Thứ năm 25/07/2024 23:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nghệ An khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ

16:57 | 25/07/2024

(Xây dựng) - Nghệ An xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đến 2030 là khuyến khích doanh trong nước phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đặc biệt đối với ngành điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, lắp ráp, dệt may, da giày…

Nghệ An khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ
Nghệ An xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2030 là phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày. (Ảnh minh họa)

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch số 336/KH-UBND).

Mục tiêu của kế hoạch nhằm tập trung tái cơ cấu đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực ngành Công Thương, trong đó tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sử dụng vai trò động lực của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành, tạo sự bứt phá và thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững lĩnh vực công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 16,5% - 17%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 17,5% - 18%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân từ 14 - 15%/năm. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong GRDP đến năm 2030 chiếm khoảng 42- 42,5%. Đóng góp của công nghiệp chiếm khoảng 28 - 29%, trong đó riêng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 24% GRDP tỉnh…

Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh Nghệ An xác định sẽ tập trung đầu tư phát triển các dự án công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí công nghệ cao, gồm các loại khuôn mẫu có độ chính xác cao; các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao (đai ốc, bu-lông, ốc vít có độ chính xác cao) dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô-bốt công nghiệp tại các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh cơ cấu lại ngành công nghiệp dệt may, da giày, tập trung vào nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như sợi, mũ giầy, dệt vải (không có công đoạn nhuộm), thiết bị ngành may, nguyên phụ liệu khác (kim, chỉ may, cúc áo, khóa kéo,....); các sản phẩm may mặc theo hình thức FOB, ODM. Phân bố các doanh nghiệp dệt may, da giày ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, hạ tầng dịch vụ logistics… để bảo đảm cho ngành phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại.

Tỉnh cũng khuyến khích các doanh trong nước phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp, tập đoàn FDI và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đặc biệt đối với những nhóm ngành: điện tử, công nghệ thông tin; cơ khí, lắp ráp; dệt may, da giày; hóa chất, dược phẩm; công nghiệp công nghệ cao.

Mặt khác, tỉnh Nghệ An cũng cơ cấu lại không gian phát triển công nghiệp hợp lý gắn với kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với đặc thù của từng vùng, địa phương.

Theo đó, phát triển công nghiệp với khu vực trọng tâm là Khu kinh tế Đông Nam mở rộng gắn với quy hoạch khu vực Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An và Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh, thu hút đầu tư phát triển các ngành sử dụng công nghệ cao gồm công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin; công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ô tô; sản xuất vật liệu mới; công nghiệp hỗ trợ.

Vùng đồng bằng và khu vực bán sơn địa gắn với hành lang kinh tế Quốc lộ 7 với lực lượng lao động dồi dào, quy hoạch phát triển hệ thống các cụm công nghiệp phù hợp để thu hút phát triển các ngành: sản xuất linh phụ kiện điện tử; sản xuất hàng may mặc, da giày, hàng gia dụng và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày; công nghiệp hoá chất và hỗ trợ ngành hóa chất, các chế phẩm sinh học…

Lan Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An phấn đấu đến năm 2030 phát triển thêm 27 cụm công nghiệp

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Long An vừa ban hành Kế hoạch số 2097/KH-UBND ngày 15/7/2024 về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2030. Cụ thể Long An phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2 - 5 cụm công nghiệp khởi công xây dựng hạ tầng và năm 2030 có 27 cụm công nghiệp thành lập đều khởi công.

  • Long An nhiều lợi thế thu hút nhà đầu tư nước ngoài

    (Xây dựng) - Trong 36 khu công nghiệp hiện hữu của tỉnh Long An có 26 khu đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư, với tỷ lệ lấp đầy đạt 67,8%. Nhiều doanh nghiệp lớn như: Coca-Cola, PepsiCo, Aeon đã chọn Long An để đầu tư lâu dài. Với nhiều tiềm năng phát triển Long An được kỳ vọng là trung tâm phát triển kinh tế bền vững của khu vực phía Nam, là cửa ngõ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Thanh Hoá: Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp

    (Xây dựng) - Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị giao ban liên quan đến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load