Thứ hai 23/12/2024 11:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Điểm danh những dự án “ung nhọt” cần được “giải phẫu”:

Bài 24: Dự án 21 nghìn tỷ tại Thanh Hóa, hơn 10 năm mới xây được… cái cổng

10:04 | 28/04/2022

(Xây dựng) – Khởi công từ năm 2011, đến nay, dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh (thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) mới chỉ xây xong phần tường rào. Dự án 21 nghìn tỷ hơn 10 năm vẫn ì ạch, gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.

bai 24 du an 21 nghin ty tai thanh hoa hon 10 nam moi xay duoc cai cong
Cổng chính của dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh.

Theo tìm hiểu, Nhà máy nhiệt điện Công Thanh thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa do Công ty Cổ phần Công Thanh làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn số 1694/UBND-TH ngày 23/4/2008 tại thôn Nam Yến, xã Hải Yến, thị xã Nghi Sơn.

Theo thiết kế, Nhà máy nhiệt điện Công Thanh có công suất 600MW, bao gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ 300MW. Dự kiến đưa tổ máy số 1 vận hành trong quý I/2014 và tổ máy số 2 vào hoạt động trong quý III/2014. Khi đưa vào khai thác, nhà máy sẽ cung cấp 3,9 tỷ kWh điện mỗi năm, trước mắt cung cấp điện cho Nhà máy xi măng Công Thanh và Khu công nghiệp Nghi Sơn nằm trong quy hoạch phát triển trung tâm.

Đến nay, dự án chỉ hoàn thành san nền nhà máy chính 64ha, khu hậu cần cảng than nhà máy 22,5ha; hoàn thành một số phương án đền bù giải tỏa mặt bằng trên tuyến đường hành lang; triển khai tuyến đường dây 500kV nối lưới nhà máy; hoàn thành thỏa thuận đấu nối, SCADA/EMS... Tuy nhiên, dự án chỉ có mỗi tường bao, cổng chính mới xây trong năm 2021, còn lại chỉ là khu đất trống.

bai 24 du an 21 nghin ty tai thanh hoa hon 10 nam moi xay duoc cai cong
Khởi công từ năm 2011, đến nay dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh mới chỉ xây xong phần tường rào.

Theo Báo cáo tiến độ số 74/BC-HĐBT ngày 7/3/2022 của Ban giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư thị xã Nghi Sơn, hiện tại dự án còn lại 0,77ha đất của 3 hộ gia đình (2 hộ phường Hải Thượng và 1 hộ xã Hải Yến) và Công ty Văn Hoa chưa ban hành quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường.

Ông Lê Đình Nam (ở xã Hải Yến) chia sẻ: “Dân chúng tôi xót xa lắm khi thấy dự án, mảnh đất rất rộng bỏ hoang hơn 10 năm, đơn vị mới xây dựng xong tường bao quanh khu đất, xây một cổng chính và trong khuôn viên còn có 1 trạm trộn bê tông, các hạng mục này mới được xây dựng trong năm 2021. Theo ý kiến của cá nhân tôi, với những dự án chủ đầu tư chậm triển khai do không đủ năng lực hay bất cứ lý do nào khác thì Nhà nước, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý thu hồi giao cho doanh nghiệp khác có năng lực để triển khai dự án, tránh gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Nguyễn Tiến Hiệu - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Hiện nay, dự án này được tỉnh rất quan tâm, cần đẩy nhanh tiến độ theo chủ trương của Nhà nước. Trên địa bàn tỉnh đã có 2 nhà máy nhiệt điện (nhiệt điện 1 và nhiệt điện 2), đầu năm 2022 đã khánh thành nhà máy nhiệt điện 1, nhiệt điện 2 sắp khánh thành và bây giờ các nhà máy nhiệt điện Nhà nước không khuyến khích mà chuyển sang điện khí.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn do Công ty Cổ phần Công Thanh làm chủ đầu tư. Hiện, chủ đầu tư đang có kế hoạch báo cáo với tỉnh và Bộ Công Thương xin chuyển từ nhiệt điện sang điện khí. Dự án hơn 10 năm chưa đi vào hoạt động thì không thể tránh khỏi lãng phí nguồn tài nguyên đất đai”.

bai 24 du an 21 nghin ty tai thanh hoa hon 10 nam moi xay duoc cai cong
Công ty đề nghị chuyển đổi nhiên liệu than sang khí LNG nhập khẩu.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đào Vũ Việt - Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Ngày 4/4/2022, Sở đã có Văn bản số 2166/SXD-HT về việc tham gia ý kiến về đề nghị chuyển đổi nhiên liệu than sang khí LNG nhập khẩu và cập nhật dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh vào Quy hoạch điện VIII. Công ty đề nghị chuyển đổi nhiên liệu than sang khí LNG nhập khẩu. Việc đề xuất như trên sẽ làm giảm ảnh hưởng của nhà máy đến môi trường, phù hợp với xu thế phát triển bền vững.

Do đó, Sở Xây dựng đề nghị Sở Công Thương tổng hợp ý kiến của Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp và các đơn vị có liên quan để xem xét, thống nhất báo cáo Bộ Công Thương nội dung đề nghị của công ty. Nếu được Bộ Công Thương đồng ý chủ trương, Sở Xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực của mình sẽ hướng dẫn công ty việc thực hiện điều chỉnh, hoàn thiện dự án và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành, tránh lãng phí nguồn quỹ đất công nghiệp.

Giải pháp hữu hiệu là chuyển đổi sang loại hình đầu tư năng lượng tái tạo như: Điện khí LNG, điện gió, điện mặt trời... Tuy nhiên, thực tế để chuyển đổi đầu tư theo hình thức mới cũng chỉ dừng lại ở giải pháp đề ra, còn chuyển đổi đưa nhà máy đi vào hoạt động để tránh gây lãng phí nguồn quỹ đất vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ.

Dư luận cho rằng, cần làm rõ trước khi quyết định đầu tư thì nhà máy này có nằm trong quy hoạch không? Nếu không thì tại sao lại có quyết định đầu tư? Nếu nằm trong quy hoạch thì việc chuyển đổi có đem lại hiệu quả kinh tế không trong khi phải đi nhập nguyên liệu khí?

Không chỉ UBND tỉnh Thanh Hóa mà Bộ Công Thương và các Bộ, ban ngành chức năng cũng có trách nhiệm làm rõ vấn đề này, nhằm tránh gây lãng phí về tài nguyên đất đai và lãng phí tiền của của chủ đầu

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load