Thứ hai 04/12/2023 16:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tọa đàm khoa học định hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

19:32 | 13/12/2022

(Xây dựng) - Sáng 13/12, tại thành phố Vinh, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Tọa đàm khoa học định hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tọa đàm khoa học định hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Đồng chí Trần Tuấn Anh – Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu.

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành tựu khá toàn diện trên các mặt. Quy mô nền kinh tế hiện đứng thứ 12 cả nước, đóng góp 12,43% quy mô kinh tế vùng và 1,85% cả nước. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, riêng năm 2022, đạt 9,05%; thu ngân sách năm 2022 thực hiện trên 20.000 tỷ đồng. Một số lĩnh vực từng bước định hình là trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, như y tế, giáo dục và đào tạo, tài chính – ngân hàng... Đời sống của nhân dân ở các vùng, miền từng bước được nâng lên rõ rệt; khối đại đoàn kết toàn dân, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố. Những thành quả ấy có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho bước phát triển của tỉnh những năm tới.

Tọa đàm khoa học định hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ông Thái Thanh Quý - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An phát biểu tại toạ đàm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Nghị quyết vẫn còn tồn tại, hạn chế, nhất là mục tiêu xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 chưa đạt được. Chất lượng tăng trưởng kinh tế, sức cạnh tranh chưa cao; một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng còn đạt thấp so với mục tiêu…

Phát biểu chào mừng tọa đàm, ông Thái Thanh Quý - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhấn mạnh, ngay từ đầu năm 2022 đến nay, Tỉnh ủy Nghệ An đã dành nhiều thời gian, công sức để triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị rất quan trọng được ưu tiên hàng đầu. Cùng với tổng kết Nghị quyết, Tỉnh ủy Nghệ An đã tích cực phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức khảo sát thực tiễn; đặt hàng nghiên cứu chuyên sâu trên các lĩnh vực; tổ chức tọa đàm, hội thảo nhằm có thêm cơ sở khoa học cho việc đánh giá tình hình phát triển của tỉnh gần 10 năm qua và xác định quan điểm, định hướng phát triển những năm tới.

Tọa đàm hôm nay sẽ giúp Ban Chỉ đạo Đề án và Tỉnh ủy Nghệ An nhìn nhận rõ hơn, cụ thể hơn về những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm trong 10 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 26. Đồng thời, làm sáng tỏ hơn những vấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra đối với phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là bước rất quan trọng nhằm bổ sung, hoàn thiện Báo cáo tổng kết Nghị quyết bảo đảm tiến độ, chất lượng để trình Bộ Chính trị đúng yêu cầu theo kế hoạch đề ra.

Phát biểu định hướng toạ đàm, ông Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận 5 nhóm vấn đề.

Đó là, làm sâu sắc hơn tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW từ công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt đến ban hành các cơ chế, chính sách, bổ sung nguồn lực và phối hợp triển khai của các Bộ, ngành, đặc biệt là cấp ủy và chính quyền các cấp tại Nghệ An. Trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm quý trong công tác ban hành Nghị quyết cho địa phương và trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng với các địa phương.

Làm nổi bật hơn kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An trong 10 năm qua, những thành tựu nổi bật; những nguồn lực, tiềm năng còn chưa được khai thác hoặc khai thác kém hiệu quả và khả năng hấp thụ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; những tồn tại hạn chế và các nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các chủ trương, định hướng lớn, tạo căn cứ chính trị để các Bộ, ngành và các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An ban hành các cơ chế chính sách phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Định vị lại vai trò của tỉnh Nghệ An trong khu vực Bắc Trung Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, trong tổng thể quốc gia; dự báo về bối cảnh mới trong nước, quốc tế, những tác động tích cực, tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh, nhất là tác động của các xu thế kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn... và các thách thức mới xuất hiện. Trên cơ sở đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An trong mối liên hệ chặt chẽ với các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ và thực hiện tốt mục tiêu phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ như Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị đề ra.

Thảo luận, phân tích tính đồng bộ trong việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm huy động các nguồn lực bên ngoài và khai thông các nguồn lực tại chỗ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; làm rõ các điểm “nghẽn” về cơ chế, chính sách và công tác phối hợp các Bộ, ngành và địa phương trong triển khai, thực hiện. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng lớn về chiến lược và quy hoạch phát triển tỉnh, nhất là quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển các vùng nguyên liệu, chuỗi sản xuất và ứng dụng các thành quả của khoa học công nghệ, cách mạng 4.0 vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Đánh giá về phát triển từng lĩnh vực, địa bàn trong tỉnh, tìm ra các điểm đặc thù, các lợi thế cần được khai thác; gợi mở các mô hình tốt, cách làm hay xuất phát từ thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề xuất các chương trình, kế hoạch, dự án, công trình cho từng địa bàn, lĩnh vực để thu hút, dẫn dắt các nguồn lực và tạo ra động lực tại chỗ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương; nhân rộng mô hình mới, cách làm sáng tạo hiệu quả để nhân rộng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tại buổi toạ đàm, ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đề nghị: Muốn phát triển Nghệ An phải đặt trong sự phát triển chung của thời đại, phải có khát vọng, tư duy hành động, hành động táo bạo để thực hiện các mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng các thành quả của cách mang 4.0; phát huy tính cách của con người Nghệ An trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo.

Tọa đàm khoa học định hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ông Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu tại tọa đàm.

Ông Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã phân tích sâu về sự phong phú và đặc sắc của tài nguyên văn hóa, lịch sử, đặc biệt là con người Nghệ An. Trên cơ sở đó, ông đề nghị cần tăng cường tính kết nối, liên thông trong quy hoạch phát triển giữa kinh tế và văn hóa.

Tọa đàm khoa học định hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
TS.KTS. Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phát biểu tại toạ đàm.

Đóng góp ý kiến về lĩnh vực đô thị, TS.KTS. Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phân tích, nhấn mạnh vai trò của đô thị hóa như một động lực cho sự phát triển của tỉnh, trong đó đặc biệt là vai trò của đô thị Vinh mở rộng, thị xã Hoàng Mai, thị xã Thái Hòa, Đô Lương, Con Cuông. Đồng thời nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết phải hình thành, nâng cấp của các cơ sở hạ tầng chiến lược về mặt kinh tế như: Đường cao tốc, cảng biển nước sâu, Cảng hàng không quốc tế; cũng như các cơ sở hạ tầng xã hội, đặc biệt cần có Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã có ý kiến đề nghị như cần phát triển Vinh thành đô thị biển. Trong báo cáo cần gắn kết các mục tiêu, nhiệm vụ; mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong giai đoạn mới phải có tính thực tiễn. Tỉnh cần phát triển hệ thống logictics, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; định hướng sâu hơn về phát triển kinh tế biển; xác định các trọng tâm, trọng điểm nông nghiêp; phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược. Cần xây dựng khu công nghiệp để phát triển các lĩnh vực Nghệ An có lợi thế; tôn vinh các di tích lịch sử để phát triển du lịch; nâng cấp các trường đại học ở Nghệ An để đáp ứng đào tạo nhân lực chất lượng cao; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Bên cạnh đó, tỉnh phải quyết liệt hơn nữa trong công tác thu hút đầu tư, phải đi tìm kiếm các nhà đầu tư. Trong cơ chế thu hút đầu tư nên ưu tiên đầu tư các doanh nghiệp quốc tế; các doanh nghiệp lớn của Việt Nam và thu hút các doanh nghiệp người Nghệ An về đầu tư …

Kết luận buổi tọa đàm, đồng chí Trần Tuấn Anh – Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, các nội dung trao đổi, thảo luận tại tọa đàm cho thấy những nhìn nhận rất sâu sắc, chất lượng, toàn diện, có tính thực tiễn cao, bám sát các chủ trương, định hướng lớn của Đảng tại Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đồng bào, đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc”. Từ kinh nghiệm quản lý điều hành, từ tình cảm sâu nặng và khát vọng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Nghệ An và các chuyên gia, nhà khoa học đã mạnh dạn đề xuất nhiều ý tưởng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm phát triển nhanh, bền vững tỉnh Nghệ An thời gian tới.

Tọa đàm khoa học định hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Các đại biểu đã phân tích những kết quả đạt được, những điểm nghẽn, hạn chế sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26. Đặc biệt, các đại biểu tham dự tọa đàm đều thống nhất cao về việc đề nghị Ban Chỉ đạo đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới “về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Nghệ An đối với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và cả nước. Đồng thời, những vấn đề được đại biểu cho ý kiến hôm nay là cơ sở để Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương hoàn thiện, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù và bổ sung nguồn lực để phát triển bền vững tỉnh Nghệ An xứng đáng là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thay mặt Ban Chỉ đạo, đồng chí Trần Tuấn Anh đã tiếp thu các góp ý của các đại biểu tham dự tọa đàm. Đây là một trong những cơ sở để Ban Chỉ đạo hoàn thiện Đề án tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW.

Quang Hợp

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hải Phòng sẽ là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới vào năm 2050

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    08:55 | 04/12/2023
  • Đề xuất cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024

    (Xây dựng) - Tại dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024.

    14:37 | 03/12/2023
  • Vĩnh Phúc: Cưỡng chế trích tiền tài khoản doanh nghiệp nợ gần 2,4 tỷ đồng tiền thuế

    (Xây dựng) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thuế Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển xây dựng Việt Nam; mã số thuế 2500295570; địa chỉ nhận thông báo thuế số 49, đường Hùng Vương, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên).

    12:09 | 03/12/2023
  • Bài 3: Quyết tâm bứt phá

    (Xây dựng) – Làm gì để khai thác hết tiềm năng, lợi thế vốn có để đưa Hải Dương phát triển bứt phá là trăn trở của lãnh đạo tỉnh Hải Dương. Để làm được điều này đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, chủ động, quyết liệt không chỉ của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh mà còn của cả hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, những người thực thi công vụ của tỉnh Hải Dương.

    09:24 | 03/12/2023
  • Hợp đồng trọn gói giảm khối lượng công việc, xử lý thế nào?

    (Xây dựng) - Hợp đồng xây dựng ký theo hình thức trọn gói, trong đó có hạng mục không thực hiện được phải điều chỉnh giảm khối lượng theo kết luận của chủ đầu tư.

    09:20 | 03/12/2023
  • Bài 2: Tăng trưởng chưa tương xứng tiềm năng

    (Xây dựng) – Mặc dù có nhiều lợi thế so sánh nhưng tốc độ tăng trưởng, quy mô kinh tế của Hải Dương vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Đặc biệt, môi trường đầu tư còn nhiều rào cản khiến Hải Dương gần đây đã không còn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

    08:23 | 03/12/2023
  • Quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.

    08:13 | 03/12/2023
  • Kinh tế Việt Nam 2023: Nhiều điểm sáng nổi bật

    Thể chế tiếp tục được hoàn thiện, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, giải ngân vốn đầu tư công tăng cao so với năm 2022, xuất khẩu phục hồi trở lại… là những điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

    08:10 | 03/12/2023
  • Khai mạc chương trình “Thai Binh Homecoming Day”

    (Xây dựng) - Tối 1/12, tại Quảng trường Thái Bình (thành phố Thái Bình), UBND tỉnh Thái Bình tổ chức khai mạc chương trình giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” và hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc bộ 2023.

    21:56 | 02/12/2023
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh khen 6 quận và 2 huyện vì giải ngân đầu tư công cao

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí minh Phan Văn Mãi vừa có thư khen Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận 1, 4, 8, 10, Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện Bình Chánh, Củ Chi vì giải ngân đầu tư công tốt.

    15:57 | 02/12/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load