Thứ sáu 26/04/2024 08:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tổng Công ty Đường sắt bị “sờ gáy” về góp vốn ngoài ngành, quản lý nợ

23:04 | 04/04/2020

Đơn vị này bị yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan đến việc góp vốn kinh doanh ngoài ngành; cố ý làm trách quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng...

Thanh tranh Chính phủ vừa có báo cáo Thủ tướng kết quả kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra số 2222/KL-TTCP ngày 26/8/2016 về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN).

Sau khi có kết luận thanh tra, từ tháng 9/2016, ĐSVN đã chỉ đạo các ban, Người đại diện phần vốn của ĐSVN tại các công ty cổ phần thực hiện xử lý một số khoản về tài chính và kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.

tong cong ty duong sat bi so gay ve gop von ngoai nganh quan ly no
Tổng Công ty Đường sắt bị “sờ gáy” về góp vốn ngoài ngành, quản lý nợ

Tháng 10/2016, ĐSVN đã thành lập Hội đồng để xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân người quản lý của Tổng Công ty có liên quan đến trách nhiệm được nêu tại kết luận thanh tra; xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc các thời kỳ từ 2003 - 2013; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân của các ban tham mưu, nghiệp vụ và các cá nhân có vi phạm.

Hiện nay, ĐSVN đã chỉ đạo Người đại diện phần vốn tại các công ty thành viên kiện toàn hệ thống quản trị, sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh đối với đơn vị thành viên. ĐSVN đã thực hiện roà soát và ban hành các quyết định bổ sung, hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế, xây dựng các định mức, đơn giá về nguyên vật liệu, tiền lương, các chi phí quản lý doanh nghiệp... để đảm bảo tính đúng, tính đủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

ĐSVN đã rà soát toàn bộ các dự án đầu tư để điều chỉnh và kiến nghị điều chỉnh các chi phí bất hợp lí; khắc phục tình trạng chậm trễ về tiến độ và khẩn trương tiến hành thanh quyết toán các dự án đầu tư quá hạn.

Thanh tra Chính phủ cho biết, ĐSVN và các đơn vị thành viên đang thực hiện việc rà soát, khắc phục những tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai; xây dựng kế hoạch, phương án sử dụng đất phù hợp với nhu cầu, đúng quy định để báo cáo Bộ Giao thông vận tải cùng các địa phương xử lý và quản lý đất đai hiệu quả.

Ngày 25/3 vừa qua, trong kiến nghị gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ đề nghị Thủ tướng yêu cầu ĐSVN tiếp tục thực hiện việc kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến việc góp vốn kinh doanh ngoài ngành bằng quyền thuê đất và tài sản gắn liền với đất tại 80 Lý Thường Kiệt, 22 Phan Bộ Châu (Hà Nội).

Yêu cầu ĐSVN tiếp tục kiểm điểm trong việc quản lý nợ phải thu, quản lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn, cố ý làm trách quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng...

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng yêu cầu ĐSVN tiếp tục kiện toàn hệ thống quản trị doanh nghiệp, trên cơ sở sắp xếp tổ chức bộ máy, đảm bảo phân định rõ giữa quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư...

Rà soát toàn bộ các dự án đầu tư để điều chỉnh và điều chỉnh các chi phí bất hợp lí, khắc phục tình trạng chậm trễ tiến độ và khẩn trương tiến hành thanh quyết toán các dự án đầu tư quá hạn.

ĐSVN được yêu cầu tiếp tục rà soát việc quản lý, sử dụng đất đai để thanh lý hợp đồng và xử lý những trường hợp sử dụng sai mục đích, tranh chấp, lấn chiếm; phối hợp với các địa phương có hệ thống đường sắt đi qua thực hiện cắm mốc giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý đất đai dành cho công trinh và hành lang bảo vệ đường sắt...

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng yêu cầu ĐSVN xem xét, xử lý một số nghĩa vụ tài chính, hạch toán doanh thu, chi phí khác.

Theo Châu Như Quỳnh/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Có được bổ sung thiết bị ngoài chủ trương đầu tư?

    (Xây dựng) - Ông Đỗ Minh Trí (Thành phố Hồ Chí Minh) đang thực hiện dự án có vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nội dung quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư (chưa có nội dung về thiết bị).

  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load