Thứ hai 29/04/2024 23:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bài tham dự cuộc thi “Phát triển công trình xanh”

Thành phố Hồ Chí Minh: Công viên bến Bạch Đằng đem lại giá trị thụ hưởng cho cộng đồng, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển

17:11 | 20/09/2023

(Xây dựng) - Công viên bến Bạch Đằng tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu vị trí đắc địa, một mặt tiếp giáp sông Sài Gòn, một mặt là khu trung tâm sầm uất, sau khi được chỉnh trang đã làm thay đổi bộ mặt đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh, đem đến giá trị thụ hưởng đích thực cho cộng đồng, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển.

Thành phố Hồ Chí Minh: Công viên bến Bạch Đằng đem lại giá trị thụ hưởng cho cộng đồng, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển
Công viên bến Bạch Đằng sau khi được quy hoạch chỉnh trang đã trở thành một điểm đến lý tưởng thu hút đông đảo người dân và du khách.

Chung sức phát triển công trình xanh

Công viên bến Bạch Đằng sở hữu không gian cảnh quan, văn hóa quan trọng tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, đây là một trong những điểm đến sinh hoạt cộng đồng của người dân Thành phố này và du khách từ nhiều năm qua.

Từ thực trạng công viên bến Bạch Đằng có nhiều hạng mục xuống cấp, nền bê tông sụt lở, hố ga hư hỏng, bờ sông đầy rác, người dân và du khách thiếu không gian để thư giãn, trải nghiệm… Vào năm 2021, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI về xây dựng chính sách phù hợp đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để chỉnh trang, phát triển đô thị, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo và được sự chấp thuận của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện cải tạo, nâng cấp công viên bến Bạch Đằng theo phương thức xã hội hóa. Cho nên, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng hướng dẫn đơn vị tư vấn hoàn chỉnh phương án quy hoạch tổng mặt bằng cải tạo chỉnh trang công viên bến Bạch Đằng để tạo mảng xanh liên tục ven sông, cùng công trình cột cờ Thủ Ngữ trở thành điểm thu hút khách du lịch và cư dân đang sinh sống, học tập và lao động trên địa bàn Thành phố đến vui chơi, giải trí.

Theo đó, với sự kêu gọi xã hội hóa để thực hiện việc chỉnh trang nêu trên, Công ty TNHH Thường Nhật - một đơn vị khai thác tuyến buýt đường sông tại bến Bạch Đằng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ chi phí để thực hiện cụm cộng trình này.

Giá trị của công trình xanh đô thị

Đến ngày 17/3/2022, công viên bến Bạch Đằng đã hoàn thành việc chỉnh trang với quy mô 1,6ha, trong đó, 8.700m2 đường dạo, sân sinh hoạt bằng đá granite núi lửa và 7.000m2 mảng xanh kiểng có định hình không gian kiến trúc chuỗi hoa sen xuyên suốt công viên, tạo không gian và tầm nhìn thoáng đãng hướng về phía bờ sông Sài Gòn. Đồng thời, công viên này cũng đã cải tạo lối đi, đường dạo bằng vật liệu đá granite tăng thêm tiện ích ghế ngồi tại các khu vực tiểu cảnh, cải tạo cây xanh bóng mát góp phần cải thiện không gian sinh hoạt công cộng và được thiết kế thi công hệ thống tưới nước tự động, cùng với hệ thống chiếu sáng công viên, chiếu sáng mỹ thuật hiện đại và chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như gia tăng sự tiện nghi phục vụ công cộng và tạo điểm nhấn cảnh quan cho khu vực này. Qua đó, tạo nên không gian vui chơi, giải trí và ngắm cảnh cho người dân Thành phố và du khách, đặc biệt là vào ban đêm số lượng người dân và du khách đổ về đây để tận hưởng giá trị công trình xanh đô thị mang lại rất đông.

Thành phố Hồ Chí Minh: Công viên bến Bạch Đằng đem lại giá trị thụ hưởng cho cộng đồng, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển
Vào buổi tối khu vực công viên bến Bạch Đằng với không gian thoáng đãng, màu xanh của thảm cỏ kết hợp với ánh đèn led đã tạo nên một không gian hấp dẫn thu hút đông đảo người dân và du khách.

Anh Đỗ Bùi Đức một người dân sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao giá trị sau khi công viên bến Bạch Đằng được chỉnh trang và đưa vào hoạt động: “Sau khi công viên này đưa vào hoạt động tôi thường cùng bạn bè đến đây vào mỗi dịp cuối tuần, nhất là vào ban đêm. Một công trình xanh đúng nghĩa, việc thiết kế rất tuyệt vời đã tạo nên nhiều không gian hơn cho mọi người vui chơi trải nghiệm, ngắm Thành phố Hồ Chí Minh về đêm”.

Theo ông Nguyễn Kim Toản – Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật là doanh nghiệp đã tài trợ chi phí để thực hiện việc chỉnh trang công viên bến Bạch Đằng, để có một công trình xanh đúng nghĩa, nằm ngay vị trí trung tâm, là bộ mặt của Thành phố, chúng tôi đã làm với một tấm lòng chân thành để tạo nên một không gian xanh, đem lại giá trị thụ hưởng cho cộng đồng, qua đó nó sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Theo đó, ông Nguyễn Kim Toản dẫn chứng: “Sau khi cụm công trình công viên bến Bạch Đằng hoàn thành đã tạo nên một không gian xanh, một nơi để người dân và du khách có thể đến tản bộ, tập thể dục và ngắm cảnh sông nước Sài Gòn. Có thể thấy rằng người dân và du khách tập trung đến đây rất đông, gấp nhiều lần so với trước khi chưa được chỉnh trang, và nó cũng góp phần giúp doanh nghiệp thu hút được người dân và du khách trải nghiệm sản phẩm Waterbus, cụ thể mỗi ngày chúng tôi đón từ 4.500 đến 5.000 khách, đây chính là con số của 20% du khách và người dân khi đến vui chơi, tham quan ngắm cảnh tại khu vực công viên công viên bến Bạch Đằng này, con số dẫn chứng đó phần nào cho thấy được sự hiệu quả từ công trình xanh mang lại cho doanh nghiệp chúng tôi”.

Thành phố Hồ Chí Minh: Công viên bến Bạch Đằng đem lại giá trị thụ hưởng cho cộng đồng, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển
Việc chỉnh trang công viên bến Bạch Đằng không chỉ góp phần thay đổi diện mạo bộ mặt đô thị cho Thành phố Hồ Chí Minh giúp người dân có điểm vui chơi giải trí cộng đồng, mà còn giúp doanh nghiệp phát triển.

Việc UBND Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành chỉnh trang công viên bến Bạch Đằng nói riêng và công viên Mê Linh, khu vực tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo… nói chung đã tạo nên một diện mạo, một bộ mặt đô thị xanh cho Thành phố này, đồng thời tạo nên một địa điểm sinh hoạt cộng đồng cho người dân cũng như du khách, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển, đây chính là hiệu quả tích cực mà công trình xanh mang lại.

Ngày 12/9, tại Hội nghị báo cáo đầu kỳ điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn 2060, TS. Trần Ngọc Chính - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của sông Sài Gòn trong việc phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Theo TS. Trần Ngọc Chính, sông Sài Gòn là tài nguyên đặc biệt ít nơi có, thế nên, Thành phố Hồ Chí Minh cần quy hoạch, khai thác lợi thế nhằm phát triển kinh tế, du lịch, phục vụ cộng đồng.

Theo đó, TS. Trần Ngọc Chính dẫn chứng, tại Đà Nẵng, sông Hàn chảy qua trung tâm thành phố khoảng 7km và được khai thác rất tốt, bao gồm cả không gian đô thị ven bờ cùng những cầu bắc ngang. Điều này giúp Đà Nẵng mang thương hiệu là thành phố của những cây cầu. Đồng thời, trên thế giới nhiều sông như Hoàng Phố ở Thượng Hải (Trung Quốc), Thames (Anh)... cũng không có vị trí đẹp như Sài Gòn nhưng được tận dụng và phát triển rất tốt, trở thành cảnh quan nổi tiếng. Theo TS. Trần Ngọc Chính, nếu quy hoạch và làm tốt, khoảng 10 đến 15 năm nữa sông Sài Gòn không chỉ là điểm nhấn của Thành phố mà sẽ nổi tiếng trên thế giới.

Để làm được điều đó, TS. Trần Ngọc Chính đề nghị đơn vị tư vấn cần làm rõ các nội dung liên quan đến quy hoạch phát triển không gian ven sông Sài Gòn, để thấy đây là cảnh quan đặc biệt thiên nhiên ban tặng không phải nơi nào cũng được lợi thế này.

Bài dự thi viết về Công trình xanh Việt Nam năm 2023 do Báo Xây dựng phát động. Ban tổ chức cuộc thi không trả nhuận bút các bài dự thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và bản quyền bài viết.

Thanh Quang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nắng nóng gay gắt làm đảo lộn kế hoạch của nhiều gia đình trong dịp lễ 30/4-1/5

    Thời tiết nắng nóng kéo dài trong đợt nghỉ lễ khiến kế hoạch giải trí của nhiều gia đình trong dịp lễ 30/4-1/5 bị đảo lộn, họ quyết định trú chân tại Hà Nội thay vì đi chơi xa.

  • "Phấn đấu thông toàn tuyến từ TP. Hồ Chí Minh đến Quảng Ngãi trong năm 2025"

    Thủ tướng đề nghị các chủ thể liên quan cùng nỗ lực để chậm nhất là 30/6/2025 hoàn thành dự án Hoài Nhơn-Quy Nhơn, góp phần thông tuyến cao tốc từ Quảng Ngãi tới Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2025.

  • Hưng Yên: Khi ý Đảng hợp lòng dân

    (Xây dựng) - Giải phóng mặt bằng phần đất nghĩa địa vốn là công việc khó nhất trong công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 qua xã Mễ Sở, huyện Văn Giang (Hưng Yên). Thế nhưng bằng cách tuyên truyền, vận động hợp lòng người, nhân dân thôn Hoàng Trạch, xã Mễ Sở đã đồng lòng di chuyển mồ mả tổ tiên từ nghĩa trang cũ sang nghĩa trang mới, bàn giao toàn bộ diện tích cho đơn vị thi công trong một thời gian rất ngắn.

  • Bình Dương: Hỏa hoạn lớn ở xưởng pallet gỗ, huy động 7 xe chữa cháy dập lửa

    7 xe chữa cháy, 1 xe Robot, 1 xe chỉ huy, 47 cán bộ, chiến sỹ đã nỗ lực khống chế đám cháy lớn tại xưởng pallet gỗ ngoài trời rộng khoảng 400m2 thuộc Công ty TNHH MTV Minh Thành Trung.

  • Như hoa xương rồng

    (Xây dựng) – Nếu không có tình yêu tha thiết với biển đảo quê hương, hẳn những thế hệ thanh niên xung phong trên đảo Bạch Long Vĩ ngày ấy không bao giờ làm được những điều diệu kỳ đến thế. Dành cả cuộc đời để tận hiến, những nữ thanh niên xung phong trên đảo Bạch Long Vĩ giống như những bông hoa xương rồng luôn khoe sắc rực rỡ, dù thời tiết có khắc nghiệt, đất cằn, nắng cháy…

  • Hạ Long: Rút ngắn khoảng cách vùng cao với thành thị

    (Xây dựng) - Khu vực vùng núi của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) gọi là vùng rừng Hoành Bồ hiện có 12 xã, số đông là người thiểu số. Các xã đang sôi nổi hưởng ứng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 78-NQ/TU của Thành ủy ưu tiên nguồn lực, khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025. Đồng bào rẻo cao phấn khởi gọi là Nghị quyết rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các xã vùng cao với thành thị.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load