Thứ hai 24/02/2025 02:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thanh Hóa: Đẩy mạnh phát triển đô thị hóa

22:03 | 06/02/2023

(Xây dựng) - Với phương châm lấy con người, chất lượng cuộc sống làm trung tâm, đồng thời cơ cấu lại nền kinh tế, quản lý xã hội, đô thị hóa sẽ được gắn với xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống công trình công cộng phục vụ người dân. Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh phát triển đô thị hóa.

Thanh Hóa: Đẩy mạnh phát triển đô thị hóa
Đô thị hóa góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Thanh Hóa hiện mới đạt 36% nên Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị có ý nghĩa lớn để tỉnh Thanh Hóa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Đây cũng là cơ hội để cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị bởi các cực tăng trưởng của tỉnh được xác định tại Nghị quyết này đều là các đô thị lớn. Nhiệm vụ phát triển “tứ sơn” - các trung tâm động lực của tỉnh Thanh Hóa cũng chính là phát triển các đô thị Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Sầm Sơn và Lam Sơn - Sao Vàng.

Hiện có 23 huyện đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng, đạt 100%; các đô thị thành phố, thị xã, thị trấn đều được phê duyệt quy hoạch chung, đạt 100% với chất lượng đồ án quy hoạch ngày càng được nâng cao, làm cơ sở để quản lý quy hoạch, kế hoạch hóa đầu tư.

Về thực hiện xây dựng đô thị thông minh đến nay, hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa có 34 đô thị, gồm 1 đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 30 đô thị loại V, với tỷ lệ đô thị hóa đạt 36% tăng hơn 25,6% so với năm 2010. Cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về quy hoạch, quản lý, xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có kế hoạch số 57 để quán triệt thực hiện. Nhiều chỉ tiêu cụ thể đã được đề ra trên cơ sở phân tích hiện trạng và điều kiện phát triển đô thị hiện tại. Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%, đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%.

Theo quy hoạch xây dựng, số lượng đô thị toàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 khoảng 45 đô thị. Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP của tỉnh đến 2025 phấn đấu đạt 75%, đến năm 2030 phấn đấu đạt 85%. Lộ trình đến 2030, tỉnh Thanh Hóa sẽ xây dựng các thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn, các thị xã Bỉm Sơn và Nghi Sơn thành đô thị thông minh, kết nối các đô thị thông minh của khu vực và quốc gia.

Với hướng phát triển đô thị, đến năm 2025 Thanh Hóa sẽ phát triển 1 đô thị loại I là TP Thanh Hóa (sáp nhập TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn); 2 đô thị loại III gồm TP Sầm Sơn và thị xã Bỉm Sơn; 1 đô thị loại IV là thị xã Nghi Sơn và 29 thị trấn là đô thị loại V. Bên cạnh đó, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; có chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại IV trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị.

Được biết, việc tỉnh Thanh Hóa mở rộng quy hoạch chung thành phố Thanh Hóa theo hướng sáp nhập huyện Đông Sơn, vừa tăng cường các chức năng trụ cột cho thành phố; đồng thời phù hợp với phương hướng sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do điều kiện huyện Đông Sơn có quy mô diện tích quá nhỏ so với tiêu chuẩn.

Thảo Chi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị: Phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương

    (Xây dựng) - Ngày 24/02, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các Bộ về dự án Luật Quản lý phát triển đô thị (PTĐT) và Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030. Trước đó, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ dự thảo Luật Quản lý PTĐT với quan điểm phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương, nhằm thúc đẩy sáng tạo không gian phát triển, nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế của các đô thị, các địa phương và cả nước.

  • Nỗ lực vì mục tiêu gọn nhà, sạch phố, đẹp Thủ đô

    Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào thi đua “sáng - xanh - sạch - đẹp” đã và đang được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội tích cực thực hiện, với mục tiêu: Gọn nhà, sạch phố, đẹp Thủ đô. Qua đó, chất lượng môi trường ở nhiều khu dân cư đã cải thiện, các tuyến phố văn minh, hiện đại ngày càng nhiều hơn.

  • Bình Dương: Phấn đấu đưa Bàu Bàng lên thị xã vào cuối 2026

    (Xây dựng) – Với lợi thế về dư địa không gian phát triển mới, huyện Bàu Bàng cần năng động, sáng tạo trong các mục tiêu để đáp ứng đủ các tiêu chí và trở thành thị xã chậm nhất vào cuối năm 2026.

  • KOICA triển khai dự án thành phố văn hóa và du lịch thông minh tại thành phố Huế

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh do KOICA tài trợ, với mục tiêu xây dựng cơ sở thông tin du lịch thông minh, góp phần đảm bảo một hệ thống quản lý có tính nhất quán và sử dụng thông tin văn hóa và du lịch giữa các tổ chức địa phương.

  • Bắc Ninh lên kế hoạch thành lập Thành phố trực thuộc trung ương

    (Xây dựng) - Tỉnh Bắc Ninh đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, Bắc Ninh đã đạt được nhiều tiêu chí để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

  • Yên Bái: Thị trấn Mậu A đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) – Ngày 20/02, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) Nguyễn Cao Viên đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là đô thị loại IV.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load