Thứ sáu 26/04/2024 05:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Sau thông tin Jetstar Pacific lỗ 4000 tỷ đồng – Trách nhiệm vẫn đang bỏ ngỏ?

18:17 | 13/02/2020

(Xây dựng) – Trong năm vừa qua, Hãng hàng không Jestar Pacific đã báo lỗ lũy kế hơn 4000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trái ngược với tình hình kinh doanh “ảm đạm” ấy lại là sự thăng tiến của nhiều cựu lãnh đạo hãng hàng không này.

sau thong tin jetstar pacific lo 4000 ty dong trach nhiem van dang bo ngo
Jestar Pacific “ngập chìm” trong thua lỗ (Ảnh minh họa)

Lãnh đạo lên chức sau khi hãng lỗ cả nghìn tỷ đồng?

Tìm hiểu được biết, Jestar Pacific thành lập tháng 4/1991 với vốn góp 40 tỷ đồng của 7 cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước. Đến năm 1995, Jestar trở thành đơn vị thành viên của Hãng hàng không Vietnam Airlines. Sau đó, phần vốn góp Nhà nước được chuyển giao cho Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ.

Năm 2007, Tập đoàn hàng không lớn của Australia là Qantas đã mua lại 30% cổ phần của Jetstar Pacific để trở thành cổ đông chiến lược của hãng. Đến tháng 2/2012, một lần nữa Vietnam Airlines trở thành cổ đông lớn nhất của Jetstar Pacific khi tiếp nhận quyền đại diện 70% cổ phần từ SCIC.

Được biết, các cổ đông của Jetstar Pacific là Vietnam Airlines (nắm 68,86% cổ phần), Qantas (nắm 30% cổ phần) và Saigontourist (nắm 1,14% cổ phần). Tính riêng trong giai đoạn 2008 - 2009, Jetstar Pacific báo lỗ tới gần 700 tỷ đồng trên doanh thu chỉ 1.700 tỷ đồng. Ban lãnh đạo của Jetstar Pacific lý giải, công ty lỗ là từ bảo hiểm xăng dầu (fuel hedging) và chi phí phạt do huỷ hợp đồng thuê máy bay đã ký trong năm 2008.

Giai đoạn 2010-2011, mặc dù không còn chịu tác động từ các khoản chi phí bảo hiểm xăng dầu và phí phạt do huỷ hợp đồng thuê máy bay, nhưng Jetstar Pacific vẫn bị thua lỗ và số lỗ năm 2011 lại tăng gấp đôi so với năm 2010, lên hơn 430 tỷ đồng.

Sau khi Vietnam Airlines trở thành cổ đông lớn, trên thực tế, Jetstar Pacific vẫn tiếp tục thua lỗ và năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, Jetstar Pacific báo lỗ sau thuế gần 900 tỷ đồng trong năm 2016, và lỗ 1000 tỷ đồng trong năm 2017. Tính tới cuối năm 2017, lỗ lũy kế của Jetstar đã lên tới trên 4286 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của công ty.

Đáng chú ý, dù hoạt động không mấy khả quan, nhưng lãnh đạo của hãng Jestar liên tiếp được thăng chức. Cụ thể, ông Lê Hồng Hà hiện là Phó Tổng Giám đốc phụ trách thương mại Vietnam Airlines. Trước đây, ông là Tổng Giám đốc của Jestar Pacific giai đoạn 2012 – 2015. Không chỉ vậy, ông Dương Trí Thành - Tổng giám đốc của Vietnam Airlines cũng từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Jestar Pacific.

Đến bao giờ trách nhiệm về khoản lỗ mới được làm rõ?

Đề cập đến trách nhiệm của các cá nhân đối với khoản lỗ nghìn tỷ tại Jestar Pacific, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Jetstar Pacific là liên doanh phía Australia chiếm 30%, Việt Nam là 70%, trong đó SCIC bàn giao cho Vietnam Airlines từ năm 2012.

Tại thời điểm bàn giao, Jetstar Pacific lỗ ròng 2.400 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 600 tỷ đồng. Năm 2014, Jetstar lãi 8 tỷ đồng và năm 2015 là 112 tỷ đồng. Năm 2016, Jetstar Pacific lỗ 901 tỷ đồng, năm 2017 lỗ hơn 304 tỷ đồng và năm 2018 lãi 34 tỷ đồng. Như vậy, tổng lỗ 2.400 tỷ đồng cộng với 1.300 tỷ đồng lỗ giai đoạn 2016 - 2017 đến nay thành lỗ 4.100 tỷ đồng.

Đề cập đến trách nhiệm của các cá nhân đối với khoản lỗ nghìn tỷ tại Jestar Pacific, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng bày tỏ quan điểm: “Kết quả cụ thể lỗ như thế nào, trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải sẽ thông tin cho báo chí. Chúng tôi chỉ nêu viễn cảnh như thế thôi chứ chưa đặt vấn đề gì, nhưng tinh thần là chúng tôi rất tôn trọng và lắng nghe cơ quan báo chí”.

Lý giải của cổ đông về khoản lỗ

Lý giải về vấn đề này, tại Đại hội cổ đông Vietnam Airlines vào ngày 10/5/2019, ông Phạm Ngọc Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines cho biết: Về số lỗ lũy kế 4.000 tỷ đồng của Jetstar hiện tại đã được xử lý hết qua các năm kể từ khi Vietnam Airlines tiếp quản. Tuy nhiên, hiện khung pháp lý vẫn chưa đầy đủ nên khoản lỗ đó vẫn treo. Riêng khoản lỗ 2400 tỷ đồng khi tiếp nhận Jetstar Pacific đã được Vietnam Airlines giải quyết theo từng năm, có sự ghi nhận của các đơn vị kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước. Từ năm 2012 tới nay, số lỗ hàng năm đều được ghi nhận trên sổ sách kế toán của Vietnam Airlines và xử lý trên khoản lãi hàng năm của hãng.

Đề cập thêm đến quá trình tái cơ cấu Jetstar Pacific, ông Minh nhìn nhận, với doanh nghiệp tư nhân, việc tái cơ cấu Jetstar sẽ chỉ mất 2 - 3 năm. Tuy nhiên, do Vietnam Airlines là doanh nghiệp Nhà nước nên quá trình tái cơ cấu kéo dài, để số lỗ phân bổ hàng năm sang hãng và giảm dần.

Tuy nhiên, điều này chưa đủ để giải thích cho việc các cổ đông của Vietnam Airlines liên tục “bơm tiền’ và đầu tư để Jestar tiếp tục hoạt động. Tại sao một hãng hàng không hoạt động không có lãi vẫn tiếp tục được duy trì? Điều này cho thấy Vietnam Airlines – hay chính xác hơn là Nhà nước đang phải “gồng gánh” một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kinh doanh không mấy khả quan. Vậy, phải chăng Nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm và xử lý khoản thua lỗ của hãng Jestar? Dư luận không khỏi nghi vấn về sự “ưu ái” đặc biệt của những nhân sự chủ chốt tại Vietnam Airlines?

Diệu Anh (T/H)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load