Thứ bảy 27/04/2024 03:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp từ kinh tế số

10:41 | 06/11/2019

Bộ Công Thương đang lên kế hoạch phát triển thương mại điện tử theo chiều sâu, khuyến khích các doanh nghiệp tiên phong phát triển ứng dụng tiên tiến trên nền tảng công nghệ mới.

Nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp từ kinh tế số
Quang cảnh kỳ họp. (Nguồn: Doãn Tấn/TTXVN)

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra ngày hôm nay 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sẽ trả lời các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử và kinh tế số.

Theo Bộ Công Thương, triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, thời gian qua lĩnh vực này đã có sự tăng trưởng vượt bậc, duy trì ở tốc độ 30%-35% cho giai đoạn 2016-2019. Quy mô thị trường thương mại điện tử từ doanh nghiệp tới khách hàng năm 2018 đạt 8,06 tỷ USD, chiếm 4,2% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Đặc biệt, thương mại điện tử đã trở thành phương thức mua sắm phổ biến của người tiêu dùng (60% người dùng internet đã tham gia mua sắm trực tuyến). Điều này góp phần đa dạng hóa và hiện đại hóa hệ thống phân phối, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á năm 2019 do Google và Temasek công bố vừa qua dự báo: Quy mô nền kinh tế số Việt Nam (bao gồm thương mại điện tử-bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, gọi xe trực tuyến và truyền thông trực tuyến) năm 2019 sẽ đạt 12 tỷ USD, đứng thứ ba Đông Nam Á là quốc gia có tỷ trọng kinh tế số trên GDP cao nhất khu vực (tổng giá trị giao dịch của các hoạt động kinh tế số Việt Nam ước tính chiếm 5% GDP, vượt hẳn so với mức dưới 4% của các quốc gia còn lại).

Cùng với Indonesia, Việt Nam cũng là quốc gia dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế số với mức tăng khoảng 40%/năm, trong khi Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan tăng ở mức 20-30%/năm.

Tuy nhiên, theo nhận định từ giới phân tích, dù việc ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã trở nên phổ biến, nhưng phần lớn doanh nghiệp còn chưa có chiến lược cũng như đầu tư thích đáng để khai thác các ứng dụng theo chiều sâu.

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng chưa chuẩn bị sẵn sàng để bắt kịp những tiến bộ công nghệ mới về thương mại điện tử của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ngoài ra, hệ sinh thái cho thương mại điện tử bao gồm dịch vụ thanh toán, logistics và các dịch vụ phụ trợ còn chưa hoàn thiện. Đáng lưu ý, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch thương mại điện tử vẫn còn cao, chiếm khoảng 80% tổng số giao dịch.

Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại điện tử vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như: hạ tầng, chất lượng vận chuyển, thời gian vận chuyển, thủ tục thông quan, chi phí, các dịch vụ theo dõi và truy xuất đơn hàng vẫn chưa phát triển đồng bộ.

Theo khảo sát của Bộ Công Thương năm 2018, 40% khách hàng mua hàng trực tuyến chưa hài lòng về việc vận chuyển, giao hàng. Mặt khác, các cơ chế quản lý chưa theo kịp sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới, nhất là các mô hình dựa trên công nghệ số.

Việc xuất hiện các hình thái tổ chức hoạt động kinh doanh mới chưa được điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý hiện hành như Grab, Airbnb...đã đặt ra bài toán lớn cho công tác quản lý, đặc biệt đòi hỏi sự đồng bộ hóa giữa các văn bản pháp quy và sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý thuộc những lĩnh vực khác nhau.

Đặc biệt, sự tăng trưởng nóng của thị trường thương mại điện tử từ doanh nghiệp tới khách hàng dẫn đến hệ lụy là các hành vi gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên môi trường điện tử, đặt ra thách thức lớn cho cơ quan quản lý nhà nước.

Phân tích về những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, kinh tế số có đặc thù là dựa trên nền tảng công nghệ, nền tảng internet với tốc độ phát triển và thay đổi vô cùng nhanh chóng. Trong khi đó, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hành vi trong xã hội lại cần thời gian để nghiệm chứng nên chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ.

Không những thế, đặc trưng của mô hình kinh doanh trên mạng dẫn đến khó khăn trong quản lý bởi nhiều đối tượng không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt online; phân tán hàng hóa nhiều nơi; chỉ giao hàng với số lượng dè dặt nhỏ lẻ, khó xác định được kho hàng...

Thủ đoạn của người bán trong việc lách qua bộ phận kỹ thuật của các sàn thương mại điện tử cũng rất đa dạng và khó có thể bao quát hết, gây khó khăn cho việc ngăn chặn hàng gian, hàng giả trên môi trường trực tuyến.

Ngoài ra, trình độ kỹ thuật, năng lực nghiệp vụ của các cán bộ quản lý, thực thi còn yếu, trang thiết bị phục vụ thực thi công vụ chưa đáp ứng được những thay đổi của công nghệ sản xuất, mô hình kinh doanh mới. Bên cạnh đó, bản thân sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập.

Để đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và kinh tế số, theo ông Đặng Hoàng Hải, Bộ Công Thương sẽ tập trung hoàn thiện thể chế và triển khai các giải pháp toàn diện nhằm xây dựng hệ sinh thái cho thương mại điện tử và kinh tế số cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cụ thể, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện thể chế tạo điều kiện thiết lập các website và ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh các nhóm mặt hàng nhạy cảm với sức khỏe người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu tăng cường trách nhiệm của chủ các sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc loại bỏ thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; các mô hình kinh doanh mới và quản lý thương mại xuyên biên giới.

Mặt khác, Bộ nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử nhất là với đối tượng cung cấp thông tin hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm trên môi trường điện tử.

Nhằm xây dựng hệ sinh thái cho thương mại điện tử và kinh tế số, ông Đặng Hoàng Hải khẳng định Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, đẩy mạnh đầu tư công nghệ để phát triển thương mại điện tử theo chiều sâu, khuyến khích các doanh nghiệp tiên phong phát triển ứng dụng tiên tiến trên nền tảng công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của thị trường, coi đây là một động lực cho sự phát triển của kinh tế số trong thời gian tới.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, theo ông Đặng Hoàng Hải, Bộ Công Thương cũng sẽ đa dạng hóa việc tiếp nhận phản ánh, tố cáo về hàng giả, hàng nhái, nhất là phản ánh trực tuyến thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (online.gov.vn).

Đặc biệt, Bộ cũng triển khai giải pháp tổng thể thí điểm quốc gia về quản lý, giám sát và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Cùng đó, Bộ xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và website, hỗ trợ cho các lực lượng quản lý thị trường có công cụ tra cứu và xử lý tranh chấp, phản ánh và các vi phạm về hàng giả; kiểm soát được dòng lưu chuyển của hàng hóa, hàng hóa được sản xuất làm giả ngay tại Việt Nam hay nhập lậu theo đường tiểu ngạch…

Tuy nhiên, để giải quyết hiệu quả và triệt để vấn đề, ông Đặng Hoàng Hải cho rằng không chỉ riêng Bộ Công Thương mà cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan như công an, ngân hàng, hải quan, thông tin và truyền thông cùng các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (đối với từng nhóm mặt hàng) để kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngay tại các cơ sở sản xuất trong nước và tại các cửa khẩu.

Theo Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình làm việc với một số doanh nghiệp lớn tại Vương quốc Hà Lan

    (Xây dựng) - Trong hai ngày 23 và 24/4, tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh uỷ Ngô Đông Hải làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan Ngô Hướng Nam; thăm, làm việc với Tập đoàn Boskalis và Công ty Royal Van Oord về lấn biển, xây dựng cảng biển và Tập đoàn Pondera về điện gió ngoài khơi.

    09:17 | 26/04/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    08:00 | 26/04/2024
  • Có được bổ sung thiết bị ngoài chủ trương đầu tư?

    (Xây dựng) - Ông Đỗ Minh Trí (Thành phố Hồ Chí Minh) đang thực hiện dự án có vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nội dung quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư (chưa có nội dung về thiết bị).

    07:53 | 26/04/2024
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

    22:26 | 25/04/2024
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    20:35 | 25/04/2024
  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    20:30 | 25/04/2024
  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

    20:26 | 25/04/2024
  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

    20:11 | 25/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

    18:21 | 25/04/2024
  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    18:01 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load