Thứ năm 26/12/2024 23:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Tiên Yên (Quảng Ninh): Mở lối thoát cho tình trạng “thừa trường - thiếu trò”

16:42 | 02/11/2021

(Xây dựng) - Tiếp thu ý kiến từ dư luận và Báo điện tử Xây dựng về thực trạng, trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) thừa phòng học, nhưng lại thiếu học trò, Sở Giáo dục và Đào tạo đã và đang đưa ra các giải pháp khắc phục sự bất cập này.

tien yen quang ninh mo loi thoat cho tinh trang thua truong thieu tro
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi 20 với phòng học cao tầng khang trang, xây xong bỏ hoang.

Vấn đề thừa phòng học không phải là đại trà ở huyện, mà chỉ rơi vào một trường học tư thục duy nhất là trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi. Đã 3 năm nay 20 phòng học cao tầng tiện nghi, cùng các hạng mục xây dựng trường sở đi kèm xây xong bỏ hoang, giảng đường rêu phong, bàn ghế mối mọt... tận mắt chứng kiến ai cũng xót xa với cơ sở vật chất bỏ phí, trong khi Tiên Yên là huyện miền núi nghèo, chưa tự cân đối được thu chi. Địa phương nhọc nhằn lắm mới kêu gọi được một nhà đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, vốn lợi nhuận đầu tư thấp.

Việc trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi “ế” phòng học, không phải do nhà đầu tư vụng kinh doanh, không tính kỹ “lỗ lãi” vung tay xây dựng thừa phòng học, mà có những lý do chính đáng. Năm 2018, Quảng Ninh có đề án cơ cấu lại hệ thống giáo dục phổ thông ở huyện Tiên Yên theo hướng dồn dịch, sắp xếp, quy hoạch lại quỹ đất sử dụng trong các trường học để xây dựng trường sở khang trang. Tỉnh có chỉ đạo trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi mở rộng trường sở, xây thêm phòng học và các hạng mục sư phạm đi kèm đáp ứng việc di chuyển trường công lập Trung học phổ thông Tiên Yên đến thuê, để địa phương hợp thửa diện tích đất của trường này với trường phổ thông cơ sở Tiên Yên vốn trước đây hai trường là một trường liên cấp II-III, mục đích dành quỹ đất cho trường Phổ thông cơ sở Tiên Yên xây dựng lại to đẹp hơn.

Cơ sở pháp lý, ngày 17/01/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình số 205/TTr-SGDĐT trình UBND tỉnh phương án thuê cơ sở vật chất của trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi phục vụ trường Trung học phổ thông Tiên Yên đến tổ chức giảng dạy học tập. Theo đó, ngày 25/01/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh có Văn bản số 605/UBND-GD đồng ý với tờ trình nói trên của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể hơn, ngày 8/3/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết định số 896/QĐ-UBND thuê 4.797m2 công trình xây dựng hoàn chỉnh của trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi giao cho trường Trung học phổ thông Tiên Yên thuê có thời hạn, giá thuê ổn định trong 10 năm đầu là 2,281 tỷ đồng/năm. Chủ đầu tư còn có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng công trình xây dựng... trong khi trường Trung học phổ thông Tiên Yên mỗi năm ngân sách Nhà nước phải cấp trên dưới 1,5 tỷ đồng để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.

Quyết định số 896/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh là đúng đắn, không chỉ có giá trị quy hoạch sử dụng quỹ đất hợp lý cho nhà trường ở huyện Tiên Yên, còn là bài toán kinh tế phù hợp với phương châm huy động các nguồn lực ngoài ngân sách xây dựng trường sở. Thiết thực giải quyết tồn tại của trường Trung học phổ thông Tiên Yên, một ngôi trường vỏn vẹn trên thổ đất 7.200m2 (thuộc nhóm trường Trung học phổ thông có diện tích nhỏ nhất tỉnh) nằm giữa khu dân cư không thể mở rộng được không gian trường sở.

Trường thiếu cơ sở giảng dạy thể chất, tòa nhà hiệu bộ 2 tầng xây dựng từ năm 2003 đã chạm trần cấp độ D, 8 phòng học xây dựng từ năm 1970 đã hết đát sử dụng, và còn 6 phòng học nhà cấp 4 lưu dùng ở ngay trung tâm huyện đường, có thể xếp vào diện phòng học cổ hiếm hoi còn sót lại ở một tỉnh phát triển top đầu toàn quốc.

Lý do Quyết định số 896/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh không thực hiện được. Bởi khi di chuyển trường Trung học phổ thông Tiên Yên đến thuê phòng học ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi thì vấp phải sự phản đối của một số phụ huynh học sinh với nhiều lý do đã dẫn đến bi kịch trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi hiện còn thừa đến 2/3 phòng học, lãng phí nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách, trong khi chính huyện Tiên Yên còn đang thiếu nghiêm trọng phòng học của cấp học này.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục Đào tạo, Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên của huyện Tiên Yên quy mô 8 lớp học với 271 học sinh, đang sử dụng 1.800m2 đất đồi nguyên là đồn bốt địch thời thuộc Pháp (hiện còn là đất quốc phòng quản lý). Cả 7 phòng học ở đây đều là nhà cấp 4 diện tích nhỏ hẹp, có 1 phòng học tạm, 1 nhà vệ sinh công cộng diện tích khoảng 20m2. Trung tâm hướng nghiệp mà không có nhà xưởng, không đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp, còn không đảm bảo về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

Huyện Tiên Yên nơi thừa phòng học, nơi thiếu phòng học nhiều năm chưa điều tiết được, trong khi UBND tỉnh rất quan tâm đã tạo hành lang pháp lý. Từ năm 2019 đến nay chưa có một văn bản nào bác bỏ hoặc thay thế Quyết định số 896/QĐ-UBND, nhưng quyết định này về địa phương như đang bị “treo”, đi kèm là một khối lượng cở sở vật chất giáo dục trị giá 24 tỷ đồng để lãng phí.

Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã trao đổi với giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thị Thúy, được biết, Sở vẫn bảo lưu ý kiến trước đây, tức là khai thác các giá trị nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách phục vụ sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên, phụ trách công tác Văn hóa xã hội Phạm Văn Hoài cho biết, địa phương cũng trăn trở tìm giải pháp tháo gỡ tình trạng lãng phí phòng học, tiền của xã hội để đáp ứng trường sở tốt nhất cho con em địa phương.

Ngày 20/3/2020, UBND huyện Tiên Yên có Công văn số 480/UBND-VP chỉ đạo việc xây dựng phương án cho Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên của huyện thuê cở sở vật chất tồn dư của trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi làm nơi học văn hóa và học nghề, trong 5 năm (2020-2025).

Trong Kết luận số 187-TBKL/HU, ngày 22/4/2020 của Thường trực Huyện ủy Tiên Yên có nội dung dừng triển khai chủ trương xây dựng Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên của huyện ở địa điểm mới, mà liên kết với trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi đào tạo, sử dụng tài sản sẵn có theo hình thức thanh toán khấu hao tài sản. Đồng thời, giao cho UBND huyện làm việc với trường Cao đẳng than và khoáng sản-TKV đang có những khóa đào tạo nghề tại địa phương có thể liên kết với trường THPT Nguyễn Trãi tận dụng trường sở sẵn có đôi bên cùng có lợi, không để lãng phí tài sản xã hội.

UBND huyện Tiên Yên đang tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ tình trạng lãng phí phòng học trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi thì đại dịch Covid-19 lại bùng phát, huyện còn tập trung cho chống dịch.

Nay không thấy đề cập đến việc di chuyển trường Trung học phổ thông Tiên Yên, học sinh thiệt thòi phải học ở những phòng học cũ, khuôn viên chật hẹp, thiếu cơ sở giáo dục thể chất, đường đua điền kinh, sân bóng đá... như các trường bạn chỉ vì toan tính của một bộ phận phụ huynh, thầy cô giáo và rơi rớt căn bệnh “đoàn kết xuôi chiều”. Tuy nhiên, Huyện ủy, UBND huyện Tiên Yên đã quyết tâm mở lối thoát xóa tình trạng lãng phí nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho sự nghiệp trồng người ở địa phương.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh: Bác khiếu nại bồi thường đất do không đủ cơ sở

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh bác bỏ khiếu nại của một công dân về việc bồi thường đất ở khi thực hiện dự án xây dựng các tuyến đường tỉnh. Đồng thời yêu cầu các bên liên quan tuân thủ phương án bồi thường đã được phê duyệt.

  • Thanh Trì (Hà Nội): Nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng vẫn “ung dung” tồn tại

    (Xây dựng) – Hiện nay, trên địa bàn xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội đang tồn tại nhiều vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng, san lấp và sử dụng đất sai mục đích. Dù những vi phạm đã được xác định rõ, nhưng dường như chính quyền địa phương đang thiếu quyết liệt trong công tác xử lý.

  • Hoàng Mai (Hà Nội): Đề nghị xử lý dứt điểm sai phạm tại Khu tập thể Trương Định

    (Xây dựng) - Ông Hoàng Ngọc Tuấn, công dân phường Tương Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có đơn phản ánh về việc chủ nhà C2 tầng 2 Khu tập thể Trương Định có hành vi vi phạm trật tự xây dựng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình nhà ở của gia đình. Sự việc diễn ra đã lâu nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

  • Cần xem xét thấu đáo quyết định thu hồi đất đối với 2 dự án tại thị xã Sa Pa

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Công nghệ Việt Mỹ mong muốn các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai xem xét một cách thấu đáo và minh bạch hơn nữa đối với quyết định thu hồi đất của 02 dự án mà Công ty này đã được giao đất từ cách đây hơn 2 thập kỷ.

  • Nguy cơ vỡ trận dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

    (Xây dựng) - Sau hơn 3 tháng phát hành hồ sơ mời thầu, hai gói thầu xây lắp thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn) do Ban Quản lý dự án (QLDA) chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư đã buộc phải hủy thầu khiến dự án cấp bách này có nguy cơ rơi vào cảnh vỡ trận.

  • Thị xã Hoài Nhơn (Bình Định): Liệu có “khuất tất” trong lựa chọn nhà thầu?

    (Xây dựng) – Là một doanh nghiệp còn non trẻ (được thành lập từ năm 2022), không có trụ sở văn phòng, không có biển hiệu Công ty… thế nhưng Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Thái Bình ở thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) vẫn được UBND xã Hoài Sơn lựa chọn làm đơn vị chấm thầu cho dự án Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử Trận tập kích Trụ sở Ngụy quyền xã Hoài Sơn năm 1961 (giai đoạn 1). Từ đây, việc chấm thầu của đơn vị này đã gây nhiều nghi vấn, bức xúc cho các nhà thầu.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load