Thứ năm 07/11/2024 11:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hà Nội phát triển công nghiệp bán dẫn để xây dựng thành phố thông minh

16:19 | 06/11/2024

(Xây dựng) - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ VINASA cho rằng, để trở thành thành phố thông minh, Hà Nội sẽ cần xây dựng hạ tầng thông tin kỹ thuật số mạnh và an toàn.

Tất cả các bộ môn hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, năng lượng, cấp - thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, xử lý rác thải…) sẽ phải được thông minh hóa. Tất cả những điều này đòi hỏi sử dụng số lượng lớn chip bán dẫn. Vì thế, Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cần có năng lực tương ứng về công nghệ điện tử, công nghệ bán dẫn để xây dựng và vận hành các đô thị thông minh một cách an toàn và bền vững.

Hà Nội phát triển công nghiệp bán dẫn để xây dựng thành phố thông minh
Ảnh minh hoạ.

Ngày 31/7, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm “Xây dựng hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn Hà Nội, Việt Nam”. Chương trình nằm trong khuôn khổ Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn Thành phố Hà Nội 2024 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Chia sẻ tại Tọa đàm, TS Nguyễn Nhật Quang Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ VINASA nhận định, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư sẽ đi theo hai hướng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, dẫn tới việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mới. Do đó, xây dựng hệ sinh thái bán dẫn cần đặt trong tổng thể của việc xây dựng các ngành công nghiệp số và công nghiệp xanh.

Đối với với Hà Nội, phát triển công nghiệp bán dẫn cần gắn với đề án xây dựng thành phố thông minh, bởi trong quy hoạch chung và quy hoạch xây dựng Hà Nội đều thể hiện quyết tâm xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh.

Hà Nội phát triển công nghiệp bán dẫn để xây dựng thành phố thông minh
Phối cảnh thành phố thông minh, để hoàn thiện được dự án đòi hỏi số lượng lớn chíp bán dẫn.

Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ VINASA, để trở thành thành phố thông minh, Hà Nội sẽ cần xây dựng hạ tầng thông tin kỹ thuật số mạnh và an toàn. Tất cả các bộ môn hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, năng lượng, cấp - thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, xử lý rác thải…) sẽ phải được thông minh hóa. Tất cả những điều này đòi hỏi sử dụng số lượng lớn chip bán dẫn. Vì thế, Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cần có năng lực tương ứng về công nghệ điện tử, công nghệ bán dẫn để xây dựng và vận hành các đô thị thông minh một cách an toàn và bền vững.

Hiện nay, vành đai công nghiệp bán dẫn đã bắt đầu hình thành trong vùng Thủ đô (Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang…). Do đó, Hà Nội cần phát triển hệ sinh thái bán dẫn trong tổng thể phát triển của cả vùng Thủ đô cũng như của cả nước. Hỗ trợ, dẫn dắt các địa phương (đào tạo nguồn nhân lực, hậu cần…) và thu hút đầu tư vào các phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị (thiết kế, R&D…).

GS, TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, có vị thế và ổn định chính trị tốt. Hơn nữa, Việt Nam có nền tảng công nghiệp điện tử khá tốt; nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao, có tay nghề cao, chăm chỉ và sáng tạo với hơn 70 trường đại học công nghệ và STEM trên toàn quốc.

Đặc biệt, Việt Nam đang có được sự đồng hành, ủng hộ của nhiều quốc gia, của nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới. Tuy nhiên, điểm chưa mạnh, đó là chúng ta chưa làm chủ công nghệ, nguồn vốn hạn chế, chưa tham gia sâu vào chuỗi cung cấp… Nguồn nhân lực tại Việt Nam chính là một mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển vươn tầm thế giới của ngành công nghiệp bán dẫn.

GS, TS Chử Đức Trình cho rằng công nghiệp bán dẫn đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn, đội ngũ nhân lực cùng chuyên gia trình độ cao; đồng thời cần thời gian và một tầm nhìn. Do vậy, Nhà nước cần ưu tiên và khuyến khích đào tạo sâu chuyên môn công nghệ bán dẫn đến sự phát triển nguồn lực của Việt Nam.

Hà Nội hội tụ những điểm mạnh về vị trí địa lý, giao thông, dân số, giáo dục và thị trường nhân lực, chính sách. Mới đây Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, đã xác định bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của thành phố. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, bài toán mấu chốt để tham gia vào chuỗi cung ứng bán dẫn là Việt Nam cần chọn được mắt xích và phải chọn được mắt xích quan trọng, phù hợp với lợi thế để đầu tư, phát triển. Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, dù mạnh cũng không thể hoàn toàn làm chủ được công nghệ bán dẫn.

Chọn được đúng vị trí sẽ giúp Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung phát triển công nghiệp bán dẫn hợp lý, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh bền vững.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thái Bình: Tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai dự án

    (Xây dựng) – Đây là chỉ đạo của ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trong tỉnh.

  • Vĩnh Phúc: Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao năm 2024

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2024 của UBND tỉnh vào chiều 6/11.

  • Vĩnh Phúc: Gỡ vướng giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư các dự án

    (Xây dựng) - Mặt bằng sạch có vai trò quan trọng để các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) tại nhiều dự án trong khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gặp khó khăn, vướng mắc đang là "nút thắt" làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án quan trọng.

  • Không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá những tháng cuối năm 2024

    (Xây dựng) – Mới đây, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 511/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

  • Phát triển kết cấu hạ tầng vùng Tây Nguyên từng bước đồng bộ, hiện đại

    (Xây dựng) - Ngày 6/11/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phát triển kết cấu hạ tầng vùng Tây Nguyên từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ; hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là 1 trong 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

  • Nhà thầu khảo sát, thiết kế có được dự thầu gói tư vấn giám sát?

    (Xây dựng) – Nhà thầu đã lập báo cáo nghiên cứu khả thi được tham dự gói thầu lập thiết kế, dự toán; nhà thầu đã tham gia tư vấn khảo sát, thiết kế được tiếp tục tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load