Thứ sáu 03/01/2025 08:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng

18:28 | 08/05/2016

(Xây dựng) - Hiện nay đơn vị của chúng tôi (Nguyễn Triệu Lương tại hòm thư nguyenluong129@gmail.com) đang thi công 1 công trình cầu của dự án FLitch Đắk Lắk. Trong quá trình thi công, có một số hạng mục cắt giảm khối lượng do một số điều kiện giải phóng mặt bằng. Sau khi bàn bạc, các bên đưa ra ý kiến lấy giá trị khối lượng cắt giảm đó để thi công bổ sung mặt đường bê tông xi măng và xây đá hộc gia cố ta luy (điều này là rất phù hợp và hợp lý).


Ảnh minh họa.

Các công việc phát sinh này đã có đơn giá trong hợp đồng và giá trị khối lượng phát sinh không vượt giá trị khối lượng cắt giảm nên không vượt giá trị hợp đồng. Hợp đồng thi công là hợp đồng trọn gói.

Căn cứ theo hợp đồng và nghiên cứu theo Nghị định 48/2010/NĐ-CP, tôi đưa ra ý kiến thủ tục như sau: đơn vị thi công làm tờ trình gửi chủ đầu tư xin thực hiện khối lượng phát sinh, nguồn vốn lấy từ nguồn cắt giảm. Chủ đầu tư và các bên thực hiện công tác kiểm tra, tính toán chi tiết khối lượng cắt giảm và khối lượng phát sinh, so sánh, đối chiếu, và ra kết quả bằng văn bản. Nếu không vượt giá trị hợp đồng thì các bên làm biên bản thương thảo và ký kết phụ lục phát sinh rồi cho đơn vị thi công thực hiện. Nhưng chủ đầu tư chưa chấp thuận.

Vậy xin hỏi: Quy trình, thủ tục thực hiện và thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng đối với hợp đồng trọn gói như thế nào?

Về vấn đề bạn Lương hỏi, Vụ Kinh tế trả lời như sau:

Điều 35 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng quy định “Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký và khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng”.

Theo đó, việc sử dụng giá trị khối lượng cắt giảm để thực hiện thêm khối lượng công việc ngoài phạm vi hợp đồng cần có được sự chấp thuận từ trước của chủ đầu tư bằng văn bản, hai bên cần thống nhất chi tiết về khối lượng, giá trị của công việc phát sinh và đảm bảo không được vượt quá giá trị hợp đồng. Trong trường hợp việc điều chỉnh hợp đồng vượt quá thẩm quyền quyết quyết định của chủ đầu tư, chủ đầu tư cần báo cáo người quyết định đầu tư xem xét và phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

Đoan Trang (tổng hợp)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load