Thứ năm 07/11/2024 11:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

08:03 | 29/03/2024

(Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng
Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng: Được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định tại Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định này.

Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng Nghị định nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc bố trí, quản lý, sử dụng chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc.

Đồng thời đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong tổ chức thực hiện pháp luật về Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Xây dựng; trong việc bố trí và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng cải tạo, nâng cấp, mua sắm tài sản, sửa chữa trang thiết bị máy móc.

Đối tượng áp dụng của Nghị định gồm: 1. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội. 2. Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao. 3. Các đơn vị sự nghiệp công lập. 4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách Nhà nước.

Nguyên tắc bố trí dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

Theo dự thảo, kinh phí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị máy móc; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng phải được các cơ quan, đơn vị lập, tổng hợp trong dự toán chi thường xuyên hằng năm, quản lý sử dụng và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các dự án phải đảm bảo nguyên tắc các nhiệm vụ không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, không điều chỉnh, bổ sung được trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng: Được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định tại Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định này.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị máy móc: Được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ theo quy định tại Luật Quản lý tài sản công, Luật Giá, Luật Đấu thầu và Luật Ngân sách nhà nước.

Mức kinh phí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cân đối để thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị máy móc; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định này có hạn mức tối đa không quá 45 tỷ đồng/nhiệm vụ và thời gian thực hiện dự án tối đa không quá 2 năm.

Hướng dẫn lập dự toán

Dự thảo hướng dẫn cụ thể về lập dự toán đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng.

Theo đó, căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định pháp luật xây dựng và ngân sách Nhà nước, cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng cơ sở vật chất xác định sự cần thiết và nguyên tắc, điều kiện quy định gửi cơ quan có thẩm quyền để xem xét, thẩm định và phê duyệt dự án theo quy định. Trong đó:

Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng có tổng mức kinh phí dưới 15 tỷ đồng: Các cơ quan, đơn vị lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Luật Xây dựng để gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt.

Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng có tổng mức kinh phí từ 15 tỷ đồng trở lên: Các cơ quan, đơn vị lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Luật Xây dựng để gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thái Bình: Tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai dự án

    (Xây dựng) – Đây là chỉ đạo của ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trong tỉnh.

  • Vĩnh Phúc: Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao năm 2024

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2024 của UBND tỉnh vào chiều 6/11.

  • Vĩnh Phúc: Gỡ vướng giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư các dự án

    (Xây dựng) - Mặt bằng sạch có vai trò quan trọng để các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) tại nhiều dự án trong khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gặp khó khăn, vướng mắc đang là "nút thắt" làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án quan trọng.

  • Không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá những tháng cuối năm 2024

    (Xây dựng) – Mới đây, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 511/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

  • Phát triển kết cấu hạ tầng vùng Tây Nguyên từng bước đồng bộ, hiện đại

    (Xây dựng) - Ngày 6/11/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phát triển kết cấu hạ tầng vùng Tây Nguyên từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ; hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là 1 trong 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

  • Nhà thầu khảo sát, thiết kế có được dự thầu gói tư vấn giám sát?

    (Xây dựng) – Nhà thầu đã lập báo cáo nghiên cứu khả thi được tham dự gói thầu lập thiết kế, dự toán; nhà thầu đã tham gia tư vấn khảo sát, thiết kế được tiếp tục tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load