Thứ sáu 26/04/2024 11:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nhiều đề xuất mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

10:22 | 04/04/2020

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.

nhieu de xuat moi ve thoi gio lam viec thoi gio nghi ngoi
Ảnh minh họa

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị định 45/2013/NĐ-CP đã có một số khó khăn và vướng mắc như: Chưa rõ cụm từ làm việc theo ca, ca liên tục; cách tính thời điểm và thời gian giảm giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu; còn có cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng quy định về việc nghỉ sau nhiều ngày làm thêm, tính số ngày phép nếu ngày làm việc không đủ tháng… Một số tồn tại trên xuất phát từ các quy định trong Bộ luật lao động 2012 (như quy định về giảm thời gian làm việc năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, nghỉ sau nhiều ngày làm thêm liên tục…)

Ngày 20/11/2019, Bộ luật lao động (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Bộ luật lao động (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở kế thừa điểm tiến bộ của quy định hiện hành, khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện… Việc nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động 2019 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là cần thiết.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi gồm 3 chương, 15 điều. Trong đó có một số điểm đáng chú ý như:

Điều 3 (thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương) được kế thừa từ Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, đồng thời có tiếp thu, chỉnh sửa: Bỏ quy định “Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 1 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu” để phù hợp với quy định mới tại Khoản 2 Điều 148 của Bộ luật lao động (được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian); bổ sung Khoản 10, quy định “Thời gian người lao động được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, Điều 4 của dự thảo đề xuất bổ sung Khoản 3 quy định “Đối với trường hợp làm việc không trọn ngày quy định tại Điều 32 của Bộ luật lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày”. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, đề xuất này xuất phát từ thực tế có người lao động chỉ làm 2 – 3 giờ một ngày (như phục vụ bàn trong các quán ăn…), nếu áp dụng quy định hiện hành chỉ được làm thêm 1 – 1,5 giờ, gây khó khăn cho tổ chức công việc khi cần làm thêm vào lúc cao điểm.

Ngoài ra, dự thảo đề xuất bổ sung quy định mới tại Điều 7 (Tính vào số giờ làm thêm trong một số trường hợp đặc biệt). Đề xuất này xuất phát từ những bất cập khi tính toán số giờ làm thêm trong thời gian vừa qua, cụ thể:

Khoản 1 đề xuất quy định cách tính cho các trường hợp áp dụng quy định làm việc không trọn ngày, trọn tuần hoặc ngày làm việc dưới 8 giờ, tuần làm việc dưới 48 giờ. Cụ thể: Nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 8 giờ trong ngày, thì số giờ làm thêm vẫn phải trả lương làm thêm nhưng không tính cộng vào tổng số giờ làm thêm trong ngày, trong tháng, trong năm; nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm từ trên 8 giờ đến 12 giờ trong ngày, thì số giờ vượt quá 8 giờ này phải trả lương làm thêm và cộng vào số giờ làm thêm trong ngày…

Khoản 2 đề xuất áp dụng cho trường hợp xây dựng thời giờ làm việc bình thường theo tuần quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật lao động (thì số giờ làm thêm trong ngày phải trả lương làm thêm giờ nhưng không cộng vào tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm, nếu tổng số giờ làm việc trong tuần không quá 48 giờ). Quy định này xuất phát từ thực tế trong thời gian qua, một số doanh nghiệp kế thừa thực hiện quy định từ Bộ luật lao động 1994, tổ chức làm việc theo tuần là 48 giờ, chẳng hạn như: Tập đoàn Intel Việt Nam bố trí thời gian làm việc của người lao động là 4 ngày/tuần mỗi ngày không quá 12 giờ; nếu áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật lao động mà không có hướng dẫn thêm thì mỗi ngày sẽ có 2 giờ làm thêm, một năm trên 160 giờ làm thêm, trong khi thực tế mỗi tuần chỉ làm 48 giờ làm việc…

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo Tuệ Văn/Baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

  • Hà Tĩnh: Công đoàn ngành Giao thông - Xây dựng tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và an toàn vệ sinh lao động năm 2024

    (Xây dựng) - Công đoàn ngành Giao thông - Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024, đồng thời tôn vinh các công nhân lao động tiêu biểu.

  • Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã tổ chức tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cho các cán bộ Công đoàn thuộc Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng. Đến dự có các đồng chí: Đỗ Văn Quảng - Phó Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam; Diệp Thị Thu Huyền - Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng và đại diện các Ban của Công đoàn Xây dựng Việt Nam, cán bộ Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng, các Công đoàn cơ sở và Trưởng Ban thanh tra nhân dân các đơn vị trực thuộc.

  • Tổ chức thi trực tuyến tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

    (Xây dựng) - Thực hiện Hướng dẫn số 191/HD-CĐXD ngày 17/4/2024 của Công đoàn Xây dựng Việt Nam về tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã triển khai đến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở vận động đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ) của cơ quan, đơn vị hưởng ứng, tham gia dự thi.

  • Hà Nội: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

    (Xây dựng) - Ngày 19/4, Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của Thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

  • Hà Nội: Nhiều hoạt động được tổ chức trước, trong và sau Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 06/3/2024 của UBND Thành phố về việc tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân Thành phố Hà Nội năm 2024, có nhiều hoạt động được tổ chức trước, trong và sau Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load