Thứ tư 22/03/2023 23:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Giám sát, truy vết lao động trong vùng dịch bằng công cụ phần mềm

19:27 | 02/06/2021

(Xây dựng) - Bên cạnh việc phối kết hợp chặt chẽ với các Tổ chấm điểm của tỉnh đi rà soát các nhà máy hoạt động trở lại, Tổ giám sát cách ly và xử lý môi trường y tế thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại Bắc Giang đang tập trung xây dựng phần mềm Dữ liệu giám sát lao động nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác truy vết, khoanh vùng đối với tất cả người lao động trong các Khu công nghiệp (KCN) và các doanh nghiệp (DN) sản xuất.

giam sat truy vet lao dong trong vung dich bang cong cu phan mem
Ông Dương Chí Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - và tổ giám sát đang làm việc với các nhà máy trong KCN ở Bắc Giang.

Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đang rốt ráo đưa các KCN hoạt động trở lại nhằm ổn định tình hình sản xuất và an sinh cho hàng trăm ngàn công nhân. Hoạt động tiêm chủng mở rộng cho hơn 100.000 công nhân và người lao động được tiến hành “thần tốc”. Song song với bắt buộc các công ty tuân thủ những điều kiện về cơ sở vật chất, phân ca… đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, thì một vấn đề nữa không kém phần quan trọng, đó là công tác giám sát, khoanh vùng, truy vết trong tình huống có ca bệnh xuất hiện ở tại DN hay khu trọ của công nhân.

Qua những chuyến làm việc ròng rã tại các KCN cũng như nhiều DN dệt may lớn rải khắp các huyện của tỉnh Bắc Giang, tổ giám sát cách ly và xử lý môi trường y tế thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại Bắc Giang đang tập trung xây dựng phần mềm Dữ liệu thông tin lao động nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác truy vết, khoanh vùng với tất cả người lao động trong các KCN và các DN sản xuất tại Bắc Giang.

Kịch bản này tuy là khâu sau cùng của các nhà máy quay lại hoạt động, nhưng lại đóng một phần quan trọng để tránh những tình huống dịch tái bùng phát trong tương lai.

Ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại Bắc Giang cho biết: “Sau khi trao đổi và tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Bắc Giang về công cụ thu thập dữ liệu thông tin lao động này, lãnh đạo tỉnh đã hết sức ủng hộ. Mấy hôm nay, các cán bộ của tổ chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin – truyền thông tỉnh để hoàn chỉnh các form thông số dữ liệu, sau đó sẽ tích hợp vào thành một ứng dụng chuyên biệt và áp dụng cho toàn bộ các DN trên địa bàn tỉnh. Dự kiến sẽ hoàn thành trong vài ngày tới”.

Ông Nam phân tích, phần mềm sẽ bao gồm đầy đủ thông tin về mỗi lao động như: Tên tuổi, số chứng minh nhân dân, quê quán, số điện thoại, đặc biệt là các trường thông tin về nhà máy làm việc được cụ thể xuống tận phân xưởng, những chuyến xe, biển số, danh tính tài xế mà lao động đi về hàng ngày, cũng như nơi ở trọ, và cả thông tin, liên hệ của những người ở cùng phòng, khu trọ… từ đó truy xuất ra các DN khác liên quan rất nhanh và đơn giản.

Phần mềm này hỗ trợ đắc lực cho công tác truy vết, khoanh vùng bởi khi cần phân tích về một đối tượng, chỉ cần nhấn vào tên của đối tượng đó, lập tức sẽ nắm đủ các thông tin về cả chủ thể lẫn tất cả những người có liên quan.

“Sau khi hoàn thiện phần mềm, chúng tôi sẽ tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Bắc Giang thẩm định, đưa vào quy chuẩn và có văn bản để yêu cầu các nhà máy tuân thủ chặt chẽ. Kho dữ liệu này giúp bao quát tất cả 160.000 công nhân của các nhà máy trong và ngoài KCN trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi cũng tham mưu để Ban Quản lý các KCN đôn đốc việc khai báo dữ liệu trong KCN, còn Sở Công thương sẽ giám sát dữ liệu của các DN ngoài KCN” – ông Dương Chí Nam cho biết thêm.

Trước đó, tổ giám sát cách ly và xử lý môi trường y tế thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại Bắc Giang đã tham mưu, hoàn thiện và bàn giao cho tỉnh Bắc Giang mẫu phiếu điện tử để thu thập báo cáo hàng ngày từ gần 200 khu cách ly tập trung. Hiện tất cả các cơ sở này đều đã thực hiện đúng các mẫu báo cáo điện tử, góp phần thuận lợi để CDC tỉnh Bắc Giang tổng hợp xử lý, điều tiết nhanh chóng.

Bài: Giám sát, truy vết lao động trong vùng dịch bằng công cụ phần mềm tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Hoàng Dương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Tập trung giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Bá Thiện II

    (Xây dựng) – Công ty Cổ phần Vina CPK – chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Bá Thiện II luôn chủ động tích cực phối hợp với các cấp chính quyền địa phương của tỉnh, đặc biệt là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên để tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần thu hút đầu tư.

  • BHXH Việt Nam nỗ lực trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ

    (Xây dựng) - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH Việt Nam) tính tới ngày 15/03/2023, hệ thống đã xác thực gần 75,8 triệu thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, hệ thống của BHXH Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ trên 102,5 triệu lượt bản ghi thông tin BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

  • Sở Xây dựng Yên Bái tăng cường công tác quản lý hoạt động xây dựng

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Sở Xây dựng Yên Bái đã phát huy vai trò là cơ quan chuyên môn, tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.

  • Cận cảnh một số khu tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng ở Thủ đô Hà Nội

    Một số khu tập thể cũ ở Hà Nội đã xập xệ, nằm trong danh mục các khu tập thể nguy hiểm cấp D, không còn an toàn cho người dân sử dụng.

  • Hà Đông: Xử lý tình trạng chiếm dụng vỉa hè sau phản ánh của Báo điện tử Xây dựng

    (Xây dựng) – Liên quan tới tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, dừng đỗ phương tiện giao thông tại khu vực hồ nước mà Báo điện tử Xây dựng phản ánh trên một số địa bàn, trong đó có quận Hà Đông. Mới đây, Công an quận Hà Đông có văn bản số 819/CAQHĐ-TH phúc đáp nội dung phản ánh của Báo điện tử Xây dựng.

  • Trường “đói” học sinh, hoang phế nhiều năm

    (Xây dựng) - Trường THPT Đào Duy Từ, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, được xây dựng trên một quả đồi hẻo lánh, cách xa khu dân cư, thế nên từ khi đưa vào hoạt động trường này ngày càng lâm vào tình trạng “đói khát” học sinh. Gần 5 năm nay, ngôi đường đã bỏ hoang hóa, một số hạng mục hư hỏng, xuống cấp khiến người dân địa phương xót xa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load