Thứ năm 26/12/2024 17:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

18:36 | 03/11/2024

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam có tác động trực tiếp đến khoảng 7-8 lĩnh vực.

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ tại tọa đàm 'Đường sắt tốc độ cao-Thời cơ và thách thức.' (Ảnh: Chu Thanh Vân/TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết chi tiêu cho đầu tư cũng là một động lực tác động đến tăng trưởng kinh tế và dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Con số khái toán ở mức tiền khả thi là rất lớn. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam được Bộ Giao thông Vận tải tính toán khoảng khoảng 67,34 tỷ USD. Mức chi đầu tư này sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian dự án thi công.

Qua đánh giá sơ bộ, nếu như số tiền này được đưa vào triển khai từ nay đến năm 2035, tác động của đầu tư đường sắt tốc độ cao này làm tăng khoảng 0,97 điểm % GDP. Đây là con số hết sức đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam có tác động trực tiếp đến khoảng 7-8 lĩnh vực.

Thứ nhất là tác động đến ngành xây dựng trong cơ cấu GDP bởi vì đây là công trình xây lắp. Tiếp đến là tác động đến các ngành phụ trợ phục vụ cho công trình này như ngành cung cấp vật liệu cho xây dựng công trình, kể cả các vật liệu thông thường như cát, đá, sỏi hay vật liệu tạp chủng như sắt, thép để làm đường ray hoặc các công trình khác.

Cùng với đó, tác động đến các ngành dịch vụ cung cấp cho công trình này như tài chính, ngân hàng hay dịch vụ về huy động vốn… đồng thời, tác động lan tỏa đến phát triển đô thị.

Trong định hướng phát triển tuyến đường sắt này, mỗi ga đều có các khu đô thị đính kèm. Đây cũng là một động lực cho phát triển.

"Trong tương lai, chúng ta xác định phát triển đô thị là một động lực thì đây là một động lực tốt để phát triển kinh tế-xã hội," Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, dự án tác động đến các ngành khai thác sau này khi dự án đi vào vận hành, đặc biệt là dịch vụ du lịch; tạo công ăn việc làm. Đây là công trình quy mô cực lớn, do vậy việc huy động lực lượng tham gia vào xây dựng công trình này sẽ tạo ra công ăn việc làm tương đối lớn.

Ngoài ra, việc thực hiện dự án sẽ tác động đến tăng trưởng của ngành vận tải để hướng tới hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải, tăng thêm doanh số, năng suất, công suất phục vụ cho giao thông vận tải với một đường sắt mới.

"Khi đưa vào khai thác, vận hành, dự án sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế-xã hội, đồng thời sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đặc biệt là giảm chi phí logistics, góp phần đáng kể cho phát triển các ngành công nghiệp, ngành sản xuất kinh doanh có sử dụng đến tuyến đường sắt này," Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhấn mạnh đến những đóng góp của dự án đối với nền kinh tế, GDP và đối với sự phát triển của xã hội, phục vụ đời sống dân sinh; đồng thời cho rằng việc xây dựng tuyến đường sắt vào thời điểm này đã có đầy đủ cơ sở để triển khai.

Thứ nhất, người dân cũng như sự quyết tâm của hệ thống chính trị đã thể hiện mong muốn có tuyến đường sắt tốc độ cao, đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn và khả năng kết nối tốt hơn so với đường sắt đang được sử dụng.

Thứ hai, có đầy đủ cơ sở chính trị và thực tiễn. Về cơ sở chính trị, các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Bộ Chính trị về việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao từ nay đến năm 2035. Về cơ sở thực tiễn, trong bản quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đã đặt vấn đề hoàn thiện kết cấu hạ tầng, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Đây là sự cần thiết để có bước đột phá về hạ tầng, tạo tác động tích cực và lan tỏa đến tăng trưởng kinh tế cũng như bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng cho biết những kỳ vọng của người dân khi dự án được hoàn thành; về cơ chế đặc thù cho việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao về quy trình thủ tục, nguồn lực. Trong quá trình tham gia xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cũng như thẩm định báo cáo, Bộ Giao thông Vận tải trình có hạng mục là đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù triển khai các hạng mục dự án, bảo đảm mục tiêu chất lượng, tiến độ và mức độ an toàn công trình này.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế 350km/h, vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

“Đây là công trình đặc biệt quan trọng đối với phát triển đất nước, góp phần nâng tầm vị thế, cơ đồ của quốc gia trong kỷ nguyên mới nên cần các bộ, ngành quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để triển khai thực hiện," Thứ trưởng Trần Quốc Phương chia sẻ./.

Theo Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Đức Thọ (Hà Tĩnh): Phát động xây dựng các công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp

    (Xây dựng) - Sáng 26/12, UBND huyện Đức Thọ tổ chức lễ phát động các công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Tiền Giang: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND Tiền Giang đã ban hành Công văn số 8198/UBND-KT về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông. UBND tỉnh yêu cầu các lực lượng sẵn sàng ứng phó, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

  • Thái Bình: Đề ra một số mục tiêu phát triển trong năm 2025

    (Xây dựng) - Năm 2025 cũng là năm được Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình xác định là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, năm tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian còn lại của năm 2024 và năm 2025, UBND tỉnh Thái Bình đã đề một số mục tiêu phát triển cụ thể.

  • Kiên Giang: Tân Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) – Ngày 26/12, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y ông Nguyễn Thanh Nhàn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025, HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp lần thứ 30.

  • Vĩnh Phúc: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Hội Thịnh

    (Xây dựng) - Chiều 25/12, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Hội Thịnh và quyết định về công tác cán bộ theo Nghị quyết số 1287/NQ-UBTVQH15 của Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sắp thông xe 3 dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các dự án gồm: Gói thầu HC1 thuộc dự án Hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; đường song hành Quốc lộ 50 thuộc dự án Xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 và cầu Phước Long sẽ thông xe vào ngày 30/12/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load