Thứ tư 05/02/2025 18:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Tòa án nhân dân Quận 7 sẽ xử thế nào khi Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú trở thành bị can vụ án lừa đảo?

15:18 | 03/04/2020

(Xây dựng) - Vụ việc Công ty Kim Oanh đã gửi đơn kêu cứu, tố cáo Thẩm phán Lê Thị Phơ - Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm về pháp luật tố tụng trong việc thụ lý vụ án và ban hành áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với nội dung: “Cấm chuyển dịch về tài sản dưới mọi hình thức đối với các tài sản là quyền sử dụng đất thuộc Dự án Khu dân cư Hòa Lân, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương”. Trên Đài truyền hình Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam – Cơ quan của Bộ Tư pháp, một số Luật sư và nhà báo cũng không đồng tình với việc thụ lý vụ án của Thẩm phán. Đối chiếu các quy định pháp luật, họ cho rằng việc làm này không đúng pháp luật. Việc ban hành quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật của Thẩm phán Lê Thị Phơ đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp Kim Oanh nhiều tỷ đồng; có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã nhiều lần giải trình, đưa ra các chứng cứ pháp luật nhưng Thẩm phán Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh không chấp nhận… Tất cả vẫn rơi vào im lặng.

toa an nhan dan quan 7 se xu the nao khi giam doc cong ty tnhh thien phu tro thanh bi can vu an lua dao

Qua các tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp, Báo điện tử Xây dựng cho rằng: Việc thụ lý vụ án tranh chấp bất động sản tại Dự án Khu dân cư Hòa Lân, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương của Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là trái với khoản c, Điều 39, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Vụ án dân sự này không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mặt khác, trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán, theo giải thích của bà: Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thiên Phú (Công ty TNHH Thiên Phú - PV) có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí bảo lãnh là chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá. Công ty TNHH Thiên Phú xin chịu hoàn toàn chi phí bán đấu giá đã thực hiện ngoài ra không còn thiệt hại nào khác (với giá trị tương ứng một tỷ đồng).

Tại sao việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời lại phụ thuộc vào yêu cầu của Công ty TNHH Thiên Phú? Với quyết định này bản chất là áp dụng cho việc “mua bán tài sản đấu giá” với giá trị hợp đồng gần 1.500 tỷ đồng. Vậy Thẩm phán hiểu thế nào trong trường hợp này? Thiệt hại và cái giá phải trả cho quyết định này là rất lớn chứ không phải là một tỷ đồng.

Chưa hết, ngày 29/2/2020, ông Bùi Thế Sơn xưng danh là đại diện theo pháp luật – Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú đã làm đơn khiếu nại Báo điện tử Xây dựng, đồng thời gửi đi nhiều nơi. Trong đơn ông cho rằng Báo điện tử Xây dựng đăng các bài viết là thiếu căn cứ pháp luật, sao chép lại của Báo Pháp luật… đồng thời ông yêu cầu Báo điện tử Xây dựng phải đăng cải chính và xin lỗi công ty của ông.

Mặc dù những bài báo đăng trên Báo điện tử Xây dựng không nhằm vào công ty này, nhưng ngày 9/3/2020, Tổng Biên tập Báo Xây dựng đã có văn bản trả lời đơn khiếu nại của ông Bùi Thế Sơn. Trong văn bản trả lời cũng đã đề nghị ông Sơn cần có cuộc làm việc cụ thể với tác giả bài viết và Ban Biên tập, cung cấp bổ sung tài liệu để Báo điện tử Xây dựng xem xét các kiến nghị của ông. Nhưng từ đó tới nay cũng không thấy ông Bùi Thế Sơn hồi âm.

Chúng tôi cho rằng, một dự án do Công ty TNHH Thiên Phú làm chủ đã đắp chiếu hơn 10 năm. Công ty này đã thế chấp toàn bộ dự án cho Ngân hàng Agribank Chợ Lớn để vay một khoản tiền lớn nhưng không thực hiện dự án. Mãi tới ngày 17/4/2015, Công ty TNHH Thiên Phú và Agribank Chợ Lớn mới ký biên bản thỏa thuận về việc “xử lý tài sản” để đảm bảo thu hồi công nợ của Công ty TNHH Thiên Phú.

Sau 12 lần bán đấu giá theo đúng các trình tự quy định của pháp luật (kết luận của Thanh tra Bộ Tư pháp), Công ty Kim Oanh đã trúng đấu giá với số tiền là 1.353 tỷ đồng (cao hơn giá khởi điểm là 390 tỷ đồng). Ngày 1/7/2017, Công ty Nam Sài Gòn, Agribank Chợ Lớn và Công ty Kim Oanh ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá số 01-10/2017/HĐMBTSĐG. Hợp đồng được Văn phòng công chứng Thành Phố Mới công chứng. Trong quá trình thực hiện bán đấu giá có đại diện của Công ty TNHH Thiên Phú.

Đến thời điểm Công ty TNHH Thiên Phú khởi kiện thì việc thanh toán giữa Công ty Kim Oanh và Ngân hàng Agribank đã thực hiện xong. Ngoài việc Công ty Kim Oanh thanh toán đủ số tiền đấu giá còn phải thanh toán số tiền chậm trả, tiền thuế, các chi phí khác mà Công ty TNHH Thiên Phú chưa giải quyết xong. Nguyên nhân chính của việc chậm trả là do khi bàn giao đất giữa Ngân hàng Agribank Chợ Lớn, Công ty TNHH Thiên Phú cho Công ty Kim Oanh bị thiếu 8.452m2 đất, đồng thời Công ty TNHH Thiên Phú đã không phối hợp như thỏa thuận ban đầu mà còn gây nhiều khó khăn cho Công ty Kim Oanh.

Nghiên cứu toàn bộ sự việc xảy ra cho thấy, vụ án có nhiều yếu tố khuất tất, tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo? Thật khó hiểu? Thẩm phán Lê Thị Phơ hầu như không nhận ra và vẫn tiếp tục thụ lý vụ án.

Ngày 29/3/2020, tại Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đã thông báo: Khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Thiên Phú, tỉnh Bình Dương. Theo kết quả điều tra xác định: Bùi Thế Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú đã chỉ đạo 2 Phó Giám đốc là Trần Văn Tấn và Đặng Bình Anh Trọng lập “khống” danh sách 14 hộ dân nằm trong diện đền bù, bồi thường tái định cư của Dự án Khu dân cư Hòa Lân, tại phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương để chiếm đoạt 29,8 tỷ đồng…

Sự việc đã rõ, xin hỏi ông Huỳnh Ngọc Ánh – Phó Chánh án Tòa án nhân dân Quận 7, bà Hoàng Thị Bích Thảo – Phó Chánh án Tòa án nhân dân Quận 7 và Thẩm phán Lê Thị Phơ suy nghĩ thế nào về chuyện này? Vụ án có cần tiếp tục thụ lý và xét xử hay không?

Dư luận cho rằng trong vụ án lừa đảo do Bộ Công an khởi tố này cũng cần mở rộng điều tra xem liệu có tổ chức, cá nhân nào “chống lưng”, tiếp tay để xảy ra tình trạng lừa đảo mà Bộ Công an đã khởi tố không? Bị can Bùi Thế Sơn sẽ không thể không nói rõ điều này.

Duy Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội: Siết chặt kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng

    (Xây dựng) - Nhờ tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành, năm 2024, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong xây dựng; hướng dẫn chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện đúng quy định của pháp luật, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

    21:00 | 28/01/2025
  • Khắc phục bất cập trong quản lý, phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Để sớm khắc phục bất cập trong công tác quản lý và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

    20:00 | 28/01/2025
  • Vụ pháp chế: tập trung xây dựng thể chế

    (Xây dựng) - Năm 2024, Bộ Xây dựng đã tập trung mọi nguồn lực để triển khai công tác xây dựng thể chế và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được ban hành. Thực hiện chức năng của mình, Vụ Pháp chế đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai hiệu quả công tác hoàn thiện thể chế, thi hành pháp luật và các công tác pháp chế được giao.

    14:00 | 27/01/2025
  • Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm 2 quận liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm

    (Xây dựng) - Liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của UBND quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

    11:03 | 23/01/2025
  • Bình Định: Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép

    (Xây dựng) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Bình Định) đã tiến hành Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép tại Công ty TNHH Đắc Tài có trụ sở tại thôn Thủ Thiện Thuận, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn. Đây là vụ án khai thác trái phép khoáng sản (cát) lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.

    12:36 | 22/01/2025
  • Nhiều cá nhân và tập thể bị kỷ luật tại Gia Lai

    (Xây dựng) - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Gia Lai đã tiến hành xử lý kỷ luật đối với nhiều cá nhân và tập thể thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai và nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đăk Đoa do các sai phạm trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

    12:26 | 22/01/2025
  • Nghệ An: Vi phạm quy định phòng cháy, Công ty Trung Đô bị xử phạt 80 triệu đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định xử phạt 80 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Trung Đô (Công ty Trung Đô) do đưa công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

    22:33 | 21/01/2025
  • Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Đại học Huế

    (Xây dựng) - Ngày 18/1, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế cho biết, vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế để điều tra, làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

    19:53 | 18/01/2025
  • Gia Lai: Hơn 2,7 tỷ đồng sai phạm tại huyện Chư Prông phải thu hồi

    (Xây dựng) - Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa công bố Kết luận Thanh tra, yêu cầu thu hồi số tiền hơn 2,7 tỷ đồng do sai phạm tại các cơ quan trực thuộc UBND huyện Chư Prông. Kết luận này nêu rõ những hạn chế trong quản lý tài chính và đầu tư xây dựng tại địa phương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023.

    23:03 | 15/01/2025
  • Năm 2024, Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam xử phạt nhiều đơn vị với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Trong năm 2024, qua công tác thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam đã phát hiện, tham mưu xử lý vi phạm hành chính nhiều đối tượng vi phạm, với tổng số tiền xử phạt là 1,365 tỷ đồng, trong đó xử lý vi phạm về trật tự xây dựng là 1,04 tỷ đồng.

    21:30 | 15/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load