Thứ tư 29/01/2025 06:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hợp tác xây dựng Công viên địa chất Lạng Sơn

21:41 | 29/11/2021

Ngày 29/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Quỹ FNF Việt Nam đồng chủ trì tổ chức Hội nghị quốc tế phát triển đối tác hợp tác công tư xây dựng Công viên địa chất Lạng Sơn.

hop tac xay dung cong vien dia chat lang son
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên phát biểu tại Hội nghị.

Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Giám đốc Quốc gia Quỹ FNF Việt Nam cùng các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp đối tác xây dựng công viên địa chất.

Công viên địa chất Lạng Sơn được xây dựng bao gồm 5 huyện là Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Hữu Lũng và Chi Lăng; tổng diện tích gần 3.900 km2 với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tại những địa phương này có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đậm nét vùng cao và đặc sắc về tín ngưỡng.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Phúc Hà cho biết, việc thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất tỉnh Lạng Sơn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể của di sản địa chất và các loại hình di sản khác, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh - quốc phòng của khu vực công viên địa chất nói riêng, Lạng Sơn và các tỉnh Đông Bắc Việt Nam nói chung.

Tại Hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học đã có những tham luận chia sẻ kinh nghiệm liên quan tới xây dựng Công viên địa chất và phát triển đối tác hợp tác công tư.

hop tac xay dung cong vien dia chat lang son
Quang cảnh Hội nghị.

Về kinh nghiệm triển khai các kế hoạch xây dựng Công viên địa chất gắn với hợp tác công tư, Giám đốc Trung tâm Karst và Di sản địa chất, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Đỗ Thị Yến Ngọc cho rằng, Lạng Sơn cần xây dựng Ban quản lý đủ mạnh, đủ quyền hạn và quản lý một cách hiệu quả; có những ký kết thỏa thuận hợp tác công tư với một số doanh nghiệp tư nhân có mong muốn tham gia vào quá trình xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản; đồng thời, tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế và tham gia các hoạt động của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO.

Đối với vấn đề quản lý các di sản địa chất kết hợp phát triển kinh tế bền vững, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Tích, Trưởng Ban Khoa học - Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, Lạng Sơn cần nghiên cứu rà soát thêm về công tác bảo vệ các vùng đá vôi bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số một cách hiệu quả và đặc sắc nhất, để từ đó có một khu vực mà người dân có thể “sống được từ du lịch”. Về lâu dài, tỉnh cũng cần xây dựng quy hoạch tổng thể khu du lịch trọng điểm quốc gia với những nội dung cụ thể, bài bản, qua đó không chỉ nâng tầm du lịch Lạng Sơn mà còn góp phần nâng cao sinh kế cho đồng bào trong khu vực.

Liên quan tới nội dung bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của công viên địa chất, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, những tập quán, truyền thống văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở khu vực công viên như cộng đồng dân tộc tại chỗ, các dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Sơn là những di sản cần có kế hoạch bảo vệ. Để làm được điều này cần tổ chức khảo sát, kiểm kê, đánh giá thực trạng di sản địa phương, đồng thời có kế hoạch và biện pháp bảo vệ đối với các loại hình di sản vật thể, phi vật thể cũng như phát triển du lịch cộng đồng.

hop tac xay dung cong vien dia chat lang son
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên cho biết, những kinh nghiệm, khuyến nghị của các nhà khoa học, các chuyên gia và đại diện các tổ chức, doanh nghiệp được đưa ra là rất hữu ích cho Lạng Sơn. Tỉnh sẽ nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến, khuyến nghị trên trong quá trình xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn.

Qua đây, lãnh đạo tỉnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ, hợp tác trong thời gian tới. Lạng Sơn hoan nghênh các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế nghiên cứu và triển khai hợp tác đầu tư, tài trợ, triển khai các dự án nghiên cứu, tôn tạo, bảo tồn, phục dựng, đầu tư, nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản và công viên địa chất, hạ tầng du lịch… góp phần giúp tỉnh xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn; thực hiện mục tiêu sớm được UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu.

Theo Tin, ảnh: Nguyễn Quang Duy (TTXVN)

Cùng chuyên mục
  • Bánh chưng vị của Mẹ

    (Xây dựng) - Với tôi, hương vị của ngày Tết thật sự rất đặc biệt và không thể nào quên, khi cả nhà cùng quây quần gói và luộc bánh chưng. Đây là một trong những kỷ niệm vui nhất trong hơn 20 năm tôi được ở bên mẹ.

  • Làng Nủ vào Xuân

    (Xây dựng) - Bỏ lại sau lưng đau đớn, mất mát sau cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, ngày cuối năm, người dân Khu tái thiết Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, Lào Cai) hân hoan nhận nhà mới. Giữa không gian tĩnh lặng của núi rừng Tây Bắc, tiếng cười nói, nô đùa của trẻ thơ trong những ngôi nhà mới như nốt nhạc vui, thổi bừng sức sống, hướng đến tương lai.

  • Dự thảo Nghị định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.

  • Tết rồi về nhà thôi con!

    (Xây dựng) - Kiev mùa này tuyết rơi nhiều, cả thành phố chìm vào một màu trắng xóa, thoảng một đôi lần trong tháng mới thấy le lói ánh mặt trời, tiếng UAV vẫn gầm rú, tiếng còi báo động giục giã, bỗng tiếng chuông điện thoại reo lên, bố gọi “Tết này, về nhà con nhé!”.

  • Tết nhớ gà kho măng

    (Xây dựng) - Tầm giáp Tết, ba tôi lại ra sau vườn, lựa những con gà quá lứa để nấu món gà nấu măng khô. Măng được ba vào rừng lấy từ mùa mưa, mẹ tôi mang về sơ chế, cắt từng lát mỏng rồi đem phơi khô để dành Tết đến. Mỗi lần ăn gà kho măng, tôi lại luyến lưu bởi vị béo ngậy của thịt gà, vị thơm mềm của măng hòa quyện với hành tỏi ớt cay nồng. Để làm món ăn này, ngay từ sáng sớm ngày Ba mươi Âm lịch, mẹ tôi đã lui cui sau bếp, nhặt củi vào rồi bắt đầu nhóm lửa. Khi những tiếng tí tách vang lên, báo hiệu lửa đã bén đều nhau, mẹ đặt lên bếp chiếc nồi to chứa đầy nước đun sôi. Trong lúc này, ba rọi đèn pin vào chuồng gà rồi lựa cặp gà già nhất bầy đem ra sơ chế sạch sẽ với gừng và nước muối rồi để lên rổ tre cho ráo nước. Mẹ bắc thêm nồi nước sôi, rưới đều lên chiếc thau đã chứa sẵn lượng măng khô vừa đủ để ngâm cho măng mềm. Mẹ liên tay dùng đũa lớn đảo trộn cho măng thấm nước nóng. Mẹ đảo đến đâu, nước trong thau chuyển thành màu nâu đến đó. Chờ cho đến khi nước nguội, mẹ bỏ hết nước ra rồi bắt đầu xả măng nhiều lần dưới vòi nước sạch. Sau đó, mẹ cho măng vào nồi, luộc thêm hai lần nữa. Đến lần luộc cuối cùng, mẹ cho thêm ít dầu phộng. Mẹ bảo luộc nhiều lần như vậy để loại bỏ hết độc tố trong măng, còn cho dầu vào giúp măng thơm, mềm, dễ ăn. Cuối công đoạn này, ba sẽ dùng đôi tay lực lưỡng vắt cho măng sạch hẳn nước. Chỉ chờ vậy, mẹ và tôi trải tấm bao lớn ra, ngồi lên chiếc ghế con rồi tỉ mẩn xé măng thành từng sợi nhỏ vừa ăn.

  • Thái Bình: Sẵn sàng khai mạc Lễ hội đền Trần 2025

    (Xây dựng) - Lễ hội đền Trần năm 2025 tổ chức tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) sẽ diễn ra từ ngày 10 - 14/2 (tức ngày 13 - 17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) theo quy mô cấp tỉnh.

Xem thêm
  • Nam Định tăng cường công tác quản lý lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025, nhất là Lễ hội khai Ấn đền Trần, Lễ hội chợ Viềng Xuân sẽ thu hút đông đảo du khách thập phương, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Để đảm bảo các Lễ hội được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, đúng quy định và nghi lễ truyền thống, phong tục, tập quán địa phương, UBND tỉnh Nam Định ban hành Văn bản số 46/UBND-VP7 về việc tăng cường công tác quản lý lễ hội.

    22:25 | 27/01/2025
  • Từ trời Âu, nặng lòng nhớ Tết

    (Xây dựng) - Kìa, tuyết lại rơi! Tuyết rơi trắng trời. Trận tuyết khắc nghiệt thứ mấy, hay thứ mười mấy kể từ đầu Giêng rồi nhỉ? Mùa Đông dai dẳng gieo tuyết lạnh lấp kín lối mòn, phủ giá rét đóng băng mặt hồ rồi lại thốc từng cơn gió buốt vào lòng người tê tái. Nỗi nhớ nhà, nhớ Tết vùi đầu ngủ sâu bỗng trằn trọc trở mình. Ai đó hãy nói với tôi, về nhà đón Tết thôi…

    21:00 | 27/01/2025
  • Vui Xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường

    (Xây dựng) - Nhằm mang đến một không gian trải nghiệm Tết truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Di sản văn hóa Mường tổ chức chương trình “Vui Xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hoá Mường, Hoà Bình” trong hai ngày mồng 4 và 5 Tết (thứ Bảy, Chủ nhật, ngày 1 và 2/2/2025). Chương trình mang đến cho công chúng một không gian Tết kết hợp giữa những hoạt động trải nghiệm cùng các chủ thể văn hóa và khám phá di sản qua công nghệ.

    17:18 | 27/01/2025
  • Hà Nội leng keng tàu điện

    (Xây dựng) - Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, hai nhà thơ Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói một câu tuyệt vời ý nghĩa về thời đại. Đó là “chỉ một chiếc tàu thủy thôi, chẳng hạn, cũng mang theo nó bóng dáng của một nền công nghiệp”. Đúng vậy, qua hàng ngàn năm của đêm trường phong kiến, tuyệt đại đa số người bình dân Việt Nam đều di chuyển bằng đôi chân trần của mình. Chỉ quan to mới được đi kiệu, người giàu hay người có địa vị trong xã hội mới có phương tiện khác để di chuyển như cưỡi ngựa, ngồi xe do ngựa kéo hay ngồi trên võng, trên thuyền...

    11:24 | 27/01/2025
  • Hoài niệm từ ca khúc “Cuối Thu”

    (Xây dựng) - Cuối Thu, một ca khúc trữ tình, dễ nghe, dễ cảm, dễ đồng điệu với những trái tim nghệ sĩ. Tôi còn trở đi trở lại với ca khúc này trong những đêm thu, đêm mưa buồn, để cho lời ca điệu nhạc nâng đỡ tâm hồn mình, cũng là để yêu người yêu đời hơn.

    09:23 | 27/01/2025
  • Ngọc Chiến vào Xuân

    (Xây dựng) - Thời khắc đất trời bắt đầu vòng quay mới, sắc xuân rực rỡ, vui tươi rộn rã khắp bản làng, hơi ấm rạo rực, len lỏi từng căn bếp nhỏ, sưởi ấm lòng người, cũng là lúc bản vùng cao đón Tết.

    22:20 | 26/01/2025
  • Mai Châu – Vòng xòe rộng mãi

    (Xây dựng) - Đây không phải là lần đầu chúng tôi đến Hòa Bình, nhưng là lần đầu đến huyện Mai Châu. Xe băng qua dốc Cun, đèo Thung Nhuối quanh co, hiểm trở, chúng tôi được ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ núi đồi Mai Châu với thung lũng ngút ngàn xanh của đồng ruộng, xa xa thấp thoáng những nếp nhà nằm nép mình bên dãy núi phủ kín chân mây.

    18:15 | 26/01/2025
  • Dự thảo Nghị định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.

    13:56 | 26/01/2025
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Di sản Thành nhà Hồ

    (Xây dựng) - Ngoài miễn vé tham quan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc chào đón năm mới.

    13:25 | 26/01/2025
  • Hà Nội ngửa mặt mà thương

    (Xây dựng) - Rất nhiều người một đời xa Hà Nội chỉ muốn trở về, đi ngang qua các con phố để tìm cho mình những điều giản dị. Những ô cửa xanh, ban công rêu phong nhuốm màu xưa cũ, như một nét hoài niệm về một Hà Nội không còn trẻ, mà ngắm mãi không chán. Khi tầng một tràn ngập ánh sáng neon, tiếng còi xe, và nhịp sống hối hả, thì tầng hai lại mang vẻ thanh bình, trầm mặc với những ban công uốn lượn, khung cửa chớp xanh cổ kính, và những chậu cây xanh buông mềm mướt mát. Tầng hai của những ngôi nhà phố cổ Hà Nội là một thế giới riêng, tách biệt khỏi ồn ào và xô bồ bên dưới.

    09:33 | 26/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load