Thứ bảy 27/07/2024 06:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chính sách mới cho lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước

10:33 | 02/01/2023

(Xây dựng) - Từ ngày 15/1/2023, người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ được giải quyết chính sách theo quy định mới tại Nghị định số 97/2022/NĐ-CP của Chính phủ, thay thế Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

Chính sách mới cho lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Nghị định số 97/2022/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung những điểm mới theo Bộ luật Lao động năm 2019, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương và chủ trương của Đảng về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2021 trở đi.

Các trường hợp lao động được hưởng chính sách

Phạm vi điều chỉnh quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gồm: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước; công ty mẹ của tổng công ty Nhà nước; công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; công ty độc lập) khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo những hình thức: Cổ phần hóa, bán; chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên; chuyển thành đơn vị sự nghiệp; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; giải thể, phá sản.

Đối tượng áp dụng của Nghị định bao gồm người lao động dôi dư, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại, cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Giải quyết chính sách hưu theo tuổi nghỉ hưu mới

Đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21/4/1998 (đối với trường hợp sắp xếp doanh nghiệp theo hình thức cổ phần hóa, bán; chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên; chuyển thành đơn vị sự nghiệp; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách) hoặc trước ngày 26/4/2002 (đối với trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản), Nghị định kế thừa các chính sách quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP như chính sách về hưu trước tuổi không phải trừ tỷ lệ hưởng lương hưu; Nhà nước đóng BHXH cho số tháng còn thiếu để giải quyết chế độ hưu trí đối với lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng; chế độ trợ cấp, hỗ trợ thêm theo số năm tham gia BHXH, số năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại…

Nghị định đồng thời điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường lên đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với nữ vào năm 2035 theo lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.

Sửa cách tính tiền hỗ trợ thêm cho người lao động dôi dư

Nghị định cũng sửa đổi cách tính khoản tiền hỗ trợ thêm cho người lao động dôi dư từ hệ số nhân với mức lương cơ sở sang hệ số nhân với mức lương tối thiểu tháng tính bình quân, cụ thể như sau:

Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn từ đủ 1 tuổi đến đủ 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động, có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên được hưởng lương hưu mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và được hưởng thêm trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,4 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng BHXH.

Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 1 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động, có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và được hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng BHXH.

Người lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH bắt buộc tối đa 6 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí.

Người lao động dôi dư không đủ điều kiện hưởng các chế độ trên thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng trợ cấp mất việc làm theo Điều 47 Bộ luật Lao động, được một khoản tiền bằng 0,05 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại (đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp theo hình thức cổ phần hóa, bán; chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên; chuyển thành đơn vị sự nghiệp; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty) hoặc được hưởng trợ cấp thôi việc theo Điều 46 Bộ luật Lao động và được hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại (đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản).

Đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21/4/1998 hoặc ngày 26/4/2002 trở về sau, Nghị định 97/2022/NĐ-CP kế thừa chính sách quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP như người lao động dôi dư thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng trợ cấp mất việc làm theo Điều 47 Bộ luật Lao động (đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp theo hình thức cổ phần hóa, bán; chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên; chuyển thành đơn vị sự nghiệp; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty) hoặc được hưởng trợ cấp thôi việc theo Điều 46 Bộ luật Lao động (đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản).

Đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại: Được hưởng chính sách quy định như người lao động dôi dư đối với thời gian làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.

Kinh phí còn thiếu sẽ được bổ sung từ ngân sách Nhà nước

Một điểm đáng chú ý nữa là Nghị định sửa đổi quy định về nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư trong trường hợp được bổ sung từ "Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp" chuyển sang bổ sung từ "ngân sách Nhà nước" theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quản lý sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn Nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp. Cụ thể:

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21/4/1998 hoặc trước ngày 26/4/2002 từ tiền bán cổ phần lần đầu, bán doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán hoặc từ ngân sách Nhà nước đối với trường hợp chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc từ các khoản thu giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư và người đại diện phần vốn của công ty được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21/4/1998 hoặc ngày 26/4/2002 trở về sau được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc từ các khoản thu giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

Bổ sung đối tượng đặc thù được giải quyết theo chế độ dôi dư

Nghị định số 97/2022/NĐ-CP còn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và chi trả chế độ đối với người lao động; trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại; trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án sử dụng lao động trước khi phê duyệt phương án sắp xếp lại.

Đồng thời, bổ sung thêm đối tượng đặc thù đã được Chính phủ cho phép giải quyết chế độ lao động dôi dư là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp lại theo hình thức duy trì, củng cố và phát triển so với quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.

Huyền Trang

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Công đoàn Vinaconex: Đẩy mạnh công tác truyền thông tổ chức các phong trào thi đua

    (Xây dựng) – “Với các doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn, công tác truyền thông đặc biệt quan trọng; góp phần chính yếu trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ, giúp tạo dựng tình cảm, uy tín của doanh nghiệp. Cũng như của tổ chức Công đoàn từ khách hàng, đối tác, đồng thời thúc đẩy tương tác, tính kết nối và mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn có thể tận dụng được tối đa các kênh truyền thông thì việc truyền tải thông tin, ý tưởng, thông diệp trong nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với bên ngoài sẽ trở nên vô cùng hiệu quả, góp phần hữu hiệu vào việc hoàn thành các nhiệm vụ cùa dơn vị và tổ chức công đoàn”, đây là chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Cường - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Vinaconex.

    21:40 | 16/07/2024
  • Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá”

    (Xây dựng) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

    16:04 | 15/07/2024
  • Công đoàn Xây dựng Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 12/7, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

    15:04 | 12/07/2024
  • Vĩnh Phúc: Nâng cao trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động trên các công trình xây dựng

    (Xây dựng) – Việc thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường của đơn vị thi công trên các công trường xây dựng, nhất là các công trình giao thông vừa thi công vừa khai thác sử dụng đã góp phần đảm bảo an toàn cho người lao động, người tham gia giao thông, giao thông thông suốt và đảm bảo tiến độ, chất lượng của dự án.

    21:51 | 11/07/2024
  • Thuận An (Bình Dương): Người lao động cần thêm thông tin để tiếp cận nhà ở xã hội

    (Xây dựng) – Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo và người lao động trên địa bàn thành phố Thuận An (tỉnh Bình Dương), nhiều ý kiến, nguyện vọng được người lao động đề cập, đặc biệt nhu cầu tiếp cận nhiều hơn về nguồn thông tin nhà ở xã hội.

    14:42 | 11/07/2024
  • Cán bộ nữ công Công đoàn cơ sở tiêu biểu ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 75 năm thành lập Ban Cán sự phụ nữ lao động (tiền thân của Ban Nữ công hiện nay, 2/1949 – 2/2024), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội nghị gặp mặt cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương và biểu dương “Cán bộ nữ công Công đoàn cơ sở tiêu biểu xuất sắc lần thứ 3” năm 2024 vào ngày 8/7 vừa qua.

    12:16 | 11/07/2024
  • Đề án nhà ở công nhân tại Bắc Ninh: Điểm sáng trong chính sách an sinh xã hội

    (Xây dựng) - Ngày 9/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng đã có buổi tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng, liên quan đến đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động tại khu thiết chế công đoàn Bắc Ninh.

    12:59 | 10/07/2024
  • Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng tác động đến người lao động như thế nào?

    Lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng từ ngày 1/7/2024 có ảnh hưởng lớn đến chế độ đóng, hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động.

    09:00 | 08/07/2024
  • Tổng Công ty HUD tổ chức lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

    (Xây dựng) – Mới đây, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) phối hợp với Trung tâm Huấn luyện quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (thuộc Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tổ chức lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động năm 2024. 272 người lao động đang làm việc tại Văn phòng Tổng Công ty và các phòng, ban thuộc Tổng Công ty tham gia lớp huấn luyện với hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.

    22:26 | 06/07/2024
  • Từ ngày 1/7/2024, người lao động làm việc theo hợp đồng được áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới

    (Xây dựng) - Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

    15:43 | 01/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load