Chủ nhật 23/02/2025 12:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thành phố Hà Tĩnh: Tăng cường công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn

14:37 | 12/05/2024

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức Tọa đàm về công tác quản lý đô thị và hoạt động xây dựng với mong muốn tìm ra những giải pháp cho các bất cập, hạn chế tại một số công trình xây dựng trên địa bàn.

Thành phố Hà Tĩnh: Tăng cường công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn
Công tác quản lý đô thị và hoạt động xây dựng được thành phố Hà Tĩnh tập trung quan tâm, chỉ đạo thực hiện trong những năm qua.

Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư xây dựng đã được UBND thành phố Hà Tĩnh quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố, UBND các phường, xã với vai trò được giao làm chủ đầu tư đã quan tâm, tổ chức thực hiện cơ bản đúng trình tự, thủ tục theo quy định; số lượng, chủng loại công trình đa dạng, trong đó có nhiều công trình được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao; một số công trình tạo được điểm nhấn kiến trúc, nghệ thuật.

Một số công trình đã đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả và được nhân dân đồng tình cao như: Tuyến đường Phan Đình Phùng; đường vành đai phía Đông; vườn hoa Lý Tự Trọng, Quảng trường trung tâm; một số công trình nhà văn hóa ở các phường, xã đã đưa vào sử dụng phù hợp với công năng cũng như kiến trúc…

Công tác chỉnh trang đô thị được tập trung thực hiện gắn với phát triển cây xanh đô thị trên các tuyến phố. Cùng với đó, nghiên cứu, phát triển đồng bộ hệ thống chiếu sáng đô thị sử dụng đèn có tính hiệu năng, tiết kiệm năng lượng và có tính mỹ thuật.

Tuy nhiên, một số công trình xây dựng trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Các chủ đầu tư và các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng tại dự án chưa kịp thời nắm bắt được các bất cập của thiết kế so với thực tế khi triển khai thi công để đề xuất xử lý, dẫn đến một số công trình phải điều chỉnh nhiều lần, kéo dài.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận, thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý đô thị và hoạt động xây dựng. Theo đó, các chủ đầu tư và đơn vị tham gia hoạt động xây dựng một số dự án chưa kịp thời nắm bắt được các bất cập của thiết kế so với thực tế khi triển khai thi công để đề xuất xử lý, dẫn đến một số công trình phải điều chỉnh nhiều lần, kéo dài; còn tồn tại những khiếm khuyết về chất lượng, thi công chưa đảm bảo yêu cầu thiết kế, yêu cầu kỹ và mỹ thuật. Thi công không đúng biện pháp, công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên.

Việc theo dõi, xử lý sau khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn còn những hạn chế, bất cập.

Các đại biểu cũng đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý đô thị và hoạt động xây dựng trong thời gian tới như: Ưu tiên, đảm bảo nguồn lực để tổ chức lập đồ án quy hoạch đảm bảo phủ kín quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực xây dựng; tập trung cao để hoàn thành các dự án trọng điểm trên địa bàn...

Thành phố Hà Tĩnh: Tăng cường công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn
Các đại biểu tham dự đã thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hạn chế đồng thời đề ra những giải pháp tại một số công trình xây dựng trên địa bàn thành phố (Ảnh: Minh Đức).

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh Nguyễn Trọng Hiếu khẳng định: Hiện nay, cả hệ thống chính trị của thành phố đang tập trung cao cho việc xây dựng và phát triển thành phố có quy mô phù hợp, kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước thông minh, hiện đại, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm vùng Bắc Trung bộ. Vì thế, công tác quản lý đô thị và hoạt động xây dựng trên địa bàn cần tiếp tục được quan tâm, chú trọng hơn nữa để đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh mới.

Đồng thời nhấn mạnh, thời gian tới, thành phố cần hoàn thiện quy chế quản lý đô thị, tuân thủ quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, quan tâm đến cảnh quan, kiến trúc đô thị. Đặc biệt, chủ đầu tư nâng cao vai trò, trách nhiệm, quản lý chất lượng vật liệu đầu vào.

Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các bộ phận tham mưu về hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, buông lỏng quản lý theo quy định của pháp luật. Có nguyên tắc, quy chế phối hợp cụ thể trong hoạt động xây dựng giữa phòng, ban, địa phương và quan tâm, chú trọng lựa chọn vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng trong quá trình xây dựng…

Cùng với đó, tập trung cao để hoàn thành các dự án trọng điểm, chú trọng đề xuất các công trình mang tính biểu tượng, công trình xanh, công trình công cộng tạo điểm nhấn của thành phố. Tổ chức đánh giá xếp loại các đơn vị tư vấn để giúp các chủ đầu tư có thêm kênh thông tin lựa chọn đơn vị có uy tín, năng lực thực hiện. Xây dựng kế hoạch để xử lý dứt điểm các tồn đọng trong công tác quản lý trật tự xây dựng.

Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nỗ lực vì mục tiêu gọn nhà, sạch phố, đẹp Thủ đô

    Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào thi đua “sáng - xanh - sạch - đẹp” đã và đang được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội tích cực thực hiện, với mục tiêu: Gọn nhà, sạch phố, đẹp Thủ đô. Qua đó, chất lượng môi trường ở nhiều khu dân cư đã cải thiện, các tuyến phố văn minh, hiện đại ngày càng nhiều hơn.

  • Bình Dương: Phấn đấu đưa Bàu Bàng lên thị xã vào cuối 2026

    (Xây dựng) – Với lợi thế về dư địa không gian phát triển mới, huyện Bàu Bàng cần năng động, sáng tạo trong các mục tiêu để đáp ứng đủ các tiêu chí và trở thành thị xã chậm nhất vào cuối năm 2026.

  • KOICA triển khai dự án thành phố văn hóa và du lịch thông minh tại thành phố Huế

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh do KOICA tài trợ, với mục tiêu xây dựng cơ sở thông tin du lịch thông minh, góp phần đảm bảo một hệ thống quản lý có tính nhất quán và sử dụng thông tin văn hóa và du lịch giữa các tổ chức địa phương.

  • Bắc Ninh lên kế hoạch thành lập Thành phố trực thuộc trung ương

    (Xây dựng) - Tỉnh Bắc Ninh đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, Bắc Ninh đã đạt được nhiều tiêu chí để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

  • Yên Bái: Thị trấn Mậu A đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) – Ngày 20/02, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) Nguyễn Cao Viên đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là đô thị loại IV.

  • Thông qua Chương trình phát triển đô thị thành phố Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua Chương trình phát triển đô thị thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự kiến tổng nhu cầu vốn khoảng hơn 74 nghìn tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư công gần 40 nghìn tỷ và vốn ngoài ngân sách hơn 34 nghìn tỷ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load