Thứ bảy 27/04/2024 16:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước khu vực phía Nam và ĐBSCL

11:49 | 16/06/2023

(Xây dựng) – Sáng 16/6, tại Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo: “Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước” (khu vực phía Nam).

Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước khu vực phía Nam và ĐBSCL
Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; ông Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị; ông Đàm Đức Biên, Cục trưởng Cục Kinh tế Xây dựng; bà Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp Luật, Văn phòng Chính phủ; bà Nguyễn Chi Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp; ông Lương Văn Anh, Phó Cục trưởng Cục Thủy Lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; ông Patric Schlager, Trưởng nhóm Đô thị và Hạ tầng, Dự án Thích ứng với Biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL; ông Norihide TAMOTO, đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)…cùng lãnh đạo Hội Cấp, thoát nước Việt Nam, đại diện các tổ chức quốc tế.

Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước khu vực phía Nam và ĐBSCL
Đoàn Chủ tịch điều hành Hội thảo : “Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước” (khu vực phía Nam).

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Tạ Quang Vinh - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật cho biết: Bộ Xây dựng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nghiên cứu xây dựng dự án Luật cấp, thoát nước, trình Quốc hội vào năm 2024-2025. Theo Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 03/02/2023 về việc ban hành Chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước vào tháng 11/2023.

Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước khu vực phía Nam và ĐBSCL
Ông Tạ Quang Vinh - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật phát biểu khai mạc Hội thảo.

Ngày 7/3/2023, Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch xây dựng đề nghị và soạn thảo Đề án Luật điều chỉnh về Cấp, thoát nước của Bộ Xây dựng tại Quyết định số 141/QĐ-BXD.

Trên cơ sở các căn cứ và thực tiễn thực thi quản lý cấp, thoát nước, Bộ Xây dựng đã rà soát và có Báo cáo số 119/BC-BXD ngày 30/9/2022 báo cáo Chính phủ về việc xin thực hiện Dự án Luật Điều chỉnh cấp, thoát nước.

Ngày 12/10/2022, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 6860/VPCP-PL thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát, thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Cấp, Thoát nước trước ngày 01/11/2023.

Ngày 7/3/2023, Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch xây dựng đề nghị và soạn thảo Đề án Luật điều chỉnh về Cấp, thoát nước của Bộ Xây dựng tại Quyết định số 141/QĐ-BXD; trong đó tháng 10/2023 sẽ trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật cấp, thoát nước; năm 2024 trình Quốc Hội Dự thảo Luật cấp, thoát nước và năm 2025 ban hành.

Triển khai thực hiện Quyết định số 141/QĐ-BXD ngày 7/3/2023, theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có công văn số 992/BXD-HTKT ngày 17/3/2023 gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương rà soát, tổng hợp báo cáo những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị trong quản lý và phát triển cấp, thoát nước. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đã rà soát, tổng hợp và đánh giá ý kiến của các địa phương cùng với 20 Bộ Luật có liên quan (trong đó có 14 Luật tác động trực tiếp đến Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải).

Kết quả sơ bộ nghiên cứu đưa ra được Dự thảo hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật cấp, thoát nước ngày hôm nay bao gồm: Dự thảo đánh giá, tổng kết các khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành pháp luật về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải; Dự thảo các vấn đề xây dựng điều chỉnh cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải; Dự thảo Đề cương chi tiết Luật điều chỉnh về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải; Kinh nghiệm quốc tế hiện đang phối hợp với các tổ chức quốc tế như World Bank, GIZ, JICA hỗ trợ trong quá trình thực hiện.

Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước khu vực phía Nam và ĐBSCL
Toàn cảnh Hội thảo.

Trong thời gian qua, gắn với sự nỗ lực của Cục Hạ tầng kỹ thuật cùng với sự giúp đỡ của Lãnh đạo Bộ, chính quyền địa phương của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, của các Sở Xây dựng, các doanh nghiệp ngành nước, của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực cấp, thoát nước, Dự thảo cũng có thể chưa đề cập tới hết các vấn đề về thể chế, về thực tiễn đã và đang xảy ra. Còn nhiều vấn đề như mối quan hệ, sự giao thoa chồng lấn, thiếu quản lý, khoảng trống trong pháp luật mà chúng ta còn chưa rõ…

Hội thảo ngày hôm nay nhằm tham vấn, xin ý kiến của các nhà quản lý, các tổ chức, các chuyên gia và các nhà khoa học tại buổi hội thảo này, cùng đóng góp và cho các ý kiến quý báu để Cục Hạ tầng kỹ thuật tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo hồ sơ Đề nghị xây dựng Đề án Luật cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải.

Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước khu vực phía Nam và ĐBSCL
Ông Nguyễn Hồng Tiến – đại diện Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng).

Phát biểu tại Hội thảo, Nguyễn Hồng Tiến – đại diện Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan chủ trì soạn thảo. Đây là cơ sở để chia sẻ, thảo luận, góp ý kiến để thông qua soạn thảo tổng hợp.

Cho ý kiến tại Hội thảo, ông Huỳnh Văn Sáu – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Cần Thơ cho biết: Việc “Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, Thoát nước” và “đề xuất xây dựng Luật Cấp nước, thoát nước” của Bộ Xây dựng là rất cần thiết trong thời gian tới. Sở Xây dựng Cần Thơ cơ bản thống nhất với đề cương chi tiết do Bộ Xây dựng đề xuất. Bên cạnh đó ông Huỳnh Văn Sáu cũng mong muốn trong dự thảo Luật đề cập đến một số vấn đề như: Đề xuất quy định hoạt động điều tra cơ bản về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải để thu thập thông tin, xây dựng dữ liệu phục vụ xây dựng định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển cấp, thoát nước hoặc yêu cầu thông tin, số liệu nhu cầu sử dụng nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải phục vụ công tác quản lý nhà nước về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải. Có quy định về quy hoạch hệ thống cấp thoát nước đồng bộ, thống nhất các đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và nông thôn. Cơ chế huy động các nguồn lực từ vốn ngân sách nhà nước, ODA, PPP đầu tư phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải. Ưu tiên đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn vay ODA để phát triển đồng bộ mạng lưới và nhà máy xử lý nước thải…

Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước khu vực phía Nam và ĐBSCL
Hội thảo có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều đại biểu.

Chia sẻ về những khó khăn, bất cập trong việc thi hành pháp luật về cấp thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước, ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty cấp thoát nước Hậu Giang đã đề xuất một số kiến nghị như: Trong Luật Cấp, thoát nước cần có một số quy định riêng, ưu đãi hơn đối với cấp nước sạch nông thôn để đảm bảo thực hiện việc phát triển cấp nước sạch nông thôn bền vững, thích ứng điện, hóa chất, hỗ trợ chính sách thuế…Vì cấp nước nông thôn có nhiều điểm bất lợi hơn cấp nước đô thị như: Suất đầu tư cao hơn do mật độ dân số thấp, đường ống đi qua nhiều kênh rạch, ruộng, vườn dẫn đến thất thoát nhiều hơn; chi phí đi lại nghiệm thu cao hơn do phải đi khoảng cách xa hơn; chất lượng nước ở những sông, rạch nhỏ hơn chi phí vận hành, xử lý nước cao hơn… và kể cả giá trần giá tiêu thụ nước sạch của Thông tư quy định hay Quyết định của UBND tỉnh cũng luôn thấp hơn đô thị.

Ngoài ra, ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty cấp thoát nước Hậu Giang cũng đề xuất Nhà nước có cơ chế hỗ trợ cho người dân chưa được sử dụng nước sạch theo hình thức, Nhà nước hỗ trợ dân một phần, công ty đối ứng một phần để đầu tư mở rộng đường ống cấp nước cho dân sử dụng, vì một số hộ dân chưa được cấp nước còn lại đa phần mật độ dân rất thấp, nên phía Công ty đầu tư sẽ không đủ kinh phí và khả năng hoàn vốn rất khó hoặc không thể hoàn vốn được.

Phát biểu tại Hội thảo Tổng kết, ông Norihide Tomoto – Chuyên gia JICA tại Bộ Xây dựng nhận định: Để xây dựng quy hoạch thoát nước toàn diện trên toàn lưu vực, chính quyền cấp tỉnh cần thu thập thông tin cần thiết về tình hình chi tiết trong lưu vực sông mục tiêu và tiến hành mô phỏng tình hình hiện tại và tương lai. Ngoài ra, mỗi chính quyền cấp tỉnh phải phối hợp với các tổ chức và chính quyền thành phố liên quan để hoàn thiện nó bằng cách tham khảo quy hoạch tổng thể quy hoạch đô thị ở mỗi thành phố, kế hoạch bảo vệ môi trường cho hồ hoặc biển… Nếu cần thiết, chính quyền cấp tỉnh có thể thành lập Hội đồng chung để phối hợp.

Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước khu vực phía Nam và ĐBSCL
Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang phát biểu tại Hội thảo.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: Nước là vấn đề rất quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất, do không có Luật điều chỉnh nên trong thực thi rất dễ dẫn tới vi phạm pháp luật. Về vấn đề cấp thoát nước hiện có liên quan đến 15 Luật, 10 Nghị định, 9 Thông tư, do vậy rất chồng chéo nên cá nhân ông ủng hộ xây dựng Luật Cấp, thoát nước.

Ngoài ra, theo ông Phạm Văn Trọng, khái niệm thế nào là nước sạch cũng cần được làm rõ, từng bước nâng cao ý thức tự giác bảo vệ hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước; sử dụng tiết kiệm nước, đúng mục đích. Như Tiền Giang, hiện nay nước mặn xâm lấn cũng đã ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, việc này hết sức nguy hiểm nên cần phải đánh giá nghiêm túc, kiểm soát việc sử dụng nguồn nước.

“Nếu không có chính sách hợp lý thì rất khó khuyến khích xã hội hóa. Đặc biệt, cần phải chú trọng và tính toán kỹ lưỡng về vấn đề quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước, nếu có thể thì tích hợp vào quy hoạch vùng” - ông Phạm Văn Trọng góp ý thêm.

Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước khu vực phía Nam và ĐBSCL
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cảm ơn các đại biểu đã nhiệt tình đóng góp nhiều ý kiến quý báu và nhấn mạnh, những ý kiến đóng góp đã cho thấy sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Cấp, thoát nước trong thời gian tới.

Ngoài ra, cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành. Các Bộ, ngành liên quan sẽ có sự phối hợp triển khai trong quản lý để giải quyết các vấn đề chồng chéo, nâng cao mối quan hệ giữa giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, doanh nghiệp với các tỉnh thành, doanh nghiệp với người dân, sớm xây dựng mô hình, cơ chế quản lý. Ngoài xây dựng chính sách thì cần xây dựng thêm công cụ quản lý, công cụ chuyên ngành cấp thoát nước; lưu ý thêm về quy hoạch…

Việc xây dựng chính sách quản lý và phát triển cấp nước, thoát nước là một thách thức rất lớn, đòi hỏi sự khẩn trương và vào cuộc của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp và của toàn xã hội.

Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn bày tỏ mong muốn, các chuyên gia, nhà khoa học, đơn vị có liên quan sẽ tiếp tục đóng góp thêm nhiều ý kiến, giúp Bộ Xây dựng tổng hợp, hoàn thiện dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước.

Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước khu vực phía Nam và ĐBSCL
Tổng kết việc thi hành pháp luật về cấp, thoát nước và đề xuất các chính sách trong Luật Cấp, thoát nước khu vực phía Nam và ĐBSCL
Âu chống ngập Hàng Bàng đi vào vận hành sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chống ngập cho thành phố Cần Thơ.

Chiều cùng ngày, Ban tổ chức phối hợp với lãnh đạo Sở Xây dựng Cần Thơ mời các đại biểu thăm quan Âu chống ngập và điều tiết phương tiện giao thông đường thủy Hàng Bàng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để đưa vào vận hành.

Đỗ Quang – Tuấn Nghĩa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load