Thứ ba 08/10/2024 19:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Thành phố Hồ Chí Minh: Chính quyền chậm xử lý vi phạm xây dựng trên đường Đinh Thị Thi?

20:27 | 16/09/2023

(Xây dựng) – Liên quan đến hàng loạt công trình không phép, sai phép, sai công năng biến tướng thành hàng quán đang tồn tại trên đường Đinh Thị Thi, phường Hiệp Bình Phước (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), UBND thành phố Thủ Đức cho biết đã giao cho Phòng Quản lý đô thị kiểm tra, báo cáo. Đến nay, không rõ công tác kiểm tra triển khai ra sao, thế nhưng đã hơn một tháng trôi qua các công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại, hoạt động kinh doanh rầm rộ.

Thành phố Hồ Chí Minh: Chính quyền chậm xử lý vi phạm xây dựng trên đường Đinh Thị Thi?
Công trình nhà hàng Thuỷ Trúc (số 68 Đinh Thị Thi) vốn là nhà ở riêng lẻ, sau khi cải tạo sửa chữa trở thành hàng quán kinh doanh.

Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của người dân về việc nhiều quán xá, bãi xe… là các công trình tiền chế mọc lên dọc hai bên đường Đinh Thị Thi, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn từ Quốc lộ 13 dẫn vào khu đô thị Vạn Phúc) không phép, sai phép, có công năng không phù hợp. Tuy nhiên, nhiều năm nay những công trình này vẫn ngang nhiên hoạt động mà không bị xử lý, khiến dư luận đặt nhiều nghi vấn trong công tác quản lý trật tự xây dựng của chính quyền địa phương.

Nhận được phản ánh, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã đi thực tế và ghi nhận dọc hai bên đường Đinh Thị Thi đang tồn tại nhiều công trình tiền chế với kết cấu trụ sắt, mái bạt, vách tôn có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Theo tìm hiểu của phóng viên, toàn bộ những công trình vi phạm trật tự xây dựng này đều nhằm mục đích cơi nới, tăng diện tích sử dụng, thay đổi công năng để phục vụ hoạt động kinh doanh, thương mại.

Cụ thể, các công trình như công trình Quán Cô Heo (số 13 Đinh Thị Thi), công trình quán Bê thui Vạn Phúc (số 34 Đinh Thị Thi), công trình nhà hàng Thuỷ Trúc (số 68 Đinh Thị Thi)… vốn là công trình nhà ở riêng lẻ. Thế nhưng, tất cả những công trình nhà ở riêng lẻ này đều trở thành hàng quán sau khi gia chủ được UBND phường Hiệp Bình Phước cho phép cải tạo, sửa chữa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Chính quyền chậm xử lý vi phạm xây dựng trên đường Đinh Thị Thi?
Nhà hàng hải sản Hoàng Gia (số 42 Đinh Thị Thi) là công trình nhà ở được cấp phép tạm thời nhưng xây sai phép, thay đổi công năng trở thành hàng quán.

Bên cạnh những công trình nhà ở bị “biến tướng” thành hàng quán sau khi cải tạo, sửa chữa thì cũng có không ít những công trình nhà ở được cấp phép xây dựng tạm thời nhưng xây dựng sai phép, thay đổi công năng trở thành hàng quán để phục vụ kinh doanh. Các công trình nhà ở riêng lẻ được cấp Giấy phép xây dựng tạm thời nhưng “biến tướng” thành hàng quán để kinh doanh gồm: Công trình dịch vụ rửa và chăm sóc xe Gem Auto (số 36 Đinh Thị Thi), Nhà hàng hải sản Hoàng Gia (số 42 Đinh Thị Thi), công trình quán cà phê Hội Phố (số 60 Đinh Thị Thi).

Đặc biệt, trên đường Đinh Thị Thi còn tồn tại một công trình không phép là Cơ sở ôtô Thành Nam (số 56 Đinh Thị Thi) có diện tích hàng trăm m2. Công trình này có kết cấu trụ sắt, mái bạt, vách tôn đang được sử dụng để kinh doanh bến bãi ôtô, xe khách.

Thành phố Hồ Chí Minh: Chính quyền chậm xử lý vi phạm xây dựng trên đường Đinh Thị Thi?
Cơ sở ôtô Thành Nam (số 56 Đinh Thị Thi) có diện tích hàng trăm m2 không phép.

Để có thông tin khách quan, ngày 26/6/2023, phóng viên đã làm việc với UBND phường Hiệp Bình Phước và nhận thấy công tác quản lý trật tự xây dựng tại phường Hiệp Bình Phước có dấu hiệu buông lỏng. Ngày 20/7/2023, Báo điện tử Xây dựng đã có bài viết phản ánh về việc này với tiêu đề “Thành phố Hồ Chí Minh: Địa phương có dấu hiệu buông lỏng quản lý trật tự xây dựng”.

Ngày 31/7/2023, phóng viên đã liên hệ với UBND thành phố Thủ Đức để tìm hiểu về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn nói chung và khu vực đường Đinh Thị Thi, phường Hiệp Bình Phước nói riêng. Liên quan đến vụ việc, UBND thành phố Thủ Đức cho biết đã giao cho Phòng Quản lý đô thị kiểm tra, báo cáo.

Không rõ công tác kiểm tra, rà soát của Phòng Quản lý đô thị thành phố Thủ Đức diễn ra thế nào. Tuy nhiên, đã hơn một tháng trôi qua, đến nay phóng viên vẫn chưa nhận được phản hồi liên quan đến vụ việc của UBND thành phố Thủ Đức. Đồng thời, đến nay các công trình vi phạm trật tự trên đường Đinh Thị Thi vẫn đang tồn tại và hoạt động kinh doanh rầm rộ khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Phóng viên Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đơn vị liên quan để có câu trả lời phản hồi bạn đọc.

Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 25/7/2019 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, trong đó xác định rõ: Nếu không lập lại trật tự xây dựng trên địa bàn các quận, huyện, thì chẳng những không thể thực hiện được chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2016 - 2020 mà cũng không có cơ sở để xây dựng và thực hiện chương trình này trong giai đoạn 2020 - 2025.

Nguyên nhân khách quan của tình hình trên chủ yếu là nhu cầu nhà ở của người dân nhập cư. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp ở nhiều nơi trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng chưa quyết liệt, có nơi còn buông lỏng, xảy ra tiêu cực. Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng ở nhiều nơi chưa đúng mức, chưa nhận trách nhiệm trước Nhân dân về tình trạng vi phạm pháp luật trong xây dựng và tiêu cực ở địa phương.

Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố; Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lập lại trật tự xây dựng, nhưng tại một số quận, huyện, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn ra phổ biến và có xu hướng phức tạp hơn.

Đối với các đối tượng vừa qua đã xây dựng và môi giới bán các công trình xây dựng không phép, sai phép với quy mô lớn, gây hậu quả nghiêm trọng cho người mua và trật tự đô thị, móc ngoặc với một số công chức thoái hóa để xây dựng và mua bán trái pháp luật, cần giao cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, điều tra làm rõ và kết luận sai phạm, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Thiên Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tây Hồ (Hà Nội): Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Nhật Tân có sử dụng đất đúng mục đích?

    (Xây dựng) – Nhiều năm qua, Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Nhật Tân được UBND Thành phố Hà Nội giao đất để làm nơi tập kết vật liệu xây dựng. Trong quá trình khai thác sử dụng, Hợp tác xã đã sử dụng đất sai mục đích để kinh doanh khai thác dịch vụ và từng bị lập biên bản, yêu cầu dừng hoạt động. Tuy nhiên đến nay, phần đất được giao cho Hợp tác xã lại tiếp tục sử dụng để kinh doanh sân pickleball, việc này cần các cấp có thẩm quyền kiểm tra, làm rõ.

  • Quảng Nam: Kiểm tra việc phản ánh năng lực dự thầu của Công ty Cổ phần Đại Thiên Trường và Công ty Cổ phần 873

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xử lý đơn theo quy định của pháp luật về việc ông Trà Thanh Hưng (trú tại thành phố Đà Nẵng) phản ánh năng lực dự thầu của Công ty Cổ phần Đại Thiên Trường và Công ty Cổ phần 873 – Xây dựng công trình giao thông liên quan đến gói thầu thi công xây dựng công trình, dự án đường Vành đai phía Bắc tỉnh Quảng Nam.

  • Công ty Cây xanh Hà Nội “cấm cửa” một nhà thầu 3 năm vì gian lận hồ sơ

    (Xây dựng) - Mới đây, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội (Công ty Cây xanh Hà Nội) đã ra quyết định xử lý cấm thầu trong thời gian 3 năm đối với Công ty Cổ phần BiUni vì có hành vi gian lận hồ sơ dự thầu.

  • Bù Gia Mập (Bình Phước): Dự án sửa chữa xong mới tổ chức đấu thầu gây nhiều tranh cãi

    (Xây dựng) - Gần đây, dư luận tại huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) đặc biệt quan tâm đến một dự án tại địa phương khi công trình sửa chữa trụ sở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng từ 4 tháng trước, nhưng đến tháng 9/2024 mới thực hiện các thủ tục đấu thầu công khai. Việc “xây dựng xong mới đấu thầu” đã gây xôn xao và đặt ra nhiều câu hỏi về quy trình, tính minh bạch trong quản lý dự án sử dụng ngân sách Nhà nước.

  • Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép

    (Xây dựng) – Xây dựng trái phép trên đất chưa được cơ quan có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng, giao và cho thuê đất; nhưng Công ty Cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sơn Trà vẫn một mực phớt lờ yêu cầu di dời của chính quyền địa phương sau khi phát hiện ngọn núi dựng trụ bị sạt lở, hỗ trợ thực hiện công trình khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân dưới chân núi.

  • Minh Hóa (Quảng Bình): Khẩn trương xây dựng công trình Nhà văn hóa bản Tà Leng

    (Xây dựng) - Đó là khẳng định của ông Đinh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) về việc yêu cầu xã Dân Hóa đẩy nhanh xây dựng công trình Nhà văn hóa bản Tà Leng, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load