Thứ năm 25/07/2024 23:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thanh Hoá: Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp

18:29 | 25/07/2024

(Xây dựng) - Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị giao ban liên quan đến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024.

Thanh Hoá: Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp
Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá còn 42 cụm công nghiệp đang thực hiện đầu tư. Trong đó có 3 cụm đã hoàn thành hạ tầng giai đoạn 1; 6 cụm đang đầu tư hạ tầng toàn bộ, đã hoàn thành xong giải phóng mặt bằng; 5 cụm đang đầu tư hạ tầng giai đoạn 1, các cụm công nghiệp còn lại đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Theo đánh giá, tiến độ đầu tư hạ tầng hầu hết các cụm công nghiệp đều chậm so với kế hoạch.

Quá trình triển khai còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, như: Một số cụm công nghiệp đã thành lập nhưng chưa có chỉ tiêu chuyển đổi đất lúa để thực hiện dự án; việc rà soát, thực hiện thủ tục đất đai của một số chủ đầu tư, huyện, ngành còn chậm, kéo dài, không xác định rõ diện tích đất phải chuyển đổi, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Hay công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, công tác xác định giá đất kéo dài, một số UBND cấp huyện, chủ đầu tư chưa quyết liệt, chưa tích cực phối hợp triển khai dự án; năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế...

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm yêu cầu các Sở, ngành, các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương cập nhật các quy hoạch cấp phép xây dựng, giao đất. Đối với các vướng mắc liên đến trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Sở, ngành và địa phương, chậm nhất 5 ngày sau khi nhận được văn bản đề xuất của chủ đầu tư phải giải quyết.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại tiến độ thực hiện các cụm công nghiệp, làm việc với chủ đầu tư để đánh giá lại tính khả thi trong thực hiện dự án; hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư theo đúng tiến độ. Sau khi các địa phương thực hiện xong việc kiểm kê, phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng, chậm nhất 7 ngày chủ đầu tư phải chuyển tiền để thực hiện chi trả đền bù. Với các dự án chậm tiến độ là do nguyên nhân khách quan, chủ đầu tư phối hợp lập hồ sơ theo quy định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh tiến độ. Với các trường hợp nhà đầu tư chây ì, không tích cực triển khai thực hiện sẽ kiên quyết chấm dứt, thu hồi.

Đồng thời yêu cầu sau hội nghị giao ban, định kỳ hàng tháng, các địa phương phải báo cáo tiến độ, chỉ rõ các vướng mắc, khó khăn, trách nhiệm của chủ đầu tư và địa phương để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An phấn đấu đến năm 2030 phát triển thêm 27 cụm công nghiệp

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Long An vừa ban hành Kế hoạch số 2097/KH-UBND ngày 15/7/2024 về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2030. Cụ thể Long An phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2 - 5 cụm công nghiệp khởi công xây dựng hạ tầng và năm 2030 có 27 cụm công nghiệp thành lập đều khởi công.

  • Long An nhiều lợi thế thu hút nhà đầu tư nước ngoài

    (Xây dựng) - Trong 36 khu công nghiệp hiện hữu của tỉnh Long An có 26 khu đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư, với tỷ lệ lấp đầy đạt 67,8%. Nhiều doanh nghiệp lớn như: Coca-Cola, PepsiCo, Aeon đã chọn Long An để đầu tư lâu dài. Với nhiều tiềm năng phát triển Long An được kỳ vọng là trung tâm phát triển kinh tế bền vững của khu vực phía Nam, là cửa ngõ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load