Thứ ba 23/07/2024 19:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ninh Bình: Tăng cường công tác quản lý tài sản công

16:06 | 23/07/2024

(Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản giao các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, hạch toán tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

Ninh Bình: Tăng cường công tác quản lý tài sản công
UBND tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác quản lý, hạch toán tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng.

Theo đó, đối với tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội thuộc phạm vi quản lý của tỉnh (tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị), UBND tỉnh Ninh Bình giao: Các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác đầu tư xây dựng, mua sắm và cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản rà soát việc bàn giao, tiếp nhận và hạch toán tài sản, bảo đảm tài sản đã đưa vào sử dụng thì phải được quản lý, hạch toán theo quy định.

Rà soát các trường hợp tiếp nhận tài sản do tổ chức, cá nhân tặng cho, chuyển giao quyền sở hữu nếu thuộc trường hợp phải xác lập quyền sở hữu toàn dân mà chưa được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý tài sản thì phải thực hiện trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 5/3/2018 của Chính phủ.

Đồng thời, rà soát việc theo dõi, hạch toán tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện kiểm kê để bảo đảm theo đúng quy định tại Thông tư số 23/2023/TT- BTC ngày 25/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Rà soát việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tài sản bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc không còn nhu cầu sử dụng; phát hiện kịp thời các tài sản đang sử dụng nhưng chưa được theo dõi, hạch toán để đưa vào theo dõi, hạch toán theo quy định; thực hiện hạch toán giảm đối với các tài sản đã thực hiện xử lý theo quy định.

Ninh Bình: Tăng cường công tác quản lý tài sản công
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa; tài sản kết cấu hạ tầng thuỷ lợi; tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cũng phải được theo dõi, hạch toán tài sản theo quy định.

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông (đường bộ, đường thủy nội địa), tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch, các cơ quan, đơn vị tổ chức rà soát việc giao tài sản kết cấu hạ tầng cho đối tượng quản lý, để bảo đảm đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng, phù hợp với quy định của pháp luật. Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có trách nhiệm quản lý, theo dõi tài sản kết cấu hạ tầng được giao theo quy định.

Cùng với đó, việc theo dõi, hạch toán tài sản của các đối tượng thực hiện kiểm kê để bảo đảm theo đúng quy định: Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa; tài sản kết cấu hạ tầng thuỷ lợi; tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thì việc theo dõi, hạch toán tài sản được thực hiện theo các quy định tại các thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trường hợp thực hiện nâng cấp, sửa chữa, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đối tượng quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có trách nhiệm hạch toán thay đổi nguyên giá của tài sản cố định được nâng cấp, sửa chữa, mở rộng theo quy định (không hạch toán riêng giá trị nâng cấp, mở rộng thành một tài sản cố định). Rà soát tài sản là kết quả của dự án sử dụng vốn Nhà nước để bàn giao tài sản cho đối tượng thụ hưởng theo quy định.

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load