Thứ sáu 27/09/2024 05:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng đường sắt giai đoạn 2021-2025

08:55 | 06/04/2022

(Xây dựng) - Trong giai đoạn 2021-2025, đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng vào phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bằng vốn ngân sách Nhà nước.

dau tu hon 14000 ty dong phat trien ha tang duong sat giai doan 2021 2025
Hiện ngân sách Nhà nước bố trí cho đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt giai đoạn 2021-2025 là 14.025 tỷ đồng (ảnh minh họa).

Theo Cục Đường sắt Việt Nam, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đến năm 2030 cần khoảng 240.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện ngân sách Nhà nước bố trí cho đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt giai đoạn 2021-2025 là 14.025 tỷ đồng, bằng khoảng 5,8% so với nhu cầu. Như vậy giai đoạn 2026-2030, nhu cầu vốn cần đến hơn 227.000 tỷ đồng.

Trong 14.025 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025, riêng các dự án nâng cấp đường sắt hiện được bố trí 13.441 tỷ đồng. Cụ thể: dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) được bố trí 583 tỷ đồng; dự án cải tạo, nâng cấp khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện tuyến đường sắt Bắc - Nam 2.644 tỷ đồng; dự án cải tạo tuyến đường sắt khu vực Khe Nét 1.736 tỷ đồng.

Bên cạnh đó là các dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh 1.401 tỷ đồng; cải tạo nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh 1.963 tỷ đồng; cải tạo nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang 2.425 tỷ đồng; cải tạo nâng cấp đoạn Nha Trang - Sài Gòn 2.256 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp các ga đường sắt trên các tuyến đường sắt phía Bắc 333 tỷ đồng...

Cũng theo Cục Đường sắt Việt Nam, trong giai đoạn 2016 - 2021 nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đạt 6,8% toàn ngành; Vốn bố trí bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đạt 43%.

Trong đó, vốn cho đầu tư, cải tạo, nâng cấp đường sắt quốc gia đạt khoảng 21.288 tỷ đồng, trung bình 2.129 tỷ đồng/năm. Vốn bố trí cho xây dựng đường sắt đô thị đạt khoảng 18.130 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2015 đạt 7.433 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 đạt 10.697 tỷ đồng).

Với kinh phí được bố trí như vậy, theo Cục Đường sắt Việt Nam là chưa đảm bảo được mục tiêu về chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt được nêu tại Luật Đường sắt 2017. Vì vậy, thời gian tới cần tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, công nghiệp đường sắt, quản lý kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện Đề án quản lý, sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật đối với việc quản lý, sử dụng tài sản; xác định rõ chủ thể tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng khối tài sản này.

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) - Sáng 26/9, các đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp nghe các Sở, ngành liên quan báo cáo quy hoạch giao thông vận tải và tình hình thực hiện một số dự án, công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh.

  • Bến Tre: Sẽ khởi công cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển vào ngày 2/10/2024

    (Xây dựng) - Vào ngày 2/10/2024, tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8, một cột mốc quan trọng trên tuyến đường bộ ven biển, mở ra cơ hội phát triển cho không chỉ tỉnh Bến Tre mà còn cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện này diễn ra tại nút giao giữa Dự án cầu Ba Lai 8 và Quốc lộ 57B, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, hứa hẹn sẽ thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư và người dân.

  • Tiền Giang: Tập trung phát triển hạ tầng giao thông

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, Tiền Giang đã khẳng định rõ rệt sự quan tâm và quyết tâm của mình trong công cuộc phát triển hạ tầng giao thông. Với chủ trương “Phát triển giao thông vận tải là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng và giao thông vận tải phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân…”, Tiền Giang đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này trong nhiều năm qua.

  • Hà Tĩnh: Tăng cường cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước

    (Xây dựng) - Thực hiện công văn của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc tăng cường thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước, phục hồi, nâng cấp mặt đường trong xây dựng nông thôn mới, Sở Giao thông vận tải yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã cần cấp phát kinh phí cho các xã kịp thời, đảm bảo quy định.

  • Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo Thủ tướng phương án tháo gỡ vướng mắc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).

  • Quảng Nam: Tuyến đường dài 1,9km được đề nghị điều chỉnh tăng mức đầu tư lên 148 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã có Tờ trình số 7165 về việc quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường tránh phía Tây Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load