Thứ năm 26/12/2024 20:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Dự án P.H Center Hưng Yên: Chậm tiến độ do đợi điều chỉnh nâng tầng?

09:37 | 11/04/2020

(Xây dựng) - Dự án Khu nhà ở cho người thu nhập thấp (P.H Center Hưng Yên) tại phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên được chấp thuận đầu tư với kỳ vọng sẽ giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho người thu nhập thấp tại địa phương; góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị thành phố Hưng Yên. Tuy nhiên, sau nhiều lần xin giãn tiến độ, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành như cam kết đầu tư. Chủ đầu tư quay sang xin điều chỉnh quy hoạch, đề nghị các Sở ngành, UBND tỉnh Hưng Yên chấp thuận.

du an ph center hung yen cham tien do do doi dieu chinh nang tang
Dự án P.H Center Hưng Yên.

Liên tục chậm tiến độ

Tìm hiểu được biết, Dự án nhà ở xã hội P.H Center Hưng Yên được UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận đầu tư số: 05101000464, ngày 30/9/2011 cho Công ty TNHH một thành viên đầu tư P.H Hưng Yên (thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư P.H) làm chủ đầu tư. Tổng diện tích đất của dự án là 29.951m2, được quy hoạch xây dựng 7 tòa nhà, mỗi tòa cao 9 tầng. Tiến độ thực hiện dự án kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư là 36 tháng.

Tiến độ ghi trên giấy tờ rõ ràng và "khẳng định" chắc chắn là vậy, còn thực tế hiện nay lại hoàn toàn khác.

Ngày 03/07/2012, Sở Xây dựng Hưng Yên có Báo cáo số 48/BC-SXD về việc tiến độ thực hiện dự án xây dựng Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tỉnh Hưng Yên. Báo cáo nêu rõ, Chủ đầu tư không chủ động, tích cực triển khai việc xây dựng khi các thủ tục về khởi công đã được các cơ quan của tỉnh, thành phố giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm đưa dự án vào khai thác. (vị trí đẹp, đất đã giải phóng mặt bằng và được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ…).

Ngày 24/8/2015, thêm một lần nữa UBND tỉnh Hưng Yên ra Quyết định số 1609/QĐ-UBND về việc giãn tiến độ thực hiện Dự án. Đồng thời, quyết định này cũng “chốt” thời hạn đến hết tháng 8/2017 phải hoàn thiện và đưa vào sử dụng tất cả Dự án gồm 7 tòa nhà (M1.1; M1.2; M2.1; M2.2; M3.1; M3.2 và M3.3).

Sau rất nhiều lần lỡ tiến độ, đến giữa năm 2016 chủ đầu tư dự án mới hoàn thành và đưa vào sử dụng được một tòa nhà M1.2. Tiếc thay tòa nhà này cũng không đảm bảo chất lượng, công trình mới bàn giao cho cư dân không lâu thì tường nhà đã xuất hiện nhiều vết rạn nứt, vữa trát trên tường bong ra từng mảng lớn tại nhiều căn hộ làm mất mỹ quan và gây nguy hiểm. Những sự cố này đã được cư dân phản ánh, kiến nghị tới cơ quan chức năng và gửi tới nhiều cơ quan báo chí đăng tải.

Thời điểm đó, khi bàn giao căn hộ tòa nhà M1.2, chủ đầu tư công bố tiếp tục mở bán hai tòa nhà M3.2 và M3.3 có quy mô 376 căn hộ, diện tích từ 46 đến 70m2, mỗi phòng từ 2 đến 3 phòng ngủ, được thiết kế tối ưu hóa công năng.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại khu đất rộng gần 30.000 m2 của dự án này vẫn còn rất trống trải. Phần lớn diện tích vẫn để hoang hóa chưa triển khai. Bên cạnh đó hạ tầng của dự án được thực hiện 1 cách nửa vời, tòa nào hoàn thiện thì làm hạ tầng tòa đó.

du an ph center hung yen cham tien do do doi dieu chinh nang tang
Phối cảnh tổng thể dự án.

Xin điều chỉnh theo hướng tăng chiều cao tầng

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên thì mới đây Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng nhà ở Hưng Yên tiếp tục đề xuất điều chỉnh dự án đầu tư “Khu nhà ở cho người thu nhập thấp”.

Đề xuất triển khai thực hiện dự án “Khu nhà ở cho người thu nhập thấp” do Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư P.H là chủ sở hữu, Công ty TNHH MTV đầu tư P.H Hưng Yên (nay đổi thành Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng nhà ở Hưng Yên) làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Hưng Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Hiện nay nhà đầu tư đã đưa một phần dự án đi vào hoạt động và đang triển khai xây dựng một số hạng mục còn lại của dự án. Dự án được chấp thuận: Xây dựng 7 khối nhà cao 9 tầng, gồm các khối M1, M2, M3 có tổng quy mô 856 căn hộ.

Nay nhà đầu tư xin điều chỉnh một số nội dung như sau: Xây dựng 3 khối nhà cao 9 tầng gồm các khối M1.2, M3.2, M3.3 có tổng quy mô 478 căn hộ, khu dịch vụ thương mại tầng 1 và 20 căn hộ shophouse 2 tầng; xây dựng 2 khối nhà cao 19 tầng, gồm các khối CT1 và CT2 có tổng quy mô 1.316 căn hộ và 128 căn shophouse 2 tầng.

Vậy, việc xin điều chỉnh dự án nâng tầng này của chủ đầu tư, với mục đích gì, liệu tỉnh Hưng Yên có chấp thuận hay không, các sở, ngành của Hưng Yên có ý kiến ra sao về nội dung này.

Được biết, một số Sở ngành đã không đồng thuận với đề xuất của nhà đầu tư vì lo ngại năng lực của chủ đầu tư, vì bản thân họ đã có tiền lệ triển khai dự án chậm tiến độ khiến nhiều năm tỉnh Hưng Yên phải đau đầu.

Theo Sở Xây dựng Hưng Yên: Đối với đề xuất điều chỉnh tầng cao từ 9 tầng lên 19 tầng cần phải được nghiên cứu cụ thể về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch xây dựng; phải lấy ý kiến đồng thuận của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư khu vực về phương án quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận, làm căn cứ đề xác định quy mô cho dự án.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên: Đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án là 72 tháng kể từ tháng 8/2019 đến tháng 12 năm 2025, UBND tỉnh ra Quyết định số 1690/QĐ-UBND về việc giãn tiến độ thực hiện dự án của Công ty TNHH một thành viên đầu tư P.H Hưng Yên trên địa bàn phường Hiến Nam, TP Hưng Yên, trong đó thời gian thực hiện dự án là hết tháng 8/2017 hoàn thiện và xây dựng toàn bộ các hạng mục công trình.

Công ty đã không thực hiện dự án theo tiến độ đã được chấp thuận tại Quyết định 1609/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh và tiếp tục có văn bản đề nghị ra hạn đến năm 2020.

Đến nay chủ đầu tư chưa đưa toàn bộ dự án vào hoạt động, tiến độ sử dụng đất chậm quá 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Chủ đầu tư được gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ

Đề nghị UBND tỉnh chỉ chấp thuận điều chỉnh dự án sau khi UBND tỉnh chấp thuận gia hạn tiến độ sử dụng đất và chủ đầu tư đã nộp tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ theo quy định của pháp luật về đất đai; tiến độ thực hiện dự án phải phù hợp với tiến độ sử dụng đất đã được gia hạn.

Theo Cục thuế tỉnh Hưng Yên: Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định thời gian chậm tiến độ và diện tích đất chậm tiến độ chuyển cơ quan thuế để xác định số tiền thuê đất phải nộp bổ sung theo quy định.

Việc điều chỉnh mục tiêu dự án, nếu không đúng với quy định nhà ở thu nhập thấp theo quy định đề nghị các sở ngành phối hợp xác định nghĩa vụ tiền sử dụng đất phải nộp của dự án.

Đối với việc điều chỉnh tổng vốn đầu tư thực hiện dự án, nếu phát sinh nghĩa vụ tài chính về chuyển nhượng vốn đề nghị Công ty thực hiện kê khai theo quy định.

Với 2 ý kiến nêu rõ quan điểm của Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định những vi phạm của chủ đầu tư dự án này đến nay đã rõ ràng, tỉnh Hưng Yên sẽ có góc nhìn khách quan liên quan đến dự án đầu tư này. Cũng như, cân nhắc có đồng ý cho phép doanh nghiệp điều chỉnh quy hoạch dự án hay không. Đừng để quyết sách này trở thành tiền lệ xấu tại tỉnh Hưng Yên, khiến nhiều doanh nghiệp khác đang đầu tư tại tỉnh nghi ngại về tính "công bằng" khi tới tỉnh đầu tư.

du an ph center hung yen cham tien do do doi dieu chinh nang tang
Phối cảnh dự án hỗn hợp nhà ở và khách sạn Otis Nha Trang.

Chủ đầu tư P.H Center Hưng Yên là ai?

Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư P.H (P.H Group) được thành lập và phát triển trên nền tảng hoạt động kinh doanh từ năm 2005. P.H Group hiện có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trong đó Chủ tịch HĐQT Trần Anh Tài cùng các thành viên gia đình sở hữu 75% vốn.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần mã số 0101757300; do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Đăng ký lần đầu ngày 15/08/2005; Đăng ký thay đổi lần 5 ngày 30/11/2015.

Qua lời giới thiệu của P.H Group, đơn vị này hiện có các Công ty thành viên như: Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư P.H Nha Trang (P.H Nha Trang); Công ty TNHH Gia Võ (thành lập năm 2014);..

Các Công ty liên kết như: Công ty Cổ phần Thương mại địa ốc Bình Minh; Công ty Cổ phần Nhà Mỹ Đình; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng nhà ở Hưng Yên...

P.H Group của ông Trần Anh Tài được biết đến với các sản phẩm như: Dự án Nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp rộng 3ha, vốn đầu tư 500 tỷ đồng tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên); Dự án Khu nhà vườn sinh thái Cộng hoà quy mô 83,36 ha, tổng vốn 1.240 tỷ đồng tại xã Cộng Hoà, Quốc Oai (Hà Nội).

Cũng tại huyện Quốc Oai (Hà Nội), doanh nghiệp này còn có dự án Khu resort Chằm Bưng, Hoà Lạc rộng 10,3ha, tổng mức đầu tư khoảng 750 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị thương mại PH Goldenlan 16ha tại Quốc Oai (vốn đầu tư 600 tỷ đồng); Dự án Khu nhà vườn, sinh thái, nhà hàng dịch vụ Yên Sơn nằm trên Đại lộ Thăng Long có diện tích 1,8ha, tổng vốn đầu tư 270 tỷ đồng.

Ngoài ra, P.H Group còn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ với nhà máy Phương Hạnh có mức đầu tư 150 tỷ đồng tại Khu Công nghiệp Phùng Xá, Quốc Oai.

Trong khi đó, tại Nha Trang, P.H Group cũng là nhà đầu tư có tiếng với dự án Khách sạn Otis No 01 cao 31 tầng, tại số 12 đường Dương Hiến Quyền (phường Vĩnh Hoà, thành phố Nha Trang, Khánh Hoà). Dự án nhà ở xã hội P.H Nha Trang quy mô 1.272 căn hộ, tổng vốn khoảng 1.000 tỷ đồng. Tại dự án này, Vietcombank Khánh Hòa sẽ tài trợ vốn vay toàn diện cho dự án.

Mới đây nhất, ngày 25/3/2020, P.H Nha Trang đã lùi thời hạn bàn giao nhà dự kiến từ 31/5 - 15/6/2020 với lý do do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trước đó, tháng 3/2018, P.H Group đã "thâu tóm" xong Dệt Tân Tiến. Theo đó, thông báo từ HOSE cho biết, toàn bộ gần 5 triệu cổ phần, tương đương 88,09% vốn điều lệ của Công ty CP Dệt Tân Tiến, đã được bán hết. Giá đặt mua đều là 10.000 đồng/cổ phiếu. Qua đó, Tổng Công ty Khánh Việt (Khatoco) dự kiến thu về hơn 49,3 tỷ đồng.

Tổng cộng có hai nhà đầu tư trúng giá. Đây có thể là hai nhà đầu tư duy nhất đăng ký chào mua hết số cổ phần của Dệt Tân Tiến là Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư P.H Nha Trang và Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Đất phố Nha Trang.

Tuy hoạt động kinh doanh không mấy tích cực, song Dệt Tân Tiến lại sở hữu mảnh đất vàng 23.372 m2 đất sản xuất hiện đang là nhà xưởng tại Khu Bình Tân, Phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Khu đất đã có giấy chứng quyền sử dụng đất, là đất thuê trả tiền hàng năm và có thời hạn sử dụng đến đầu năm 2020.

Có thể thấy, P.H Group với loạt dự án bất động sản đầu tư từ miền Bắc tới miền Trung, phải chăng do sự đầu tư dàn trải là nguyên nhân dẫn đến dự án P.H Center Hưng Yên liên tục chậm tiến độ? Hay dự án chậm tiến độ do đợi điều chỉnh nâng tầng?

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc.

Khánh An – Thanh Thanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh: Bác khiếu nại bồi thường đất do không đủ cơ sở

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh bác bỏ khiếu nại của một công dân về việc bồi thường đất ở khi thực hiện dự án xây dựng các tuyến đường tỉnh. Đồng thời yêu cầu các bên liên quan tuân thủ phương án bồi thường đã được phê duyệt.

  • Thanh Trì (Hà Nội): Nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng vẫn “ung dung” tồn tại

    (Xây dựng) – Hiện nay, trên địa bàn xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội đang tồn tại nhiều vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng, san lấp và sử dụng đất sai mục đích. Dù những vi phạm đã được xác định rõ, nhưng dường như chính quyền địa phương đang thiếu quyết liệt trong công tác xử lý.

  • Hoàng Mai (Hà Nội): Đề nghị xử lý dứt điểm sai phạm tại Khu tập thể Trương Định

    (Xây dựng) - Ông Hoàng Ngọc Tuấn, công dân phường Tương Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có đơn phản ánh về việc chủ nhà C2 tầng 2 Khu tập thể Trương Định có hành vi vi phạm trật tự xây dựng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình nhà ở của gia đình. Sự việc diễn ra đã lâu nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

  • Cần xem xét thấu đáo quyết định thu hồi đất đối với 2 dự án tại thị xã Sa Pa

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Công nghệ Việt Mỹ mong muốn các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai xem xét một cách thấu đáo và minh bạch hơn nữa đối với quyết định thu hồi đất của 02 dự án mà Công ty này đã được giao đất từ cách đây hơn 2 thập kỷ.

  • Nguy cơ vỡ trận dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

    (Xây dựng) - Sau hơn 3 tháng phát hành hồ sơ mời thầu, hai gói thầu xây lắp thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn) do Ban Quản lý dự án (QLDA) chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư đã buộc phải hủy thầu khiến dự án cấp bách này có nguy cơ rơi vào cảnh vỡ trận.

  • Thị xã Hoài Nhơn (Bình Định): Liệu có “khuất tất” trong lựa chọn nhà thầu?

    (Xây dựng) – Là một doanh nghiệp còn non trẻ (được thành lập từ năm 2022), không có trụ sở văn phòng, không có biển hiệu Công ty… thế nhưng Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Thái Bình ở thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) vẫn được UBND xã Hoài Sơn lựa chọn làm đơn vị chấm thầu cho dự án Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử Trận tập kích Trụ sở Ngụy quyền xã Hoài Sơn năm 1961 (giai đoạn 1). Từ đây, việc chấm thầu của đơn vị này đã gây nhiều nghi vấn, bức xúc cho các nhà thầu.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load