Thứ sáu 26/04/2024 12:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vì sao công nhân khó tiếp cận nhà ở xã hội?

14:27 | 04/10/2021

Hầu hết công nhân đang làm việc tại TPHCM hiện nay đang phải thuê nhà trọ. Dù làm việc lâu năm, nhưng do lương thấp trong khi giá nhà đất quá cao nên ước mơ an cư trở nên xa vời với nhiều người.

vi sao cong nhan kho tiep can nha o xa hoi
Vợ chồng chị Hương và 2 con nhỏ sống trong căn phòng thuê 15m2. Ảnh: Đức Long

Làm việc cả đời, vẫn “mơ” được an cư

Gần trưa, chúng tôi có mặt tại khu nhà trọ trên đường số 3, phường An Khánh, TP.Thủ Đức, TPHCM. Phía sau san sát chung cư cao tầng hiện đại, khang trang là chi chít dãy nhà trọ.

Chúng tôi vào khu nhà trọ 81/11, đường số 3, có hơn chục phòng. Chị Nguyễn Thị Phương Quyên, nhân viên một công ty chuyên về vận tải qua ứng dụng công nghệ đang thuê căn phòng chừng 10m vuông để hai mẹ con sinh sống. Chị Quyên cho biết, dù đã đi làm hơn chục năm nhưng vẫn không thể tiết kiệm để mua nhà, dù là căn hộ chung cư, nhất là khi chị lại là mẹ đơn thân, một mình nuôi con đang ăn học.

“Nhà nhỏ thế này mà tiền thuê cũng 2 triệu đồng/tháng. Tôi cố gắng thuê gần nơi làm để còn có thời gian dành cho con”, chị Quyên chia sẻ.

Chị Trần Thị Thu Hương, CN Plan 2, Cty Việt Nam Samho (đang thuê trọ tại xã Trung An, huyện Củ Chi) cho biết, quê chị ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, vào TPHCM làm việc đã gần 10 năm. Chị Hương đi làm, kể cả tiền tăng ca, mỗi tháng chưa được 10 triệu đồng. Chồng chị làm thợ hồ, nếu có việc ổn định thì được khoảng gần 9 triệu đồng/tháng. Hai vợ chồng đang nuôi hai con nhỏ ăn học, thi thoảng còn phải gửi tiền về quê cho cha mẹ. Vì thu nhập thấp, vợ chồng chị Hương chỉ dám thuê căn phòng hơn 15m2 với chi phí 1,2 triệu đồng/tháng.

“Vợ chồng tôi vào đây làm gần 10 năm nhưng chưa bao giờ dám nghĩ đến việc mua nhà, thậm chí thuê nhà rộng hơn cũng ngần ngại vì phải tiết kiệm lo cho con ăn học. Sinh hoạt gia đình nhiều khi rất bất tiện vì con ngày càng lớn. Chúng tôi tính toán làm thêm một thời gian nữa rồi vợ chồng lại dắt díu nhau về quê. Các con lớn thì phải tự lo”, chị Hương buồn bã chia sẻ.

Doanh nghiệp nghìn công nhân, vài người mua được nhà

Giữa tháng 7.2021 vừa qua, anh Mỵ Duy Việt, CN Cty Nissei Electric Việt Nam, nhận được thông báo từ chủ đầu tư đi nhận nhà ở xã hội mà gia đình anh đã mua trước đó. Tuy nhiên, do dịch bệnh bùng phát nên anh Việt chưa thể đi được.

Vợ chồng anh Việt đều làm cho Cty Nissei Electric Việt Nam. Hơn 3 năm trước, anh đăng ký mua nhà ở xã hội tại một dự án trên đường 38, phường Tân Phú, TP.Thủ Đức, diện tích 56m2, trị giá gần 900 triệu đồng.

“Phải tằn tiện và vay mượn thêm, cộng với gia đình hỗ trợ, chúng tôi mới mua được căn nhà và trả góp theo từng đợt suốt 3 năm qua. Căn nhà tuy nhỏ, nhưng là của mình. Không phải đi thuê trọ là hạnh phúc lắm rồi”, anh Việt tâm sự.

Bà Trần Thị Hồng Vân, Chủ tịch CĐ Cty Nissei Electric Việt Nam cho biết, anh Việt chỉ là một trong vài trường hợp hiếm hoi trong số gần 2.000 CN của Cty mua được nhà ở xã hội. Còn tuyệt đại đa số CN đều ở trong khu lưu trú của Cty hoặc phải thuê phòng trọ bên ngoài. Cách đây gần 1 năm, bà Vân làm hồ sơ cho gần 100 CN mua đất ở xã hội trong một dự án ở phường Long Bình, (Quận 9 cũ), nhưng đến nay chưa thấy thông báo gì.

TPHCM hiện có 17 KCX-KCN với gần 280.000 lao động làm việc, nhưng chỉ có một số doanh nghiệp xây nhà lưu trú cho CN ở miễn phì hoặc thu phí tượng trưng. Tiêu biểu như nhà lưu trú của Cty Đức Bổn; Cty Hung Way (KCX Tân Thuận, Q7) với quy mô 1.200 chỗ, Cty Nissei Electric Việt Nam (KCX Linh Trung 1) với quy mô 2.000 chỗ, Cty Worldon (KCN Đông Nam huyện Củ Chi), với quy mô 4.600 chỗ và Cty Vạn Đức (KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh) với quy mô 600 chỗ. Điều này đồng nghĩa với việc, hàng trăm nghìn CN vẫn phải tự lo chỗ ở của mình, trong đó chủ yếu là phải thuê trọ.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy, Học viện Chính trị Khu vực IV, do vấn đề nhà ở còn nhiều bất cập nên chất lượng cuộc sống của CN trên địa bàn TPHCM bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ luôn phải lo lắng về chỗ ở, điều này phần nào ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lao động. Từ đó, bà Thúy kiến nghị, TPHCM cần tiếp tục có chính sách khuyến khích nhằm huy động các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở cho thuê giá rẻ. Đối với những nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nên miễn, giảm thuế doanh nghiệp; giao đất không thu tiền sử dụng đất; tinh giản thủ tục hành chính theo hướng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư...

Theo NAM DƯƠNG/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

  • Hà Tĩnh: Công đoàn ngành Giao thông - Xây dựng tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và an toàn vệ sinh lao động năm 2024

    (Xây dựng) - Công đoàn ngành Giao thông - Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024, đồng thời tôn vinh các công nhân lao động tiêu biểu.

  • Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã tổ chức tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cho các cán bộ Công đoàn thuộc Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng. Đến dự có các đồng chí: Đỗ Văn Quảng - Phó Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam; Diệp Thị Thu Huyền - Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng và đại diện các Ban của Công đoàn Xây dựng Việt Nam, cán bộ Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng, các Công đoàn cơ sở và Trưởng Ban thanh tra nhân dân các đơn vị trực thuộc.

  • Tổ chức thi trực tuyến tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

    (Xây dựng) - Thực hiện Hướng dẫn số 191/HD-CĐXD ngày 17/4/2024 của Công đoàn Xây dựng Việt Nam về tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã triển khai đến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở vận động đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ) của cơ quan, đơn vị hưởng ứng, tham gia dự thi.

  • Hà Nội: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

    (Xây dựng) - Ngày 19/4, Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của Thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

  • Hà Nội: Nhiều hoạt động được tổ chức trước, trong và sau Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 06/3/2024 của UBND Thành phố về việc tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân Thành phố Hà Nội năm 2024, có nhiều hoạt động được tổ chức trước, trong và sau Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load