Thứ bảy 20/04/2024 21:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chính phủ ban hành Nghị quyết giải cứu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh

22:06 | 02/04/2021

(Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Nghị quyết số 40 có hiệu lực tức thì từ ngày 1/4 về việc tiếp tục triển khai dự án Giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn l).

Nghị quyết được ban hành theo tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của Bộ Tư pháp ngày 31/3 và trên cơ sở kết quả thảo luận biểu quyết của các Thành viên Chính phủ.

chinh phu ban hanh nghi quyet giai cuu du an chong ngap 10000 ty dong o thanh pho ho chi minh
Cống Tân Thuận đang hoàn thiện những hạng mục cuối để đưa vào vận hành trong năm 2021.

Theo Nghị quyết số 40 ngày 1/4 của Thủ tướng Chính phủ thì đây là dự án quan trọng, cấp bách của thành phố nhưng đã triển khai thực hiện được trên 90% khối lượng; nhu cầu giải quyết tình hình ngập lụt ở Thành phố Hồ Chí Minh đang rất cấp bách.

Do đó, Chính phủ chấp thuận về nguyên tắc theo đề nghị của UBND thành phố và các Bộ, ngành để dự án được tiếp tục triển khai thực hiện theo cơ chế đặc thù mà Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Thông báo số 285/TB-VPCP ngày 20/8/2015 của Văn phòng Chính phủ. Ngoài ra, vẫn phải thực hiện theo các thủ tục đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhằm bảo đảm lợi ích về kinh tế - xã hội, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư. Chính phủ tháo gỡ nhưng phải thực hiện việc thanh toán, quyết toán, kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh, chủ đầu tư dự án, các đơn vị thiết kế, thi công, tư vấn giám sát theo chức năng, nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm về hiệu quả chống ngập của dự án, an toàn của công trình dự án, chống tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài sản, ngân sách nhà nước trong quá trình thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, Nghị quyết cũng giao UBND Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình tổ chức thực hiện hoàn thành dự án theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo mục tiêu, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, bảo đảm yêu cầu về chất lượng, an toàn công trình, tiến độ dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí ngân sách và tài sản của nhà nước.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thực hiện việc thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án theo quy định của pháp luật và quy định tại hợp đồng dự án được ký kết đúng pháp luật; Tổ chức rà soát, trao đổi, đàm phán với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án về giá trị dự án, loại bỏ toàn bộ các chi phí bất hợp lý, không đúng quy định; thống nhất giá trị, tiến độ, điều kiện thanh toán hợp dồng và nội dung cần thiết khác làm cơ sở để ký kết phụ lục hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, không được để thất thoát Ngân sách Nhà nước…

Sau khi dự án hoàn thành, UBND Thành phổ Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong công tác nghiệm thu công trình, tuân thủ quy định pháp luật về xây dựng, bảo đảm hiệu quả chống ngập của công trình.

Đặc biệt, thành phố phải chịu trách nhiệm rà soát, khắc phục tối đa các tồn tại pháp lý. Nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đã dể xảy ra các sai sót, khuyết điểm. Xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Trước đó, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021 diễn ra chiều 31/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, vướng mắc chính của dự án liên quan đến phương án thanh toán cho nhà đầu tư. Bởi Nghị định 15/2015 và Quyết định 23/2015 quy định thực hiện thanh toán dự án BT (xây dựng - chuyển giao) bằng quỹ đất theo nguyên tắc ngang giá, bù trừ chênh lệch giữa giá trị dự án BT và quỹ đất thanh toán. Mặc dù Nghị định 15 và Quyết định 23, Thông báo 285 ngày 20/8/2015 không quy định cụ thể tỷ lệ thanh toán bằng quỹ đất và bằng tiền nhưng việc UBND Thành phố Hồ Chí Minh ký hợp đồng BT với nhà đầu tư thanh toán 16% giá trị dự án BT bằng quỹ đất là “chưa hoàn toàn phù hợp”.

Dự án ngăn triều là dự án trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần hoàn thành chương trình đột phá “giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”, được Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2015-2020, đồng thuận cho triển khai vào ngày 18/10/2015.

Dự án ngăn triều – dự án Giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 01 – là dự án thuỷ lợi, thuộc quy hoạch 1547 (QH 1547) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm chống ngập úng với giải pháp kiểm soát triều cường và chủ động hạ thấp mực nước kênh trục. Dự án được triển khai với các mục tiêu: Ngăn triều cường và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho vùng điện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh; Điều tiết mực nước trong kênh rạch với khả năng tiêu thoát nước đô thị từ Quy hoạch 752 ra các sông lớn thông qua hệ thống máy bơm được lắp đặt ở các cống thuộc dự án, đặc biệt là khi xảy ra hiện tượng triều cao kết hợp mưa lớn (hệ thống cống ngăn triều khép kín); Hỗ trợ trữ nước mưa trong vùng bảo vệ của dự án khi triều cường xuống thấp, kết hợp chống sạt lở bờ sông và cải tạo cảnh quan, môi trường.

Dự án Ngăn Triều có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng do Trung Nam Group là nhà đầu tư với quy mô 7 hạng mục gồm 6 cống ngăn triều lớn khẩu độ 40–160m là: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định và 7.8km đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh với các cống nhỏ khẩu độ dưới 10m. Địa điểm xây dựng thuộc địa bàn các quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.

Cao Cường

Theo

Cùng chuyên mục
  • Triển khai xây dựng 2 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

    (Xây dựng) – Mới đây, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, hiện đang triển khai xây dựng hai trạm dừng nghỉ tạm thời trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

  • Ninh Bình: Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) – Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư trên 818 tỷ đồng thuộc Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung bộ. Khi hoàn thành, Tiểu dự án này sẽ cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng đô thị nhằm ổn định duy trì kinh tế - xã hội đô thị Phát Diệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu có nhiều diễn biến trầm trọng và phức tạp.

  • An Giang: Sẽ khánh thành cầu Châu Đốc vào ngày 23/4

    (Xây dựng) – UBND tỉnh An Giang thông tin, vào lúc 08 giờ ngày 23/4/2024 tại điểm cuối cầu Châu Đốc (nút giao với đường Châu Long) phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang sẽ diễn ra Lễ thông xe cầu Châu Đốc thuộc Dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Tổng chiều dài cầu tính đến 02 đuôi mố là 667m, tổng mức đầu tư 534.028 triệu đồng.

  • Quảng Nam: Đầu tư hơn 2.700 tỷ nạo vét sông Trường Giang

    (Xây dựng) – Tỉnh Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng từ vốn vay ODA và ngân sách để nạo vét 60km sông Trường Giang cho tàu lưu thông, thoát lũ, xây 6 cây cầu bắc qua sông này.

  • Đồng Nai: Bao giờ xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu?

    (Xây dựng) - Còn khoảng 40 ngày nữa là đến thời hạn tỉnh Đồng Nai phải bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dự án thành phần 1, 2), tuy nhiên, nhiệm vụ này được xem là “bất khả thi” vì còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thể xử lý dứt điểm.

  • Quảng Trị: Phấn đấu hoàn thành dự án tuyến đường kết nối trong tháng 7

    (Xây dựng) – UBND huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã và đang chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị liên quan của huyện, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án tuyến đường kết nối trong tháng 7/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load