Chủ nhật 23/02/2025 23:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị: Phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương

18:32 | 23/02/2025

(Xây dựng) - Ngày 24/02, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các Bộ về dự án Luật Quản lý phát triển đô thị (PTĐT) và Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030. Trước đó, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ dự thảo Luật Quản lý PTĐT với quan điểm phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương, nhằm thúc đẩy sáng tạo không gian phát triển, nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế của các đô thị, các địa phương và cả nước.

Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị: Phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương
Việc phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương sẽ phát huy nguồn lực phát triển và thúc đẩy sáng tạo không gian phát triển. (Ảnh minh họa)

Địa phương quyết định “nhạc trưởng” triển khai quy hoạch đô thị

Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã tập trung, chú trọng tăng cường hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ. Trong đó, dự thảo Luật Quản lý PTĐT được xác định là một cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực PTĐT.

Hệ thống đô thị quốc gia với hơn 900 đô thị có bối cảnh phát triển rất phong phú, đa dạng theo 06 vùng kinh tế - xã hội, từ trung du, miền núi đến đồng bằng, từ cao nguyên đến hải đảo, vùng sông nước miền Tây…

Các đô thị cũng đã trải qua quá trình đầu tư và phát triển gắn với đặc điểm tự nhiên và các yếu tố lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội. Các đặc điểm, đặc thù đó tạo nên nguồn lực riêng có cho mỗi địa phương. Bởi vậy, việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong phát triển đô thị sẽ phát huy nguồn lực và sáng tạo không gian phát triển.

Mỗi địa phương sẽ căn cứ điều kiện thực tiễn, nhu cầu của mình để chủ động lập kế hoạch, chương trình và có các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý PTĐT, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hệ thống đô thị Việt Nam. Mỗi đô thị đều có quy hoạch đô thị để định hướng phát triển cho giai đoạn 20 - 25 năm, có thể tầm nhìn dài hạn đến 50 năm.

Cục trưởng Cục PTĐT Trần Quốc Thái cho biết, để bảo đảm sự tuân thủ, đồng bộ với tầm nhìn dài hạn của quy hoạch trong quá trình triển khai quy hoạch và quan trọng hơn là tích hợp được đầu tư công với việc thu hút được nguồn lực phát triển từ xã hội, cộng đồng để phát huy hiệu quả tổng hợp của nguồn lực, dự thảo Luật Quản lý PTĐT đề xuất: Các địa phương ban hành chương trình PTĐT triển khai quy hoạch đô thị được duyệt; Xác định nhiệm vụ ưu tiên gắn với thời hạn hoàn thành hạ tầng khung của đô thị theo từng giai đoạn với từng khu vực PTĐT. Nội dung chương trình lồng ghép kế hoạch phát triển đồng bộ hạ tầng đô thị, không gian ngầm đô thị và phương án cải tạo đô thị…

Có thể nói, đây là công cụ có vai trò điều tiết đồng bộ, thống nhất việc triển khai quy hoạch được duyệt, đồng thời công khai minh bạch thông tin về dự kiến thực hiện các trách nhiệm của Nhà nước. Theo đó, đầu tư của xã hội và thị trường sẽ phát triển một cách chủ động, minh bạch hơn, hạn chế tình trạng dư thừa do đầu tư đúng với quy hoạch nhưng không sát với nhu cầu, hoặc ngược lại là tình trạng hạ tầng khung không đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tế.

Tại các hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo luật, đại diện các địa phương đánh giá cao chủ trương phân cấp này. Từ thực tế nhiều năm quản lý PTĐT lớn, TS. Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình với quan điểm của cơ quan soạn thảo Luật và nhấn mạnh sự cần thiết tổ chức PTĐT theo chương trình PTĐT để hạn chế sự manh mún, không đồng bộ.

Một đại diện của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cũng đề nghị, đối với chương trình PTĐT của đô thị, đặc biệt là đô thị có quy mô lớn, nên tập trung nội dung hoàn thành hạ tầng khung và các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị. Đối với các chương trình, kế hoạch cải tạo đô thị, phát triển không gian ngầm có thể phê duyệt riêng.

Dự thảo Luật Quản lý PTĐT giao địa phương quyết định toàn bộ quá trình lập, thẩm định, phê duyệt Chương trình phát triển đô thị, xác định thứ tự ưu tiên, nguồn lực thực hiện phát triển đồng bộ hạ tầng khung đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu vực phát triển đô thị, khu vực cải tạo đô thị.

Địa phương chủ động quyết định các nhiệm vụ, giải pháp sát với tiềm năng, nhu cầu theo nguồn lực của từng giai đoạn phát triển; đảm bảo sự kết nối liên tục giữa các giai đoạn trong việc thực hiện quy hoạch đô thị cũng như sự chủ động điều chỉnh khi có sự điều chỉnh của quy hoạch đô thị.

Quản lý dựa trên kết quả

Để các địa phương chủ động trong việc tổ chức PTĐT, dự thảo Luật Quản lý PTĐT tập trung quy định về những kết quả và những nguyên tắc, yêu cầu cần đáp ứng của quá trình phát triển thay vì chú trọng các trình tự phải tuân thủ.

Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị: Phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương
Địa phương tự quyết định việc lồng ghép nội dung chương trình PTĐT trong kế hoạch thực hiện quy hoạch chung đô thị hoặc phê duyệt riêng. (Ảnh minh họa)

Dự thảo Luật đã quy định về các chỉ tiêu phát triển hệ thống đô thị, các tiêu chí phân loại đô thị; Tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển hạ tầng và không gian đô thị khu vực dự kiến thành lập quận, phường; Các yêu cầu PTĐT bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, giảm phát thải, ứng dụng đô thị thông minh.

Chương trình PTĐT sẽ là công cụ giúp các địa phương xây dựng và lựa chọn giải pháp tối ưu, nhằm đạt được các kết quả phát triển mong muốn trong từng giai đoạn. Đó là những cơ sở pháp lý để các địa phương chủ động áp dụng các giải pháp cụ thể rất đa dạng trong thực tiễn nếu đáp ứng các nguyên tắc, yêu cầu mà luật đã nêu, qua đó sáng tạo không gian chủ động cho các địa phương.

Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cũng theo Bộ Xây dựng, dự thảo Luật Quản lý PTĐT được xây dựng theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính giữa Trung ương, địa phương với doanh nghiệp, người dân và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước về phát triển đô thị.

Dự thảo Luật quy định duy nhất 01 thủ tục bàn giao quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đã được thực hiện ổn định, hiệu quả trong thời gian qua, được kế thừa từ quy định tại Luật Xây dựng.

Đồng thời, dự thảo Luật quy định cắt, giảm thủ tục hành chính trong việc lập, thẩm định, phê duyệt công cụ quản lý thông qua quy định lồng ghép các nội dung phát triển đồng bộ hạ tầng, phương án tổng thể cải tạo đô thị… trong nội dung chương trình PTĐT.

Đối với hơn 700 đô thị loại V có quy mô nhỏ, dự thảo Luật giao UBND cấp tỉnh tự quyết định việc lồng ghép nội dung chương trình PTĐT trong kế hoạch thực hiện quy hoạch chung đô thị hoặc phê duyệt riêng.

Ngoài ra, dự thảo Luật cũng đơn giản hóa, giảm thủ tục hành chính đối với các đô thị đặc biệt, không yêu cầu rà soát tiêu chuẩn phân loại toàn đô thị khi thành lập mới quận để phù hợp thực tiễn.

Song song với các quy định giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương, dự thảo Luật Quản lý PTĐT cũng nhấn mạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, áp dụng chuyển đổi số trong quản lý; Quy định trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu theo lĩnh vực để nâng cao năng lực cán bộ quản lý và chuyên môn PTĐT.

Có thể nói, quan điểm phân cấp, phân quyền, địa phương quyết định, địa phương làm, Trung ương hướng dẫn, hỗ trợ, cộng đồng tham gia, giám sát đã được dự thảo Luật Quản lý PTĐT cụ thể hóa xuyên suốt từ phát triển hệ thống đô thị đến phát triển từng đô thị, phát triển hạ tầng đô thị và không gian mở đô thị, phát triển mới cũng như cải tạo đô thị.

Viễn Phong

Theo

Xem thêm
  • Cung cấp các dịch vụ công chuyên nghiệp, chuyên sâu, theo quy trình minh bạch

    (Xây dựng) – Đây là kỳ vọng của PGS.TS Trần Chủng (Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng) đối với Bộ Xây dựng mới. Dưới đây là chia sẻ của PGS.TS Trần Chủng với Báo điện tử Xây dựng.

    16:31 | 23/02/2025
  • Thái Nguyên: Chú trọng công tác tái định cư khi triển khai Khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 2

    (Xây dựng) – Nhận được sự quan tâm đặc biệt từ lãnh đạo tỉnh cũng như sự đồng thuận cao từ phía nhân dân, thành phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) luôn chú trọng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tái định cư, tạo bước tiền đề cho an sinh xã hội, phát triển kinh tế khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 2.

    16:24 | 23/02/2025
  • Đại hội Đảng bộ Quân sự thành phố Hạ Long lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030

    (Xây dựng) - Ngày 22/2, Đảng bộ Quân sự thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là Đại hội được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chọn làm điểm chỉ đạo để rút kinh nghiệm trong toàn quân về công tác tổ chức Đại hội Đảng cấp cơ sở khối địa phương; đây cũng là Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên trong tỉnh tổ chức Đại hội.

    11:14 | 23/02/2025
  • Bài 3: Hóa giải nỗi lo an ninh, an toàn trên không gian mạng

    (Xây dựng) – Trước thực tế các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi, mô hình “Hội Phụ nữ xã Tân Sỏi tham gia đảm bảo an ninh, trật tự và tuyên truyền phòng ngừa trên không gian mạng” tại Yên Thế ra đời, với “nhân sự” nòng cốt là các chị em phụ nữ. Dưới sự hướng dẫn của lực lượng Công an xã chính quy, mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức người dân, chủ động phòng ngừa; góp phần đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, ổn định phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

    11:10 | 23/02/2025
  • Hà Nội: Xây cầu Tứ Liên hơn 20 nghìn tỷ, vượt hai sông và ba hầm chui hiện đại

    (Xây dựng) - Quá trình triển khai dự án cầu Tứ Liên sẽ xây dựng 3 hầm chui (bao gồm 2 hầm kín dài khoảng 0,16km và 0,1km; 1 hầm hở dài khoảng 1,05km).

    11:07 | 23/02/2025
  • Hà Nội: Sắp khởi công xây dựng tuyến đường sắt Văn Cao - Hòa Lạc dài hơn 38km

    (Xây dựng) - Tuyến đường sắt đô thị số 5 dài hơn 38km từ phố Văn Cao (Ba Đình) đến Hòa Lạc (Thạch Thất) với tổng mức đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ khởi công xây dựng trong năm nay.

    11:05 | 23/02/2025
  • Yên Thế (Bắc Giang): Tập trung phát triển dịch vụ, các khu du lịch sinh thái

    (Xây dựng) – Theo Chủ tịch UBND huyện Yên Thế Thân Hải Nam, với lợi thế gần kề các khu công nghiệp lớn như Lạng Giang, Tân Yên và Phú Bình (Thái Nguyên), huyện Yên Thế tập trung phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái nhằm phục vụ các khu công nghiệp, chứ không mở rộng và phát triển thêm.

    11:03 | 23/02/2025
  • Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL

    Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.

    09:03 | 23/02/2025
  • Quảng Trị: Tái khởi động công trình đường Hùng Vương

    (Xây dựng) – Công trình đường Hùng Vương kết nối hành lang kinh tế Đông Tây và Khu kinh tế Đông Nam vừa được chủ đầu tư và các nhà thầu tái khởi động triển khai sau gần nửa năm tạm dừng thi công.

    08:19 | 23/02/2025
  • Ninh Bình: Công bố quyết định về lãnh đạo các Sở sau hợp nhất

    (Xây dựng) – Ngày 22/2, UBND tỉnh Ninh Bình đã có hội nghị công bố các Quyết định về công tác cán bộ gồm lãnh đạo các Sở sau hợp nhất, trong đó ông Chu Đức Long giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng.

    22:17 | 22/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load