Thứ bảy 27/04/2024 17:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ông Hà Văn Hiền - “Tiếng thơm” trên công trình Bệnh viện Quảng Ninh

12:55 | 09/02/2024

(Xây dựng) - Bệnh viện Đa Khoa Quảng Ninh chuẩn bị xây dựng mới quy mô 1.000 giường bệnh, trên quỹ đất vàng 10ha, kinh phí đầu tư 4.080 tỷ đồng. Ngày Tết sum vầy, các bậc cao niên bảo công trình “ý Đảng lòng dân”, nhưng không quên người đặt nền móng xây dựng cơ sở y tế này và người nâng tầm vóc nó thành bệnh viện hàng đầu tuyến tỉnh toàn quốc là ông Hà Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

Ông Hà Văn Hiền - “Tiếng thơm” trên công trình Bệnh viện Quảng Ninh
Ông Hà Văn Hiền - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có công xây dựng lại Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh lần thứ nhất.

Năm 2024, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh có thâm niên tròn 90 năm thành lập. Cơ sở y tế này xây dựng từ thời Pháp thuộc lưu dùng lại cơ sở vật chất đơn sơ, lại qua 2 cuộc không kích dữ dội của quân Mỹ. Sau chiến tranh, Bệnh viện có tu sửa nhưng chắp vá, phòng khám bệnh, nơi điều trị bệnh nhân chủ yếu là những lô nhà cấp 4 xây vội, giải quyết tình thế chữa bệnh cho dân. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ của thế kỷ trước, Quảng Ninh có đổi mới nhưng cơ chế bao cấp chưa qua, cơ chế quản lý mới chưa đến hẳn, kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản khó khăn. Dù Đảng bộ, chính quyền đã sớm nhìn ra vấn đề cơ sở hạ tầng giao thông là động lực phát triển, địa phương muốn xóa 24 cống và đường ngầm trên tuyến đường Quốc lộ 18 huyết mạnh giao thông chính của tỉnh từ Móng Cái đến Hạ Long, mà mùa mưa lũ rừng kéo về ngập lụt, giao thông cách trở; nhưng “cái khó bó cái khôn”.

Năm 1994, ông Hà Văn Hiền - Bí thư Thành ủy Hạ Long mới được đề bạt làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trăn trở với vấn đề tài chính để gỡ thế bí cho đầu tư hạ tầng, đã báo cáo với Trung ương Đảng, Chính phủ cho địa phương thực hiện sáng kiến thí điểm thực hiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách và tranh thủ nguồn vốn nước ngoài của chương trình ODA đầu tư vào xây dựng công trình công. Kết quả như mong muốn, địa phương tăng được giá trị địa tô, nhiều khu đất hoang hóa, khuất nẻo, xa khơi lên ngôi “tấc đất, tấc vàng”. Nhiều khu đô thị mới khang trang, giải quyết quỹ đất nhà ở lại bội thu ngân sách. Quảng Ninh đã hoàn thành dự án nâng cấp tải tạo đường Quốc lộ 18 đoạn Mông Dương - Móng Cái, đồng thời xóa phà Bãy Cháy thay bằng cầu bắc qua eo biển Cửa Lục, giao thông dọc tỉnh 4 mùa thông suốt. Quảng Ninh còn hỗ trợ ½ kinh phí cho tỉnh Hải Dương xây dựng Cầu Bình. Khi đó là một cuộc cách mạng hạ tầng lớn của Quảng Ninh, hệ thống giao thông đường bộ nội bộ, nội vùng thông suốt.

Ông Hà Văn Hiền - “Tiếng thơm” trên công trình Bệnh viện Quảng Ninh
Năm 1994, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh tạm quy ước là xây dựng lại lần thứ nhất, giá trị đầu tư 170 tỷ đồng, trên cơ sở hạ tầng y tế cũ có từ thời Pháp thuộc.

Theo đó, là công trình đầu tư 170 tỷ đồng xây dựng mới bệnh viện tỉnh quy mô 500 giường bệnh, thay thế toàn bộ những dãy nhà cấp 4 ọp ẹp cơ sở y tế từ thời Pháp thuộc lưu dùng và những lô nhà “hàn vá” sau chiến tranh. Bệnh viện mới cao tầng khang trang, trang bị y cụ tính năng kỹ thuật cao như X quang tăng sáng truyền hình, điện tim, nội soi, siêu âm, máy tạo oxy, máy thở và các phương tiện thiết bị phẫu thuật, xét nhiệm tiên tiến. Bệnh viện Quảng Ninh khi ấy nổi trội trong tốp đầu bệnh viện tuyến tỉnh toàn quốc. Thành tựu là của Đảng bộ và nhân dân địa phương, vai trò người đứng đầu đôn đáo tạo nguồn lục mà thành là ông Hà Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, sau làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Nay ông Hà Văn Hiền về hưu đã gần hai thập kỷ rồi, mà tiếng thơm vẫn để lại công trình y tế vì dân sinh này.

Lịch sử hình thành của Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh, từ một cơ sở y tế gọi là Nhà thương C.H Georges Picot do Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (FSCT) xây dựng vào khoảng năm 1933, phục vụ cai ký, giới chủ mỏ do bác sỹ người Pháp tên là George, đốc công quản lý. Năm 1936, nhờ Mặt trận Bình dân Pháp (Front populaire) Chính phủ bảo hộ có cải cách xã hội thuộc địa, cơ sở y tế này nâng giường bệnh, mở rộng cửa đón phu mỏ chữa bệnh.

Nhà thương C.H Georges Picot, một số khoa ở trên dải đồi con ốc gọi là Nhà thương Đồi cao. Khoa sản, nhà thuốc, phòng khám đặt ở khu gốc đa Lán Bè thì gọi chung là Nhà thương Lán Bè. Nhà thương Lán Bè do bác sỹ George người Pháp quản lý, nhưng George chân đi chân về Hà Nội, việc quán xuyến công việc Nhà thương giao cho ông Nguyễn Thế Thường - y tá người Việt làm tổng quản. Ông Nguyễn Thế Thường khi ấy là y tá tiểu phẫu, nhưng biệt tài y thuật thường khám bệnh, kê đơn cấp thuốc, còn trực tiếp phẫu thuật cứu sống nhiều người bệnh bị viêm ruột thừa và mổ cấp cứu nạn nhân chấn thương. Nhân dân khi ấy kính trọng gọi là Docteur Nguyễn Thế Thường.

Ông Hà Văn Hiền - “Tiếng thơm” trên công trình Bệnh viện Quảng Ninh
Ông Hà Văn Hiền - “Tiếng thơm” trên công trình Bệnh viện Quảng Ninh
Cụ Nguyễn Ngọc Đàm 103 tuổi, lão thành cách mạng, từng làm Giám đốc Xí nghiệp quốc doanh than Hồng Gai, đơn vị trực tiếp quản lý Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai.

Tháng 4 năm 1955, tiếp quản khu mỏ Nhà thương C.H Georges Picot được đặt tên là Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai, có 180 giường bệnh, cơ sở y tế và trang bị y cụ tốt hơn thời Pháp thuộc, có hệ thống sưởi ấm bằng hơi nước nóng dẫn đến các khoa. Năm 1957, Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai tăng lên 200 giường bệnh.

Ngày 23/9/1960, Bộ Công nghiệp bàn giao hệ thống y tế ngành Than về Bộ Y tế và phân cấp quản lý về Ty Y tế khu Hồng Quảng nhận Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai. Năm 1961, bệnh viện Tám Mái khu vực Bãi Cháy hợp nhất với Bệnh viện xí nghiệp than Hồng Gai gọi là Bệnh viện khu Hồng Quảng có 400 giường bệnh.

Ông Hà Văn Hiền - “Tiếng thơm” trên công trình Bệnh viện Quảng Ninh
Phương án kiến trúc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh bên bờ vịnh Hạ Long đạt giải Nhì (không có giải Nhất).

Ngày 30/10/1963, hợp nhất 2 tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành lập tỉnh Quảng Ninh. Bệnh viện khu Hồng Quảng được đổi tên thành Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh. Cơ sở y tế của bệnh viện Tám Mái rút xuống thành phòng khám bệnh khu vực Bãy Cháy, khi quân Mỹ không kích lần thứ I ác liệt, cùng Bệnh viện tỉnh sơ tán khoa thì ẩn trú trong hang đá ở Đèo Bụt thuộc làng Lộ Phong (nay là phường Hà Phong), khoa ẩn trú trong rừng xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ (cũ) sau di chuyển vào hang đá ở Km12, xã Quang Hanh, Cẩm Phả.

Khi quân Mỹ không kích lần thứ II, bệnh viện tỉnh lại xé lẻ, cơ sở chính sơ tán vào hang núi đá ở xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ (cũ); khoa thì trở lại hang đá ở Km12, xã Quang Hanh, Cẩm Phả. Trong chiến tranh, Bệnh viện tỉnh bố trí một đội phẫu thuật cùng với bệnh viện thị xã Hồng Gai khám bệnh dã chiến, cứu thương ở hang số 6, chân núi Bài Thơ. Bệnh viện hang số 6 làm lên trang ca của ngành y tế Quảng Ninh.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load