Thứ hai 29/04/2024 09:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thanh Hóa: Phát triển đô thị để tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội

11:52 | 30/01/2024

(Xây dựng) - Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh rà soát, điều chỉnh và quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị. Cùng với đó, tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu tư cho lĩnh vực phát triển đô thị theo hướng ngày càng hiện đại, văn minh.

Thanh Hóa: Phát triển đô thị để tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội
Thành phố Thanh Hóa ngày càng phát triển hiện đại và đồng bộ, xứng tầm là đô thị loại I (Ảnh: Minh Hiếu).

Là đô thị trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh, thời gian qua, thành phố Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông, phát triển các khu dô thị mới hiện đại, có hạ tầng đồng bộ, nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Nhằm định hướng cho phát triển không gian đô thị hiện đại trong tương lai, mới đây, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết về chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa đến năm 2040. Theo đó, xác định phát triển đô thị thành phố Thanh Hóa gồm 12 khu vực, bao gồm những chức năng cụ thể để phát triển đô thị vùng lõi trung tâm và vệ tinh là những khu đô thị mới, gắn với xây dựng các khu vực bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh thiên nhiên.

Với quan điểm quy hoạch, phát triển đô thị là điều kiện tiên quyết trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ các giải pháp đúng hướng, phù hợp, huy động tối đa mọi nguồn lực cho công tác đầu tư, xây dựng phát triển đô thị. Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 34 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại I; 2 đô thị loại III; 1 đô thị loại IV và 30 đô thị loại V.

Hệ thống đô thị của tỉnh được hình thành trên cơ sở phát triển của 4 trung tâm kinh tế động lực, bao gồm: Trung tâm động lực thành phố Thanh Hóa – thành phố Sầm Sơn, tập trung phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, chú trọng du lịch biển, du lịch văn hóa; phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn. Trung tâm động lực phía Nam (Khu kinh tế Nghi Sơn), trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế biến, chế tạo, gắn với khai thác tốt cảng biển Nghi Sơn. Trung tâm động lực phía Bắc (Thạch Thành – Bỉm Sơn), phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, chế tạo, chế biến nông, lâm sản, dược phẩm, da giầy, may mặc, dịch vụ du lịch. Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn – Sao Vàng), phát triển nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp hàng không, điện tử viễn thông, công nghiệp công nghệ cao; du lịch di sản.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn phát triển một số khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế tổng hợp ven biển và cửa khẩu, nhằm mục đích khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực, cực tăng trưởng chủ đạo, tạo sức cạnh tranh và lan tỏa trong khu vực.

Đào Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load