Thứ tư 07/06/2023 05:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Điểm danh những dự án “ung nhọt” cần được “giải phẫu”:

Bài 22: Dự án nghìn tỷ thành bãi chăn thả trâu bò tại Thái Nguyên?

18:26 | 22/04/2022

(Xây dựng) – Được khởi công cách đây gần 10 năm, đến nay, Dự án Bệnh viện Đa khoa Phúc Thái tại phường Cải Đan, thành phố Sông Công (Thái Nguyên) vẫn chỉ là bãi đất hoang rộng hàng nghìn m2, để người dân đổ thải và chăn thả trâu bò gây nhiều bức xúc trong dư luận.

bai 22 du an nghin ty thanh bai chan tha trau bo tai thai nguyen
Dự án Bệnh viện Đa khoa Phúc Thái bỏ hoang ở vị trí đất “vàng” của thành phố Sông Công, Thái Nguyên.

Từ kỳ vọng… đến thất vọng

Dự án Bệnh viện Đa khoa Phúc Thái chính thức được khởi công xây dựng ngày 19/3/2013 tại thị xã Sông Công (nay là thành phố Sông Công), tỉnh Thái Nguyên do Công ty Cổ phần Công nghiệp thương mại và dịch vụ y tế Phúc Thái có trụ sở tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội làm chủ đầu tư.

Theo đó, dự án được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận đầu tư là bệnh viện đa khoa loại II với quy mô 600 giường bệnh và khu điều trị phục hồi chức năng được xây dựng trên diện tích hơn 27.000m2 với tổng kinh phí triển khai là trên 2.000 tỷ đồng. Dự án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 có quy mô 400 giường bệnh với 14 khoa và 4 phòng chức năng; Giai đoạn 2 là 200 giường bệnh còn lại.

Công trình gồm các hạng mục như: 1 nhà điều hành 5 tầng, một khu trung tâm 15 tầng, đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, cây xanh và san vườn... Được xây dựng đồng bộ với một nhà khám chính, nhà hành chính, nhà điều dưỡng, nhà truyền nhiễm, nhà tang lễ - khoa giải phẫu và các công trình phụ trợ khác.

Theo tính toán, bệnh viện hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ có 315 cán bộ chuyên môn, kỹ thuật và cán bộ quản lý vào làm việc. Mục tiêu của bệnh viện là sẽ có đủ các chuyên khoa; trong đó, tập trung vào cấp cứu và điều trị các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, các chuyên khoa và ngoại vi phẫu. Bệnh viện 100% từ vốn trong nước.

Dự kiến đến hết quý II/2013, dự án sẽ hoàn thành giai đoạn I, giai đoạn II tiếp tục được thực hiện vào cuối năm 2015, đầu năm 2016.

bai 22 du an nghin ty thanh bai chan tha trau bo tai thai nguyen
Khung nhà 5 tầng hoang tàn, rêu phong, cỏ mọc um tùm.

Bệnh viện được kỳ vọng sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân; góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thị xã Sông Công nâng cấp đô thị lên thành phố; cung cấp các dịch vụ y tế với các kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành. Đồng thời, đây cũng là nơi hợp tác, trao đổi, nghiên cứu khoa học về y học.

Dự án để hoang đến bao giờ?

Để đảm bảo mặt bằng cho nhà đầu tư, thành phố Sông Công đã vào cuộc quyết liệt, vận động người dân phường Cải Đan đồng thuận, giao đất để đảm bảo tiến độ dự án. Lãnh đạo thị xã Sông Công lúc đó cũng khẳng định, đây là chủ trương của thị xã về thu hút đầu tư nói chung và xã hội hóa các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục là một trong những ưu tiên để phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Đặc biệt, đây là dự án trong lĩnh vực y tế nên chỉ trong một thời gian ngắn, người dân đã đồng thuận, hàng chục nghìn m2 đất trồng lúa của người dân tại vị trí đất “vàng” tiếp giáp với Quốc lộ 3 cũ Hà Nội – Thái Nguyên, hàng trăm mét đất mặt tiền đã sớm được bàn giao cho nhà đầu tư thi công.

Kỳ vọng bao nhiêu thất vọng bấy nhiêu khi dự án khởi công xong khung nhà 5 tầng rồi “đắp chiếu” gần 10 năm và trở thành bãi đất hoang rộng lớn. Người dân chăn thả trâu bò, đổ thải, trong đó có cả chất thải có dấu hiệu nguy hại.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, đồng chí Lưu Văn Thắng - Chủ tịch UBND phường Cải Đan cho biết: Cử tri phường rất bức xúc và nhiều lần phản ánh về dự án này. Nguyên nhân là do người dân mất đất trồng lúa, dự án lại không hiệu quả, xây được mỗi khung nhà rồi bỏ hoang nhiều năm nay, thậm chí còn làm ảnh hưởng tới môi trường, mỹ quan cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phường cũng nhiều lần đề xuất cấp trên thu hồi, giao đất cho dự án khác nếu dự án không tiếp tục thực hiện, nhưng chưa thấy được xử lý dứt điểm.

bai 22 du an nghin ty thanh bai chan tha trau bo tai thai nguyen
Dự án thành nơi chăn thả trâu bò và đổ thải của người dân.

Đồng chí Vũ Duy Nghĩa - Chủ tịch UBND thành phố Sông Công cũng cho biết: “Sự lãng phí về đất đai và hậu quả do các dự án chậm tiến độ này gây ra rất rõ ràng, trong khi quỹ đất của thành phố có hạn, nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư tại địa phương nhưng chưa bố trí được quỹ đất. Địa phương cũng đã có ý kiến với tỉnh và đề nghị nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ nếu tỉnh tiếp tục gia hạn cho dự án, nếu không thì đề nghị thu hồi để giao cho dự án khác vì đó là các vị trí đất “vàng” của thành phố Sông Công”.

Cần xem xét tính pháp lý của dự án

Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên đã kiến nghị UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện thu hồi 25 dự án. Nguyên nhân được Sở này nêu ra là do chậm tiến độ nhiều năm, chưa có hoặc chưa hoàn thiện các thủ tục về xây dựng, đất đai, môi trường, nhà đầu tư không tích cực trong phối hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và đầu tư...

Trong danh sách các dự án bị kiến nghị thu hồi có nhiều dự án chậm tiến độ kéo dài như: Dự án Nhà máy cơ khí đúc Hoàng Long tại Cụm công nghiệp Cao Ngạn, của Công ty Cổ phần Tư vấn và Sản xuất công nghiệp Hoàng Long với tổng vốn đầu 23,5 tỷ đồng, được Sở Công Thương Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 5/2011; Dự án Khu đô thị Royal Eco City của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại và đầu tư Bắc Thăng Long tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên với tổng đăng ký đầu tư 388 tỷ đồng, chậm tiến độ hơn 11 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư.

Dự án Nhà máy luyện gang Anh Thắng tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ do Công ty TNHH MTV Khoáng sản và Bất động sản Anh Thắng làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 140 tỷ đồng, được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 2/2008 nhưng đến thời điểm kiểm tra đã chậm tiến độ 11 năm, vi phạm quy định của Luật Đầu tư 2020...

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ hiệu lực chủ trương đầu tư, chấm dứt hoạt động dự án với 23 dự án chậm tiến độ kéo dài, nhà đầu tư chưa thực hiện hoặc chưa hoàn tất các thủ tục về xây dựng, đất đai, môi trường, tài chính, thuế... có liên quan đến dự án, nhà đầu tư không có nhu cầu và không có khả năng tiếp tục thực hiện dự án.

bai 22 du an nghin ty thanh bai chan tha trau bo tai thai nguyen
Dự án nghìn tỷ chưa biết đến bao giờ mới được xây dựng tiếp.

Tuy nhiên, trong các dự án đề nghị thu hồi và bị thu hồi không thấy nhắc đến Dự án Bệnh viện Đa khoa Phúc Thái khi dự án này đã chậm tiến độ đến 10 năm. Việc chậm tiến độ, gây lãng phí hàng nghìn m2 đất “vàng” này là rào cản lớn cho mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội cũng như ảnh hưởng tới niềm tin của người dân với Đảng và Nhà nước không những riêng thành phố Sông Công mà còn của cả tỉnh Thái Nguyên, cần sớm được xem xét và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Yên Bình

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Nam Định: Cần kiểm tra nguồn đất đắp đê ở một dự án

    (Xây dựng) – Chất lượng đất đắp đê là một trong các yếu tố chính ảnh hưởng tới chất lượng công trình đê điều. Tuy nhiên, Dự án thành phần số 7, tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 – 2025 đang có dấu hiệu sử dụng đất đắp không tuân thủ hồ sơ thiết kế, không đảm bảo chất lượng, nguy cơ gây mất an toàn đê điều khi mùa mưa bão đang đến gần.

    16:42 | 03/06/2023
  • Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vụ chặt phá rừng phòng hộ

    (Xây dựng) – Ngay sau khi nhận được tin báo của nhân dân và phản ánh của báo chí về tình trạng khai thác, chặt phá trái phép rừng phòng hộ tại xóm Khe Cạn, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã vào cuộc xác minh, làm rõ để xử lý nghiêm vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.

    16:15 | 03/06/2023
  • Phú Yên: Vì sao người dân Khu tái định cư Lưới Gõ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

    (Xây dựng) - 16 năm trôi qua, 61 hộ gia đình được bố trí tái định cư và 1 hộ gia đình hoán đổi đất cùng với 31 hộ gia đình có nhu cầu đất ở được UBND xã Hòa Xuân Đông giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đều chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu tái định cư Lưới Gõ, thôn Thạch Tuân 2, xã Hòa Xuân Đông, thị xã Đông Hòa.

    20:01 | 02/06/2023
  • Hậu Lộc (Thanh Hóa): Dự án mở rộng nhà máy may không phép, chính quyền địa phương ở đâu?

    (Xây dựng) - Chưa có quyết định giao đất, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng, thế nhưng chủ đầu tư đã ngang nhiên san lấp, xây dựng nhà xưởng với diện tích hàng nghìn mét vuông, cán bộ địa chính xã “chưa rõ”, huyện kiểm tra sau khi phóng viên liên hệ.

    15:05 | 02/06/2023
  • Khách sạn Hương Lan ở "đất vàng" TP.Hạ Long phải tự tháo dỡ 5 tầng xây sai phép

    Công ty CP Thương mại dịch vụ Hương Lan - Chủ đầu tư xây dựng Dự án Khách sạn, văn phòng và dịch vụ thương mại Hương Lan trên "đất vàng" Hạ Long bắt đầu dựng rào, quây lưới để thực hiện tháo dỡ phần sai phạm khi xây vượt tầng.

    10:17 | 02/06/2023
  • Ban Dân nguyện đề nghị tháo gỡ vướng mắc tại dự án bị "nằm im" suốt 20 năm ở Bình Thuận

    Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan liên quan thi hành các quyết định hành chính có hiệu lực pháp luật về thu hồi đất, giao đất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại dự án bị “nằm im” suốt 20 năm ở Bình Thuận.

    09:08 | 02/06/2023
  • Ngang nhiên xây dựng biệt phủ sân vườn “khủng” trái phép trên đất nông nghiệp

    Cơ quan chức năng huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre phát hiện vợ chồng ông Trương Văn Thắng (ngụ thị trấn Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú) xây dựng “chui” công trình biệt phủ sân vườn “khủng” rộng hàng ngàn m2 trên đất nông nghiệp nhưng không xử lý dứt điểm mà có dấu hiệu làm ngơ cho sai phạm tiếp diễn. Hiện công trình xây dựng trái phép này trong giai đoạn hoàn thành.

    20:13 | 01/06/2023
  • Đồng Xoài (Bình Phước): Người dân bị “tra tấn” bởi những “lô cốt yến” giữa khu dân cư

    (Xây dựng) - Tiếng chíp chíp liên tục phát ra từ những chiếc loa đặc chủng được gắn trên những căn nhà xây cất kiên cố để nuôi yến, sừng sững giữa khu dân cư mà người dân ở thành phố Đồng Xoài (Bình Phước) gọi là “lô cốt yến”. Người dân sống xung quanh như bị “tra tấn” mỗi ngày, bởi âm thanh này cứ lặp đi lặp lại gây khó chịu cho cuộc sống thường ngày của họ.

    17:55 | 01/06/2023
  • Cần cẩn trọng trước khi “xuống tiền” mua thẻ dịch vụ du lịch của Crystal Bay

    (Xây dựng) – Chỉ cần tìm cụm từ “thẻ du lịch Crystal Bay” trên thanh công cụ tìm kiếm, người dùng không khó gì để thấy hơn 200.000 kết quả chỉ sau 0,2 giây. Hàng loạt những lời “có cánh” về kỳ nghỉ dưỡng trong mơ của Crystal Bay của tư vấn viên khiến không ít khách hàng “xuôi tai” và quyết định bỏ ra từ vài chục đến cả trăm triệu đồng để sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, khách hàng cần cẩn trọng, tìm hiểu và đọc kỹ hợp đồng, điều khoản trước khi “xuống tiền” mua Crystal Bay card để tránh lâm vào tình trạng “dở khóc dở cười” như một vài khách hàng đã gặp phải.

    17:38 | 01/06/2023
  • Nam Từ Liêm (Hà Nội): Thu hồi đất làm vườn hoa tại phố Nguyễn Hoàng có phù hợp quy định pháp luật?

    (Xây dựng) – Người dân sinh sống tại tổ dân phố Phú Mỹ, phường Mỹ Đình 2 bày tỏ nhiều băn khoăn khi chính quyền thu hồi đất thực hiện dự án công viên, vườn hoa phục vụ lợi ích công cộng (gọi tắt là dự án công viên) tại khu đất nông nghiệp xen kẹt giáp đường Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2. Người dân cho rằng, dự án này không đáp ứng diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật. Vấn đề này cần được UBND Thành phố Hà Nội kiểm tra, xem xét kiến nghị của người dân.

    12:54 | 01/06/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load