Thứ bảy 22/06/2024 03:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra sai phạm tại doanh nghiệp và dự án đầu tư

12:22 | 15/06/2024

Kiểm toán Nhà nước khó có thể phát hiện doanh nghiệp, dự án đầu tư cố tình gian lận, cấu kết thông đồng hợp thức hồ sơ, tạo lập hồ sơ, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu mà phải thông qua nghiệp vụ điều tra.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra sai phạm tại doanh nghiệp và dự án đầu tư
Trên thực tế, một số những sai phạm đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhưng đơn vị vẫn tái phạm hoặc tiếp tục xảy ra ở những đơn vị khác. (Ảnh: Vietnam+)

Những năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán tại các doanh nghiệp, dự án đầu tư có quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước và đã có nhiều phát hiện kiểm toán quan trọng.

Song trên thực tế, một số những sai phạm đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhưng đơn vị vẫn tái phạm hoặc tiếp tục xảy ra ở những đơn vị khác. Thậm chí, một số vụ án lớn như các trường hợp của Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Thuận An, Phúc Sơn.

Trên 660 báo cáo đã kiến nghị kiểm điểm

Để làm rõ hơn những vấn đề, ông Đặng Thế Vinh, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước đã có cuộc trao đổi với VietnamPlus về thực trạng cũng như trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền.

- Thưa ông, có những sai phạm đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra từ những năm trước nhưng các doanh nghiệp, chủ dự án đầu tư vẫn tái phạm hoặc tiếp tục xảy ra ở những đơn vị khác, nguyên nhân do đâu?

Ông Đặng Thế Vinh: Trong 5 năm qua (2019-2023), Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán và phát hành 1.345 Báo cáo kiểm toán, kiến nghị 331.370 tỷ đồng (gồm tăng thu ngân sách Nhà nước 30.540 tỷ đồng; Giảm chi ngân sách Nhà nước 96.180 tỷ đồng; Kiến nghị khác 204.640 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung 1.069 văn bản (gồm 14 văn bản Luật, 01 nghị quyết của Quốc hội; 16 Quyết định; 42 Nghị định; 124 Thông tư và 872 văn bản khác). Ngoài ra, 663 Báo cáo kiểm toán đã có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đồng thời chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp xem xét xử lý.

Trong lĩnh vực đầu tư, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, từ việc lập, phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư đến việc phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án và công tác thiết kế, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, quản lý tiến độ…

Với doanh nghiệp có trên 50% vốn Nhà nước, những bất cập chủ yếu được phát hiện gồm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách chưa đầy đủ, do hạch toán sai doanh thu, chi phí; Quản lý chi phí, giá thành sản phẩm chưa chặt chẽ, định mức sản xuất kinh doanh chưa phù hợp thực tế; Quản lý nợ còn bất cập, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn; Đầu tư tài chính hiệu quả chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ...

Kết quả kiểm toán thời gian qua có thể thấy những tồn tại trên đã xảy ra tại nhiều doanh nghiệp, thậm chí khi được chỉ ra và yêu cầu khắc phục nhưng vẫn tái phạm.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra sai phạm tại doanh nghiệp và dự án đầu tư
Ông Đặng Thế Vinh, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước. (Ảnh: Vietnam+)

Để khắc phục tình trạng này, Kiểm toán Nhà nước đã công khai kết quả kiểm toán hàng năm và trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị thuộc về các doanh nghiệp và các cá nhân, đơn vị có liên quan theo quy định. Do đó, việc tiếp tục xảy ra các sai phạm tại các doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục sai phạm, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiến nghị các biện pháp xử lý tương xứng.

Trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước?

- Liên quan đến các dự án của Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An hay trường hợp của Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Kiểm toán Nhà nước có thực hiện kiểm toán không? Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc không phát hiện ra sai phạm tại các doanh nghiệp này?

Ông Đặng Thế Vinh: Qua rà soát hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước từ năm 2020 trở lại đây, Kiểm toán Nhà nước có lựa chọn kiểm toán một số dự án đầu tư, trong đó có Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện thi công một số gói thầu. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư/ban quản lý dự án cung cấp. Tại thời điểm đó, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra một số tồn tại trong việc thực hiện dự án này và đã có kiến nghị xử lý tài chính, kiến nghị trách nhiệm tương ứng với các sai sót.

Gắn với trách nhiệm các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán có sai phạm, kiến nghị khởi tố thời gian qua cần phân loại 2 nhóm. Thứ nhất, các hành vi sai phạm của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, FLC không thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Việc kiểm toán các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nêu trên chủ yếu do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện.

Các sai phạm của Thuận An, Phúc Sơn liên quan đến các dự án đầu tư công, thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước song không phải là đơn vị được kiểm toán theo Luật Kiểm toán Nhà nước. Bởi, các đơn vị được kiểm toán là các chủ đầu tư, ban quản lý dự án.

Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 quy định:

Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán (Điều 4).

Đơn vị được kiểm toán là cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công (Khoản 3 Điều 3).

Cần phải thấy rõ, Kiểm toán Nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị. Mục tiêu kiểm toán là xác nhận tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính, quyết toán; Đánh giá tính tuân thủ, tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực dự án. Đơn vị được kiểm toán là các chủ đầu tư, ban quản lý và không kiểm toán nhà thầu. Hiện nay, Kiểm toán Nhà nước đang thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) và không kiểm toán các doanh nghiệp tư nhân, không có vốn Nhà nước đầu tư.

Đáng lưu ý, trường hợp các đơn vị sai phạm thường có sự cấu kết, thông đồng hết sức tinh vi giữa các cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan và nằm ngoài khả năng, phạm vi tiếp cận, phương pháp kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước không có chức năng điều tra (như cơ quan cảnh sát điều tra) nên các hành vi tham nhũng, tiêu cực tinh vi ẩn sau hoạt động đầu tư, hồ sơ dự án được hợp thức hóa, sai phạm chỉ phát hiện được qua hoạt động điều tra. Do vậy, Kiểm toán Nhà nước chưa phát hiện được các hành vi tội phạm tại các dự án kiểm toán như cơ quan cảnh sát điều tra đã phát hiện, khởi tố thời gian qua. Mặt khác, đến nay Kiểm toán Nhà nước cũng không có thông tin nào về trách nhiệm của Kiểm toán viên Nhà nước liên quan đến các vụ việc.

- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và hạn chế những sai sót của các doanh nghiệp, dự án đầu tư, Kiểm toán Nhà nước có những giải pháp gì trong thời gian tới, thưa ông?

Ông Đặng Thế Vinh: Với đặc thù của Ngành, Kiểm toán Nhà nước chủ yếu tập trung ở khía cạnh phòng ngừa, phát hiện các sai phạm và kiến nghị xử lý tăng thu, giảm chi ngân sách Nhà nước, đặc biệt là kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách, chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.… Trường hợp phát hiện ra hành vi có dấu hiệu tội phạm kiến nghị hoặc chuyển cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định.

Các sai phạm được các đối tượng cố tình gian lận, cấu kết thông đồng hợp thức hồ sơ, tạo lập hồ sơ trái pháp luật, đặc biệt là các sai phạm trong tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tại các dự án, thì việc phát hiện qua kiểm toán là rất khó và chỉ có thể thông qua nghiệp vụ điều tra.

Qua những vụ việc trên, Kiểm toán Nhà nước cũng nhận thấy trách nhiệm của mình càng phải cao hơn nữa trong hoạt động kiểm toán. Vì vậy, Kiểm toán Nhà nước đã đề ra một số giải pháp, trong đó quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán viên cũng như hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán, phương pháp kiểm toán.

Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp kiểm toán để phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý tài chính, tài sản công. Ngành khẳng định sẽ xử lý nghiêm các trường hợp kiểm toán viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử; các biểu hiện, hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Hạnh Nguyễn (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • 8 loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 07/2024/QĐ-TTg ngày 20/6/2024 ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

  • CEO Mai Kiều Liên: “Mọi hoạt động của Vinamilk phải mang lại giá trị cho cộng đồng”

    (Xây dựng) - CEO Mai Kiều Liên chia sẻ về hành trình trở thành “Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững nhất toàn cầu” của Vinamilk và phác họa những bước đi hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

  • Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng cuối năm 2024

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng cuối năm 2024 theo Nghị quyết của Quốc hội.

  • Liên Hà Thái - Khu công nghiệp xanh kiểu mẫu: Điển hình thu hút vốn đầu tư FDI

    (Xây dựng) - Thủ tướng Phạm Minh Chính hai lần về thăm và làm việc tại KKT Thái Bình đã ghi nhận, gửi gắm niềm tin vào Đảng bộ, chính quyền địa phương và nhà đầu tư xây dựng KCN Liên Hà Thái trở thành KCN đầu tàu, kiểu mẫu, thân thiện với môi trường, công nghệ cao hàng đầu ở vùng châu thổ sông Hồng, điển hình trong thu hút vốn đầu tư FDI.

  • Đồng bằng sông Cửu Long: Bao giờ “đánh thức” tiềm năng?

    (Xây dựng) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đứng đầu cả nước về sản lượng lúa gạo, thủy sản và trái cây. Vùng này đóng góp 56% sản lượng lúa gạo (24,5 triệu tấn), 98% sản lượng cá tra (1,41 triệu tấn) và 60% các loại trái cây cả nước (4,3 triệu tấn), 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên thời gian dài, vùng được xem như là vùng trũng về kinh tế, giáo dục, y tế. Thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên cho vùng để phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Nhưng đến nay, tài nguyên về năng lượng sạch, cảng biển vẫn chờ chính sách.

  • Yên Bái: Hoàn thành lắp đặt tua bin Tổ máy 1, Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2

    (Xây dựng) - Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà 2 đã hoàn thành công tác lắp đặt tua-bin Tổ máy số 1. Đây là hoạt động thiết thực để chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023; công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái đến năm 2040.

Xem thêm
  • Giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ

    (Xây dựng) - Sau 1 năm triển khai, Chương trình gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng mới giải ngân chưa đến 1% nguồn vốn, do gặp nhiều vướng mắc như: Khả năng đáp ứng của chủ đầu tư về năng lực tài chính, tài sản bảo đảm, pháp lý dự án, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất…

    08:00 | 21/06/2024
  • Tự động hóa và năng lượng - Động lực cho sản xuất thông minh

    (Xây dựng) – Ngày 20/6, tại Bình Dương đã diễn ra Hội nghị Tự động hóa và năng lượng - Động lực cho sản xuất thông minh, với sự tham gia của các Sở, ngành tỉnh Bình Dương và Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (Kocham) và Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

    23:14 | 20/06/2024
  • Vĩnh Phúc nỗ lực thu hút đầu tư FDI

    (Xây dựng) – Dòng vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc từ đầu năm đến nay vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thu hút FDI trên toàn cầu suy giảm. Thực tế này cho thấy, Vĩnh Phúc vẫn là địa phương có sức hấp dẫn trong mắt của nhà đầu tư nước ngoài và phản ánh rõ nét môi trường đầu tư thuận lợi của tỉnh.

    19:52 | 20/06/2024
  • Hà Tĩnh: Cần chú trọng triển khai chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics và xuất khẩu theo tinh thần Nghị quyết

    (Xây dựng) – Nghị quyết số 113/2023 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn trong 2024-2025 đã đưa ra 5 chính sách trong đó duy trì 2 chính sách và bổ sung 3 chính sách mới. Tuy nhiên, hiện nay công tác thu hút đầu tư vào lĩnh vực logistics còn nhiều hạn chế, chưa khai thác triệt để các tiềm năng, lợi thế và hiệu quả còn thấp chưa đáp ứng được chính sách hỗ trợ mà Nghị quyết đề ra.

    19:44 | 20/06/2024
  • Bắc Giang: Tập trung cao cho giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Trong nửa đầu năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công của toàn tỉnh Bắc Giang mới đạt hơn 21% kế hoạch. Do đó, tỉnh Bắc Giang đang tập trung quyết liệt thực hiện nhiều biện pháp để đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn trong giai đoạn cuối năm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

    19:41 | 20/06/2024
  • Bắc Giang: Tập trung thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    (Xây dựng) - Với nhiều khó khăn trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia khiến tỷ lệ giải ngân mới đạt 15,5% trong 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các cấp, ngành địa phương trong tỉnh cần quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia.

    19:26 | 20/06/2024
  • Long An: GRDP tăng 5,26%, mức cao nhất từ năm 2021

    (Xây dựng) - Trong 6 tháng đầu năm 2024, GRDP của tỉnh Long An ước đạt 5,26%, đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm cao nhất kể từ năm 2021 đến nay.

    18:59 | 20/06/2024
  • Thanh Hóa: Thay chủ đầu tư dự án xây dựng, khai thác hạ tầng Khu công nghiệp số 3 - Khu kinh tế Nghi Sơn

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 525/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng Khu công nghiệp số 3 - Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

    19:05 | 19/06/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Ninh

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2503/QĐ-UBND về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Ninh, huyện Đông Sơn.

    16:16 | 19/06/2024
  • Lào Cai: Phê duyệt chủ trương đầu tư cho 7 dự án trong 6 tháng đầu năm 2024

    (Xây dựng) - Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, trong 6 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 7 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Các dự án được phê duyệt chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng.

    15:29 | 19/06/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load