Thứ hai 29/04/2024 15:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thành phố Hồ Chí Minh: Triển khai Đề án định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ năm 2023-2024

15:40 | 30/11/2023

(Xây dựng) - UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023-2024. Kế hoạch nhằm đánh giá tổng quan hiện trạng các ngành dịch vụ và cơ hội phát triển các hệ sinh thái dịch vụ.

Thành phố Hồ Chí Minh: Triển khai Đề án định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ năm 2023-2024
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai Đề án định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ năm 2023-2024.

Theo đó, UBND Thành phố sẽ áp dụng phương pháp luận hệ sinh thái dịch vụ và cụ thể hóa định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh trong Đề án vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Để đạt mục đích nêu trên, trong kế hoạch đã đề ra 4 nội dung cần thực hiện.

Cụ thể, thứ nhất, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hiện trạng, định hướng cơ hội phát triển các hệ sinh thái dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện trong năm 2023.

Thứ hai, tổ chức buổi báo cáo chuyên đề về nhận định nhu cầu, cơ hội và định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ trong Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Thời gian thực hiện trong năm 2023, trước khi báo cáo giữa kỳ của Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Thứ ba, triển khai định hướng, phân bổ phát triển hạ tầng dịch vụ trong nội dung Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Thời gian thực hiện vào năm 2023-2024 (theo tiến độ lập Đồ án).

Thứ tư, lập báo cáo kết quả hoàn thành công tác triển khai Đề án định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025, hướng đến năm 2040. Thời gian thực hiện vào năm 2024 (sau khi Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố được phê duyệt).

Thiên Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội tập trung đẩy nhanh tiến độ 4 dự án giao thông trọng điểm

    Cục Thống kê Hà Nội ngày 29-4, đã thông tin về tiến độ triển khai một 4 công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô.

  • Hình dáng 9 cây cầu bộ hành kết nối nhà ga metro Bến Thành - Suối Tiên

    9 cầu bộ hành của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) giúp hành khách tiếp cận các nhà ga thuận tiện, an toàn. Đây cũng là những hướng thoát hiểm chính trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp.

  • Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

    Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

  • Phú Thọ: Hạ tầng giao thông đồng bộ tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Những năm qua, tỉnh Phú Thọ đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, không chỉ tăng kết nối giữa các huyện, thành, thị mà còn hình thành liên kết vùng, tạo nên sức bật lớn cho tỉnh tạo động lực thu hút đầu tư.

  • Thủ tướng phát lệnh khai thác cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

    Việc đưa vào khai thác Dự án Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Dự án Diễn Châu-Bãi Vọt vào khai thác đưa tổng chiều dài các tuyến cao tốc trên cả nước đưa vào khai thác đến nay đạt hơn 2.000km.

  • Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo: Hoàn thành tốt các hạng mục có tính chất kỹ thuật phức tạp

    (Xây dựng) - Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ được tổ chức khánh thành chiều 28/4/2024. Đây là một trong số ít dự án có hệ thống an toàn giao thông thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu giao thông đường bộ. Trạm thu phí, hệ thống ITS được đầu tư sử dụng chung hệ thống thu phí dịch vụ đảm bảo kết nối liên thông toàn bộ hệ thống cao tốc Bắc - Nam và các trung tâm điều hành khu vực, để đảm bảo an toàn giao thông, thuận lợi trong công tác quản lý. Các cụm thiết bị ITS và camera dọc tuyến được vận hành bằng năng lượng mặt trời, qua đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ, tiết giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Đây cũng là dự án được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC) sớm nhất trong các dự án cùng thực hiện và được Hội đồng kiểm tra Nhà nước đánh giá cao.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load