Thứ ba 28/01/2025 00:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Nội Leng Keng tàu điện

11:24 | 27/01/2025

(Xây dựng) - Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, hai nhà thơ Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói một câu tuyệt vời ý nghĩa về thời đại. Đó là “chỉ một chiếc tàu thủy thôi, chẳng hạn, cũng mang theo nó bóng dáng của một nền công nghiệp”. Đúng vậy, qua hàng ngàn năm của đêm trường phong kiến, tuyệt đại đa số người bình dân Việt Nam đều di chuyển bằng đôi chân trần của mình. Chỉ quan to mới được đi kiệu, người giàu hay người có địa vị trong xã hội mới có phương tiện khác để di chuyển như cưỡi ngựa, ngồi xe do ngựa kéo hay ngồi trên võng, trên thuyền...

Hà Nội Leng Keng tàu điện

Đến thời Pháp thuộc, dưới sông có tàu thủy thay thuyền, còn trên bộ thì có ôtô. Lịch sử ghi lại rằng, dưới thời vua Tự Đức triều Nguyễn, một viên quan được cử đi sứ nước Phú Lãng Sa (nước Pháp) về đã bị chém đầu về tội “dối vua phạm thượng”chỉ vì đã tâu với vua rằng ở bên nước Phú Lãng Sa có loại đèn “treo ngược, không cần dầu (tức cái đèn điện) mà vẫn sáng ngày đêm, có cái xe “không cần ngựa, không cần trâu hay bò kéo (tức cái ôtô) mà vẫn chạy rất nhanh.

Từ cái đèn treo ngược và cái xe không cần súc vật kéo ấy, tiếp theo là sự xuất hiện của tàu hỏa, tàu điện, ôtô, cầu Long Biên... người ta đâm ra rất phục “ông Tây”. Xin thưa “ông Tây” ở đây không chỉ cá nhân một “ông Tây” cụ thể nào, mà chỉ chung những người Pháp trong bộ máy cai trị ở Việt Nam và cả những người Pháp ở bên nước Pháp. Những năm đầu thế kỷ XX, Hà Nội xuất hiện bài ca dao với 4 câu mở đầu: “Ông Tây ngồi nghĩ cũng tài/ Sinh ra đèn máy thắp hoài năm canh/ Ông Tây ngồi nghĩ cũng sành/ Sinh ra tàu điện chạy quanh phố phường”.

Sau khi đã hết lời ca ngợi, thán phục những cái “tài”, cái “sành” của “ông Tây” rồi, người ta mới kể chi tiết: “La ga thì ở Thụy Chương/ Dây đồng cột sắt tìm đường kéo lên”. “La ga” tức là nhà ga.

Thời ấy, ga xuất phát đầu tiên của tàu điện là phố Thụy Chương - Hà Nội, tức là phố Thụy Khuê bây giờ, còn ga cuối ban đầu là Hồ Gươm, rồi sau kéo dài đến Hà Đông. Còn vì sao nói “dây đồng cột sắt tìm đường kéo lên” là vì tàu điện chạy bằng điện, điện ấy do nhà máy điện Yên Phụ, nhà máy điện đầu tiên phát điện bằng than của Việt Nam, cung cấp. Muốn có điện cho tàu điện chạy thì phải làm “dây đồng cột sắt” để kéo điện. Cột điện bằng sắt dựng dọc hai bên đường ray của tàu, giữa hai bên cột sắt có đường dây điện bằng đồng. Đầu mỗi toa tàu điện có một cái cần bằng đồng, một đầu thanh đồng đó có gắn một cái bánh xe trượt bằng sắt, còn đầu kia gắn với bộ phận tiếp điện của toa tàu. Khi cái bánh xe bằng sắt đó trượt trên dây đồng, thì nguồn điện sẽ truyền theo cái cần bằng đồng làm xe điện khởi động và chạy được. Muốn tàu điện dừng, chỉ cần điều khiển bánh xe trượt khỏi “dây đồng” và ấn vào bộ phận điều khiển phanh, là tàu dừng lại. Muốn tàu tiếp tục chạy, thì điều khiển bánh xe tiếp tục trượt trên dây đồng.

Tiếp theo “Bồi bếp cho chí bồi bàn/ chạy tiền ký cược đi làm “xơ vơ”. Những anh “xơ vơ (XV)” tức là những anh xé vé của tàu điện. Hành khách lên tàu, sau khi trả tiền, sẽ được anh “xơ vơ” xé cho một tấm vé tàu, để nếu người nhà tàu kiểm tra, có vé thì được đi đến ga cuối, nếu không thì bị phạt rất nặng. Muốn được làm “xơ vơ” phải đặt tiền ký cược là 5 đồng bạc. Ai muốn biết số tiền đó lớn đến mức nào, tìm đọc tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố, sẽ biết: Bán một cháu bé 8 tuổi làm con ở và một đàn chó cho nhà địa chủ mới được một đồng bạc. Nộp 5 đồng bạc để đi làm “xơ vơ” rồi, nếu nhà tàu cho nghỉ thì sẽ được trả lại 5 đồng bạc đó, còn nếu tự ý bỏ việc thì sẽ mất số tiền ký cược đó.

Tiếp theo “Xưa nay có thế bao giờ/ Có cái tàu điện đứng chờ ngã ba”. Gần nghìn năm, kể từ khi Thăng Long trở thành “đệ nhất kinh kỳ” đến khi những “ông Tây” biến Thăng Long trở thành Hà Nội, chỉ thấy kẻ đi người lại lầm lũi đi bộ với những bàn chân trần nứt nẻ, chai sạn bám cát bụi. Ngày nay cái tàu “không cần trâu kéo hay bò kéo” đứng lù lù ở ngã ba chờ khách, quả là “chưa có bao giờ”.

Khách đi tàu là những ai? Bài ca dao cho biết tiếp “Liền ông cho chí liền bà/ Ai mà sang trọng thì là nhẩy lên”. Đúng vậy, chỉ những người sang trọng mới dám đi tàu điện, vì “Ba xu cũng đáng đồng tiền/ Một thôi về Bưởi, bằng tiên non bồng”.

Theo hồi ký của nhà thơ Nguyễn Bính, trước năm 1945, ở Hà Nội hay Sài Gòn, 1 bát phở có giá 1 xu, tương đương với 1 bát phở bây giờ có giá 25 nghìn đồng. 3 xu tương đương với 75 nghìn đồng bây giờ. Quả là một cái giá không rẻ. Nhưng “Cũng đáng đồng tiền/ một thôi về Bưởi, bằng tiên non bồng”. Bình thường, đi bộ từ hồ Gươm về chợ Bưởi mất ít nhất nửa buổi sáng, nay chễm chệ trên cái tàu điện “Một thôi về Bưởi”, chả khác gì đi mây về gió, thì đúng là sướng “như tiên non bồng”.

Một điều nữa cũng cần nói đến, là cái tàu điện đã xóa nhòa ranh giới giữa các giai cấp, thứ bậc trong xã hội. Nhà văn Nam Cao có câu “có giàu có, có sang trọng, có làm nên ông cả bà lớn thì lúc chết cũng chả ai gọi là “cụ lớn mả” cả. Chỉ có cái mả, cái mả tất”. Trên tàu điện cũng vậy, cũng không có “công sứ ghế”, “tổng đốc ghế” hay “quan huyện ghế”, chỉ có cái ghế, cái ghế tất. Ông công sứ, ông tổng đốc, ông tri huyện hay anh cu ly, đã lên tàu đều bình đẳng như nhau, đều ngồi như nhau trên một cái ghế.

Tất nhiên là có phân biệt. Phân biệt về giá tiền. Khác với hạng 3 xu chỉ được ngồi ghế gỗ, những người mua vé hạng 5 xu được ngồi trên ghế có đệm. Bài ca dao kết thúc bằng câu “5 xu ngồi ghế đệm bông/ Hỏi mình có sướng hay không, hở mình?”.

Hà Nội và TP.HCM (Sài Gòn cũ) ngày nay đã đổi khác nhiều. Những đường tàu điện trên cao đã hoàn thành với giá đi toàn tuyến chưa bằng 1/3 bát phở theo thời giá. Nội thất trong các toa tàu cũng hiện đại, sang trọng hơn các toa tàu điện thời “ông Tây” rất nhiều. Khách đi tàu vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, cái tàu điện với tiếng còi leng keng đứng chờ ngã ba vẫn là một ký ức không bao giờ phai trong lòng mọi người.

Vũ Hữu Sự

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nam Định tăng cường công tác quản lý lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025, nhất là Lễ hội khai Ấn đền Trần, Lễ hội chợ Viềng Xuân sẽ thu hút đông đảo du khách thập phương, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Để đảm bảo các Lễ hội được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, đúng quy định và nghi lễ truyền thống, phong tục, tập quán địa phương, UBND tỉnh Nam Định ban hành Văn bản số 46/UBND-VP7 về việc tăng cường công tác quản lý lễ hội.

  • Từ trời Âu, nặng lòng nhớ Tết

    (Xây dựng) - Kìa, tuyết lại rơi! Tuyết rơi trắng trời. Trận tuyết khắc nghiệt thứ mấy, hay thứ mười mấy kể từ đầu Giêng rồi nhỉ? Mùa Đông dai dẳng gieo tuyết lạnh lấp kín lối mòn, phủ giá rét đóng băng mặt hồ rồi lại thốc từng cơn gió buốt vào lòng người tê tái. Nỗi nhớ nhà, nhớ Tết vùi đầu ngủ sâu bỗng trằn trọc trở mình. Ai đó hãy nói với tôi, về nhà đón Tết thôi…

  • Vui Xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường

    (Xây dựng) - Nhằm mang đến một không gian trải nghiệm Tết truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Di sản văn hóa Mường tổ chức chương trình “Vui Xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hoá Mường, Hoà Bình” trong hai ngày mồng 4 và 5 Tết (thứ Bảy, Chủ nhật, ngày 1 và 2/2/2025). Chương trình mang đến cho công chúng một không gian Tết kết hợp giữa những hoạt động trải nghiệm cùng các chủ thể văn hóa và khám phá di sản qua công nghệ.

  • Chuyện làm du lịch của bản Thái Hải

    (Xây dựng) - Bản làng Thái Hải ở xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) công nhận là 1 trong 32 điểm đến trên toàn cầu, là “Làng du lịch tốt nhất năm 2022”. Du khách trong nước và quốc tế khi đến đây sẽ được trực tiếp hòa mình trải nghiệm giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày và cảm nhận sâu sắc sự an yên, thư thái trong khung cảnh thiên nhiên trong lành, xanh mướt.

Xem thêm
  • Hoài niệm từ ca khúc “Cuối thu”

    (Xây dựng) - Cuối thu, một ca khúc trữ tình, dễ nghe, dễ cảm, dễ đồng điệu với những trái tim nghệ sĩ. Tôi còn trở đi trở lại với ca khúc này trong những đêm thu, đêm mưa buồn, để cho lời ca điệu nhạc nâng đỡ tâm hồn mình, cũng là để yêu người yêu đời hơn.

    09:23 | 27/01/2025
  • Ngọc Chiến vào xuân

    (Xây dựng) - Thời khắc đất trời bắt đầu vòng quay mới, sắc xuân rực rỡ, vui tươi rộn rã khắp bản làng, hơi ấm rạo rực, len lỏi từng căn bếp nhỏ, sưởi ấm lòng người, cũng là lúc bản vùng cao đón Tết.

    22:20 | 26/01/2025
  • Mai Châu – Vòng xòe rộng mãi

    (Xây dựng) - Đây không phải là lần đầu chúng tôi đến Hòa Bình, nhưng là lần đầu đến huyện Mai Châu. Xe băng qua dốc Cun, đèo Thung Nhuối quanh co, hiểm trở, chúng tôi được ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ núi đồi Mai Châu với thung lũng ngút ngàn xanh của đồng ruộng, xa xa thấp thoáng những nếp nhà nằm nép mình bên dãy núi phủ kín chân mây.

    18:15 | 26/01/2025
  • Dự thảo Nghị định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.

    13:56 | 26/01/2025
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Di sản Thành nhà Hồ

    (Xây dựng) - Ngoài miễn vé tham quan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc chào đón năm mới.

    13:25 | 26/01/2025
  • Hà Nội ngửa mặt mà thương

    (Xây dựng) - Rất nhiều người một đời xa Hà Nội chỉ muốn trở về, đi ngang qua các con phố để tìm cho mình những điều giản dị. Những ô cửa xanh, ban công rêu phong nhuốm màu xưa cũ, như một nét hoài niệm về một Hà Nội không còn trẻ, mà ngắm mãi không chán. Khi tầng một tràn ngập ánh sáng neon, tiếng còi xe, và nhịp sống hối hả, thì tầng hai lại mang vẻ thanh bình, trầm mặc với những ban công uốn lượn, khung cửa chớp xanh cổ kính, và những chậu cây xanh buông mềm mướt mát. Tầng hai của những ngôi nhà phố cổ Hà Nội là một thế giới riêng, tách biệt khỏi ồn ào và xô bồ bên dưới.

    09:33 | 26/01/2025
  • Đề xuất quy định về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khảo cổ; quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư, xây dựng công trình, sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ nằm trong, nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc hạ tầng kỹ thuật và trưng bày bảo tàng công lập.

    07:51 | 26/01/2025
  • Lạng Sơn gìn giữ văn hóa truyền thống

    (Xây dựng) - Thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh khai thác giá trị các lễ hội gắn với phát triển du lịch. Toàn tỉnh có hơn 280 lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm; trải qua các thế hệ, nhiều nét đẹp, giá trị văn hóa được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

    21:18 | 25/01/2025
  • Hải Phòng: Khánh thành Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ quận An Dương

    (Xây dựng) - Ngày 24/1, quận An Dương (Hải Phòng) tổ chức khánh thành Dự án xây dựng, nâng cấp Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, đây là công trình kiến trúc văn hóa biểu trưng nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ - 2025.

    14:19 | 25/01/2025
  • Nam Định được Chính phủ đồng ý chủ trương đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN

    (Xây dựng) - Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 590/VPCP-NN về việc đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN.

    13:53 | 25/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load