Thứ sáu 26/04/2024 08:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Việt Nam nắm bắt cơ hội để chủ động kiến tạo tương lai

08:51 | 17/08/2022

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

viet nam nam bat co hoi de chu dong kien tao tuong lai
(Ảnh minh họa: Tiến Khánh/TTXVN)

Tại hội thảo “Tham vấn ý kiến chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đối với báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050,” ngày 16/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

“Việt Nam còn 7 năm nữa để đạt được mục tiêu này, thời gian không dài mà thách thức nhiều, biến động lớn, nên nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia là nhiệm vụ quan trọng. Đây là cơ hội để chủ động kiến tạo quyết định tương lai của mình, cần phát hiện ra điểm nghẽn để thấy được cơ hội mới,” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch lần đầu tiên được lập ở Việt Nam theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017. Quan điểm, tư tưởng chủ yếu của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào yếu tố hiệu quả trong giai đoạn đến năm 2030, sau đó dần phát triển hài hòa, bền vững, cấn đối giữa các vùng miền, địa phương.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn đến năm 2030, do nguồn lực phát triển có hạn, cần ưu tiên, tập trung đầu tư cho một số lãnh thổ có điều kiện thuận lợi nhất về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có để các lãnh thổ đó phát triển đi trước một bước, tạo động lực và làm đầu tàu lôi kéo các lãnh thổ khác cùng phát triển.

Cụ thể là tập trung hình thành và phát triển một số hành lang kinh tế, vùng động lực, các cực tăng trưởng và bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia.

Nhận diện về khó khăn thách thức, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, còn tồn tại nhiều hạn chế, bị chia cắt theo địa giới hành chính, liên kết vùng lỏng lẻo, chưa hình thành các vùng động lực để đi đầu và dẫn dắt trong tăng trưởng. Khung hạ tầng chưa hình thành, chất lượng đô thị chưa cao, tác động lan tỏa của khu vực đô thị rất thấp.

Tại buổi tham vấn, Tiến sỹ Dannay Leipziger, Trưởng nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá cao bản báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam.

viet nam nam bat co hoi de chu dong kien tao tuong lai
Xe điện hoạt động trong trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Mặc dù là lần đầu tiên được xây dựng, nhưng phương pháp nghiên cứu, các nội dung chủ yếu của quy hoạch đã tiếp cận với thông lệ quốc tế.

Tuy vậy, Trưởng nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng quy hoạch cần trình bày thêm các nội dung liên quan đến tổ chức không gian theo các hành lang kinh tế, phát triển các vùng động lực, các cực tăng trưởng, các vùng đô thị lớn, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Đồng thời khuyến nghị, để Quy hoạch được xây dựng theo hướng nâng cao khả năng chống chịu rủi ro môi trường, biến đổi khí hậu; bảo đảm nguồn lực tài chính cho thực hiện quy hoạch.

Đối với kinh nghiệm của Malaysia, Quy hoạch vật thể quốc gia là văn bản quy hoạch cấp cao nhất trong hệ thống quy hoạch.

Trong đó xác định 3 chức năng quan trọng nhất gồm cụ thể hóa các vấn đề liên quan đến không gian chính sách về phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên; Thiết lập một khung khổ không gian cho việc lập quy hoạch vùng, bang và địa phương; Định hướng hành động cho các cơ quan bảo đảm phù hợp với khung khổ không gian quốc gia.

Các trung tâm phát triển, các vùng phát triển, các vùng đang phát triển, các vùng có tiềm năng lớn và các trung tâm thúc đẩy tăng trưởng; các hành lang kết nối mang tính chiến lược cao, hành lang kết nối mang tính chiến lược, hành lang kết nối tiềm năng, hành lang lan tỏa và các cửa ngõ quốc tế về đường bộ, đường hàng không, đường biển.

Về tổ chức lập quy hoạch, để bảo đảm các quy hoạch ngành có thể tích hợp tốt vào bản quy hoạch quốc gia, cơ quan tư vấn chính lập quy hoạch cần nghiên cứu trước, đưa ra các định hướng quan trọng phát triển của lãnh thổ, làm căn cứ để các ngành, lĩnh vực xây dựng định hướng quy hoạch.

Về phương hướng thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết chủ trương phát triển có trọng tâm trọng điểm, tập trung vào yếu tố hiệu quả, sau năm 2030 dần tiến tới bước phát triển hài hoà, cân bằng, bền vững giữa các vùng miền, địa phương.

Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc; đến năm 2050 có trên 9.000 km đường bộ cao tốc; hoàn thành đường sắt cao tốc. Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt 32m2…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, lập Quy hoạch tổng thể quốc gia là một nhiệm vụ rất mới, lần đầu tiên thực hiện ở cấp quốc gia theo phương pháp tích hợp với các loại quy hoạch nên rất khó, phức tạp và liên quan các vấn đề quan trọng của đất nước.

Đây là khung quy hoạch tổng thể, đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện tiếp thu lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế và dự kiến sẽ báo cáo Chính phủ, Quốc hội trong kỳ họp tháng 10 tới đây./.

Theo Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Có được bổ sung thiết bị ngoài chủ trương đầu tư?

    (Xây dựng) - Ông Đỗ Minh Trí (Thành phố Hồ Chí Minh) đang thực hiện dự án có vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nội dung quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư (chưa có nội dung về thiết bị).

  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load