Thứ sáu 17/01/2025 21:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Thanh Hóa: Vì sao không đưa mỏ đất xã Hà Đông vào khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản?

16:31 | 19/04/2023

(Xây dựng) - Vì nhu cầu thiết yếu, Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất vật liệu xây dựng Trung Sơn (Công ty Trung Sơn) đã “tha thiết” đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét bổ sung quy hoạch mỏ đất tại xã Hà Đông, huyện Hà Trung vào khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, UBND tỉnh lại ban hành một số văn bản đưa mỏ đất này vào dạng không đấu giá, liệu việc này có làm thất thoát ngân sách Nhà nước?

Thanh Hóa: Vì sao không đưa mỏ đất xã Hà Đông vào khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản?
Nhà máy gạch tuynel của Công ty Trung Sơn có nguy cơ đóng cửa vì không được tham gia đấu giá mỏ đất xã Hà Đông.

Công ty Trung Sơn có địa chỉ tại Cụm công nghiệp Hà Phong, xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa gửi tới Báo điện tử Xây dựng đơn kiến nghị về việc quy hoạch, đưa mỏ đất san lấp và đất sét đồi làm gạch tuynel có vị trí tại bản số 1.45, khu vực 2 với diện tích 6,2ha vào khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Thực hiện chủ trương của tỉnh về việc quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy gạch, sau nhiều lần nghiên cứu, khảo sát, ngày 20/8/2020, công ty đã có Công văn số 02/TT-TS trình UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đề nghị bổ sung mỏ đất san lấp và đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Hà Đông, huyện Hà Trung vào quy hoạch. Trên cơ sở đề nghị của công ty, ngày 25/8/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 11719/UBND-CN giao cho các ngành chức năng xem xét để bổ sung mỏ đất tại xã Hà Đông, huyện Hà Trung vào quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi có Công văn số 11719/UBND-CN của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 3/9/2020 một số Sở, ban, ngành có liên quan đã tiến hành kiểm tra thực địa và các Sở, ngành, địa phương đã có văn bản tham gia ý kiến gửi Sở Xây dựng. Cụ thể, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham gia ý kiến bằng Văn bản số 4334/BCH-TM ngày 11/9/2020; Sở Giao thông vận tải tham gia ý kiến bằng Văn bản số 3841/SGTVT-QLGT ngày 10/9/2020; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến bằng Văn bản số 3610/SNN&PTNT-KHTC ngày 17/9/2020; Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia ý kiến bằng Văn bản số 6333/STNMT-TNKS ngày 14/9/2020; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia ý kiến bằng Văn bản số 3054/SVHTTDL-DSVH ngày 10/9/2020; UBND huyện Hà Trung tham gia ý kiến bằng Văn bản số 2074/UBND-TNMT ngày 30/9/2020. Căn cứ vào các ý kiến trên, Sở Xây dựng đã tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh bằng Văn bản số 5918/SXD-VLXD ngày 23/9/2020 về việc đề nghị chấp thuận chủ trương bổ sung mỏ đất san lấp và đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Hà Đông, huyện Hà Trung vào Quy hoạch khoảng sản của tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 14/10/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 4343/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã phê duyệt trước ngày 01/01/2019 (trong đó có mỏ đất nêu trên). Theo quy hoạch được phê duyệt, vị trí mỏ đất san lấp và đất sét đồi làm gạch tuynel có vị trí tại bản đồ số 1.45, khu vực 2, với diện tích 6,2ha. Như vậy để có quy hoạch bổ sung 6,2ha mỏ, xuất phát điểm là do Công ty Trung Sơn khảo sát và đề nghị.

Ngày 26/8/2022, Công ty Trung Sơn đã gửi Công văn số 10 về việc đề nghị UBND tỉnh xem xét, đưa mỏ đất nêu trên vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2022. Tuy nhiên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn không đồng ý.

Ngày 22/11/2022, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa lại ký Văn bản số 17417/UBND-CN về việc chủ trương khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh để cung cấp đất cho dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa. Với nội dung: Thống nhất về chủ trương khoanh định mỏ đất san lấp xã Hà Đông, huyện Hà Trung, diện tích 6,2ha vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh để làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp đất cho Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa.

Việc này đã gây bức xúc đối với Công ty Trung Sơn và Công ty Trung Sơn đã làm đơn gửi UBND tỉnh và một số cơ quan báo chí. Liên quan đến nội dung trên, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã liên hệ với UBND tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản với nội dung như sau:

Mỏ đất tại xã Hà Đông, huyện Hà Trung có diện tích 6,2ha nằm trong Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đất làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4343/QĐ-UBND ngày 14/10/2020 (số thứ tự 45, khu vực 2, phụ lục 01); nằm trong khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Thanh Hóa, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 6/01/2023.

Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung có Công văn số 21/KHTH-TĐ ngày 18/01/2022 báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa xin bổ sung mỏ đất tại xã Hà Đông, huyện Hà Trung vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, để đáp ứng nhu cầu vật liệu đất san lấp thi công các công trình có sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh mà đơn vị đang thi công (trong đó có Gói thầu số 06 - Dự án đường ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa) Dự án đường ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 4500/QĐ-UBND ngày 22/10/2020 với tổng mức đầu tư 2.242.000.000.000 đồng, diện tích sử dụng đất khoảng 97,4ha, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác... Do đó, việc UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn giao Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét việc đưa mỏ đất san lấp tại xã Hà Đông, huyện Hà Trung vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép để cấp phép khai thác không qua hình thức đấu giá phục vụ Gói thầu trên là đảm bảo quy định tại Khoản 1 Điều 22, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ và chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy (phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh).

Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh, tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, quy định trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: “UBND cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; Sở Xây dựng là đơn vị chủ trì, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường”. Ngày 14/10/2020, UBND tỉnh có Quyết định số 4343/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã được phê duyệt trước ngày 01/01/2019. Trong đó có mỏ đất diện tích 6,2ha tại xã Hà Đông, huyện Hà Trung. Theo nội dung quyết định, không có quy định phải đưa các mỏ vào đấu giá.

Ngày 5/9/2019, UBND tỉnh có Công văn số 11753/UBND-CN về việc đồng ý chủ trương thực hiện Dự án điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thanh Hóa đã được phê duyệt trước ngày 01/01/2019; giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện. Nguồn kinh phí thực hiện dự án là nguồn ngân sách tỉnh.

Ngày 14/10/2020, UBND tỉnh có Quyết định số 4343/QĐ-UBND về việc/phê duyệt điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã/được phê duyệt trước ngày 01/01/2019. Trong đó có mỏ đất diện tích 6,2ha tại xã Hà Đông, huyện Hà Trung. Theo nội dung quyết định, không có quy định phải đưa các mỏ vào đấu giá.

Mặt khác, đến thời điểm tháng 01/2022 (thời điểm Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung đề nghị đưa mỏ vào khu vực không đấu giá), UBND tỉnh cũng chưa có công văn nào về việc chấp thuận chủ trương cho Công ty Trung Sơn thực hiện công tác thăm dò, khai thác đối với các mỏ đất nêu trên.

Chúng tôi cho rằng, việc trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường là đúng pháp luật và những việc nêu trên là thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là: Được biết, một yêu cầu đặt ra trong gói thầu số 06 là nhà thầu phải xác định những điểm lấy đất san lấp đủ để thực hiện gói thầu và ở bán kính gần nhất, kinh tế nhất; Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung trúng gói thầu số 06 - Dự án đường ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa thì trong hồ sơ đấu thầu đã thỏa mãn các yêu cầu nêu trên chưa? Tại sao khi trúng thầu rồi mới đề nghị UBND tỉnh đưa mỏ đất xã Hà Đông vào diện không đấu giá để sử dụng làm đất rải nền đường? Việc này khi quyết định, các ngành tham mưu của UBND tỉnh và UBND tỉnh đã xem xét trước khi quyết định chưa?

Mỏ đất xã Hà Đông có chất lượng và tiêu chuẩn đủ điều kiện để làm gạch, để đáp ứng nhu cầu trong việc xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Việc mang đất ở mỏ này để rải nền đường liệu có lãng phí không? Trong khi, nếu đấu giá thì UBND tỉnh sẽ thu được nguồn tài chính lớn cho ngân sách Nhà nước.

Theo chúng tôi, các ngành tham mưu của UBND tỉnh nên xem xét lại toàn bộ mỏ đất này, chỉ cho phép lấy phần đất phủ để rải nền đường, phần đất có chất lượng đảm bảo điều kiện làm gạch thì nên giữ lại để đưa vào đấu giá.

Đinh Vũ - Sơn Long

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bắc Ninh: Người dân được bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp đất đai

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ký quyết định giải quyết khiếu nại của ông Nghiêm Quang Hài về việc thu hồi đất nông nghiệp tại thị trấn Chờ, huyện Yên Phong; yêu cầu bồi thường thỏa đáng cho ông Hài theo đúng diện tích đất thực tế, bảo vệ quyền lợi người dân trong tranh chấp đất đai.

    22:51 | 27/12/2024
  • Bắc Ninh: Bác khiếu nại bồi thường đất do không đủ cơ sở

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh bác bỏ khiếu nại của một công dân về việc bồi thường đất ở khi thực hiện dự án xây dựng các tuyến đường tỉnh. Đồng thời yêu cầu các bên liên quan tuân thủ phương án bồi thường đã được phê duyệt.

    14:25 | 25/12/2024
  • Thanh Trì (Hà Nội): Nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng vẫn “ung dung” tồn tại

    (Xây dựng) – Hiện nay, trên địa bàn xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội đang tồn tại nhiều vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng, san lấp và sử dụng đất sai mục đích. Dù những vi phạm đã được xác định rõ, nhưng dường như chính quyền địa phương đang thiếu quyết liệt trong công tác xử lý.

    11:13 | 25/12/2024
  • Hoàng Mai (Hà Nội): Đề nghị xử lý dứt điểm sai phạm tại Khu tập thể Trương Định

    (Xây dựng) - Ông Hoàng Ngọc Tuấn, công dân phường Tương Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có đơn phản ánh về việc chủ nhà C2 tầng 2 Khu tập thể Trương Định có hành vi vi phạm trật tự xây dựng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình nhà ở của gia đình. Sự việc diễn ra đã lâu nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

    19:43 | 23/12/2024
  • Cần xem xét thấu đáo quyết định thu hồi đất đối với 2 dự án tại thị xã Sa Pa

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Công nghệ Việt Mỹ mong muốn các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai xem xét một cách thấu đáo và minh bạch hơn nữa đối với quyết định thu hồi đất của 02 dự án mà Công ty này đã được giao đất từ cách đây hơn 2 thập kỷ.

    11:54 | 23/12/2024
  • Nguy cơ vỡ trận dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

    (Xây dựng) - Sau hơn 3 tháng phát hành hồ sơ mời thầu, hai gói thầu xây lắp thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn) do Ban Quản lý dự án (QLDA) chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư đã buộc phải hủy thầu khiến dự án cấp bách này có nguy cơ rơi vào cảnh vỡ trận.

    16:18 | 21/12/2024
  • Thị xã Hoài Nhơn (Bình Định): Liệu có “khuất tất” trong lựa chọn nhà thầu?

    (Xây dựng) – Là một doanh nghiệp còn non trẻ (được thành lập từ năm 2022), không có trụ sở văn phòng, không có biển hiệu Công ty… thế nhưng Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Thái Bình ở thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) vẫn được UBND xã Hoài Sơn lựa chọn làm đơn vị chấm thầu cho dự án Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử Trận tập kích Trụ sở Ngụy quyền xã Hoài Sơn năm 1961 (giai đoạn 1). Từ đây, việc chấm thầu của đơn vị này đã gây nhiều nghi vấn, bức xúc cho các nhà thầu.

    11:14 | 21/12/2024
  • Hưng Yên: Dự án Nhà máy Anshine Việt Nam xây dựng không phép

    (Xây dựng) – Mặc dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư dự án Nhà máy Anshine Việt Nam trong Khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng vẫn tổ chức thi công rầm rộ.

    16:29 | 17/12/2024
  • Đông Sơn (Thanh Hóa): Nghi vấn hàng loạt nhà văn hóa thôn bị đánh tráo vật liệu

    (Xây dựng) – Trong quá trình xây dựng bốn nhà văn hóa thôn tại xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa các nhà thầu thi công có dấu hiệu sử dụng vật liệu (gạch không nung) không đúng chủng loại, kích thước theo hồ sơ thiết kế, dự toán được phê duyệt.

    19:26 | 10/12/2024
  • Thanh Hóa: Cần làm rõ vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động của Công ty Bình Minh

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của người dân, Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Bình Minh (gọi tắt là Công ty Bình Minh), khai thác và sản xuất đá tại núi Lũng Mía, thôn Phúc Trí, thị trấn Yên Lâm (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) đã để xảy ra nhiều vấn đề về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động.

    15:52 | 09/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load