử dụng, hàng chục công trình sở, trạm y tế, sân vận động và trường học dôi dư sau khi sáp nhập bị bỏ hoang và có dấu hiệu xuống cấp. Trong đó, nhiều công trình mới được đầu tư có giá trị hàng tỷ đồng đưa vào sử dụng chưa được bao lâu.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, tại một số huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn... (Thanh Hóa), nhiều công trình như: Công sở, hội trường, trạm y tế, sân vận động, nhà văn hóa thôn và trường học bị bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm, nhiều hạng mục bị hư hại và có dấu hiệu xuống cấp. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số địa phương cũng đã tận dụng tối đa công trình dôi dư vào mục đích như là trụ sở công an thị trấn, công an xã, khối đoàn thể...

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo điện tử Xây dựng ghi nhận được:

bai 34 can canh nhieu cong trinh bo hoang sau khi sap nhap tai thanh hoa
Không chỉ công sở, nhà hội trường mà trạm y tế xã Thuần Lộc cũng rơi vào tình trạng bỏ hoang, “Trạm y tế đó giờ chỉ có nuôi muỗi thôi chú ơi” một người dân xã Thuần Lộc nói trong nỗi niềm xót xa.
bai 34 can canh nhieu cong trinh bo hoang sau khi sap nhap tai thanh hoa
Trạm y tế xã Hoằng Cát giờ đây đã là nơi hoang phế.
bai 34 can canh nhieu cong trinh bo hoang sau khi sap nhap tai thanh hoa
Tương tự công sở, nhà hội trường xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn cũng bị bỏ hoang và làm nơi cách ly tập trung sau khi sáp nhập về thị trấn Nga Sơn.
bai 34 can canh nhieu cong trinh bo hoang sau khi sap nhap tai thanh hoa
Công sở xã Hà Lan, thị xã Bỉm Sơn cũng bị bỏ hoang và có dấu hiệu xuống cấp.
bai 34 can canh nhieu cong trinh bo hoang sau khi sap nhap tai thanh hoa
bai 34 can canh nhieu cong trinh bo hoang sau khi sap nhap tai thanh hoa
Ngoài công sở, nhà hội trường và trạm y tế thì sân vận động một số xã cũng bị bỏ hoang cỏ cây mọc um tùm hay làm nơi đổ rác, một số hạng mục hư hỏng như sân vận động xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa.
bai 34 can canh nhieu cong trinh bo hoang sau khi sap nhap tai thanh hoa
Một số nhà văn hóa thôn cũng chung số phận bỏ không sau khi sáp nhập.
bai 34 can canh nhieu cong trinh bo hoang sau khi sap nhap tai thanh hoa
bai 34 can canh nhieu cong trinh bo hoang sau khi sap nhap tai thanh hoa
Trường THPT Lê Viết Tạo, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) sau khi sáp nhập giờ đây chỉ còn là ngôi trường hoang phế.
bai 34 can canh nhieu cong trinh bo hoang sau khi sap nhap tai thanh hoa
Bên cạnh nhiều công trình bỏ hoang, nhiều công trình sau khi sáp nhập cũng đã được tận dụng làm nơi làm việc cho cán bộ công an xã, khối đoàn thể như: Công sở xã Hoằng Phúc đã được tận dụng làm trụ sở công an thị trấn Bút Sơn.

Trần Cường

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load